Hội thảo “Đảm bảo an toàn thông tin cho chuỗi cung ứng ICT” do Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) phối hợp cùng hãng bảo mật Kaspersky tổ chức mới đây mổ xẻ các vấn đề liên quan đến bảo mật chuỗi cung ứng, và nêu các giải pháp phòng vệ cần thiết.
Trong bài trình bày của mình, ông Yeo Siang Tong - Tổng giám đốc Kaspersky Đông Nam Á - dẫn 3 ví dụ về các cuộc tấn công vào chuỗi cung ứng chỉ mới diễn ra năm ngoái. Trong đó, các nạn nhân không hề bị tấn công trực tiếp mà lãnh hậu quả từ sơ hở của các đối tác trong hệ thống kết nối mạng. Ông Yeo cũng nêu một số giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam phòng ngừa hình thức tấn công mới.
Ví dụ, vụ rò rỉ tại nhà mạng Singtel (Singapore) hồi tháng 2/2021 khiến thông tin của 129.000 khách hàng và thông tin tài chính của các cựu nhân viên bị phơi bày. Trong vụ này, thay vì tấn công vào hệ thống của Singtel vốn được bảo vệ nghiêm ngặt, kẻ gian đã nhắm vào một hệ thống chia sẻ tập tin có kết nối với hệ thống của Singtel, sản phẩm của một công ty phát triển cách đây hai thập kỷ.
Vụ việc ở Singapore Airlines vào tháng 3 cũng diễn ra với thủ đoạn tương tự. Hacker tấn công vào máy chủ hệ thống dịch vụ hành khách của một công ty trong lĩnh vực vận tải hàng không. Kết quả, dữ liệu thông tin 580.000 thành viên đăng ký hãng hàng không quốc gia Singapore bị xâm phạm.
Ngay cả một công ty công nghệ cũng bị kẻ xấu tấn công, làm ảnh hưởng đến những nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng của công ty này bị ảnh hưởng. Cụ thể, nhóm REvil tấn công ransomware vào công ty Kaseya (Mỹ) vào tháng 7/2021 kèm theo yêu cầu đòi 70 triệu USD để khôi phục dữ liệu khách hàng. Khoảng 60 nhà cung cấp dịch vụ được quản lý (MSP) và gần 1.500 khách hàng doanh nghiệp của công ty này bị ảnh hưởng. Thay vì tấn công trực diện, nhóm hacker đã tận dụng lỗ hổng trong giải pháp quản lý và giám sát từ xa (RMM) của Kaseya.
Nhìn vào các công ty bị tấn công thuộc đa dạng ngành nghề, chuyên gia Kaspersky nhận định lĩnh vực nào cũng có thể bị hacker nhắm đến.
Sau những bài học kể trên, ông Yeo Siang Tong khuyên doanh nghiệp Việt Nam cần rút ra một số kinh nghiệm phòng tránh. Cụ thể, hệ thống kết nối mạng càng phức tạp càng mở ra nhiều cơ hội cho tội phạm trên không gian mạng, do đó cần đơn giản hoá và tối ưu mạng lưới.
Nhìn những cuộc tấn công nói trên, rõ ràng khả năng bảo mật của một doanh nghiệp không chỉ nằm trong tay doanh nghiệp đó mà phụ thuộc vào các đối tác khác. Một cuộc tấn công bất kỳ vào chuỗi cung ứng ICT hoàn toàn có thể tác động tới các công ty trong mạng lưới. Khi đó, vấn đề bảo mật thống khách hàng và hệ thống mạng trở thành trách nhiệm chung của toàn chuỗi cung ứng. Sau một cuộc tấn công, không chỉ doanh thu mà danh tiếng của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng.
Giám đốc hãng bảo mật dẫn ra một số nguyên tắc để gia cố chuỗi cung ứng. Chẳng hạn, cần xây dựng các nguyên tắc cốt lõi, tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo mức độ an toàn thông tin nhất quán tại tất cả các công ty liên quan. Đồng thời cải thiện các quy trình và quy định về cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng ICT.
Ở tầm vĩ mô, cần có các chiến lược quốc gia khả thi về an toàn thông tin, xây dựng năng lực an toàn thông tin và hợp tác công-tư.
Trong quá trình xây dựng quy trình hay ứng phó với các cuộc tấn công vào chuỗi cung ứng, ông Yeo Siang Tong nhấn mạnh yếu tố bảo mật các điểm cuối, đồng thời cần có sự hợp tác của nhiều bên để xây dựng năng lực bảo mật.
Hải Đăng
Nhận định tấn công mạng nhắm vào chuỗi cung ứng ICT ngày càng gia tăng, các chuyên gia cho rằng, các tổ chức tại Việt Nam cần chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó thông qua việc chia sẻ, cập nhật tri thức về hình thức tấn công này.
" alt=""/>Nguy cơ bảo mật kiểu mới: Quýt làm, cam chịu!Trong một buổi sinh hoạt cùng Đội Công tác xã hội trường THPT Lê Hồng Phong tháng 8 vừa qua.
Chàng trai ‘đa-zi-năng’
Kết thúc phổ thông, Trần Việt Hùng (sinh 1993), cựu học sinh chuyên Anh, trường chuyên Lê Hồng Phong (TP. HCM) nhận được 12 sự chấp nhận từ 15 trường đại học Mỹ mà bạn gửi hồ sơ.
Có được điều này, Việt Hùng đã đạt những thành tích học tập đáng nể. Trong hai năm học lớp 10 và 11, Hùng đã đạt huy chương vàng trong kì thi Olympic 30/4 đối với môn tiếng Anh dành cho các trường THPT phía Nam. Năm học lớp 11 và 12, Hùng đạt HSG cấp thành phố cũng môn học này.
Hùng sinh ra tại Bảo Lộc, Lâm Đồng, lớn lên trong trong gia đình có bố mẹ đều làm bác sỹ. Những năm học cấp 3, cậu chuyển ra sống cùng ông ngoại tại TP. Hồ Chí Minh. Hùng chia sẻ: “Do bố mẹ bận từ nhỏ, nên mình mình sớm học được tính tự lập, có trách nhiệm với bản thân”.
Vì vậy, ngay sau khi bước chân vào giảng đường đại học tại nước Mỹ rộng lớn, chàng trai Việt Nam này đã tham gia nhiều công việc khác nhau như: Quản trị web, chụp ảnh, làm phim, viết bài… Bên cạnh đó, Việt Hùng còn được tham gia làm trợ giảng cho môn học Hoá đại cương, Hoá hữu cơ I, Nhiếp ảnh…
Không những học giỏi, Hùng còn là một chàng trai đa tài. Trước kia, cậu có chơi violin và hiện tại đang gắn bó với cây đàn guitar. Niềm đam mê âm nhạc mang Hùng đến làm những công việc thú vị vào những ngày cuối tuần như chuyên viên âm thanh ánh sáng cho các buổi trình diễn ca nhạc, sân khấu…
Tất cả những công việc này không chỉ mang lại cho Hùng những trải nghiệm thú vị mà còn giúp Hùng tự trang trải được chi phí cá nhân trên đất bạn. Hùng chia sẻ: “Hiện tại thì học bổng đã trắng trải hết học phí, còn sinh hoạt phí thì mình đã tự trả được một phần bằng tiền đi làm thêm của mình”.
Tổng biên tập đầu tiên
![]() |
Tại Hội nghị VietAbroader 2013 ngày 20/7. |
Vừa bước chân vào ngôi trường Denisoni, Hùng năng động tham gia ngay vào êkíp làm báo của trường với vị trí phóng viên ảnh và dàn trang cho báo Denisonian. Đây là tờ báo phản ánh toàn bộ đời sống của sinh viên trường “Về sinh viên và vì sinh viên”.
Với sự kỹ tính và khắt khe với công việc, những lỗi trình bày của báo đã giảm đi trông thấy từ ngày Hùng tham gia. Do vậy, Hùng đã “ghi điểm” trong mắt ban lãnh đạo báo.
Tháng 12/2012, trong đợt bầu lại lãnh đạo, Hùng được tín nhiệm bầu vào vị trí Tổng Biên tập. Hùng trở thành sinh viên quốc tế đầu tiên được bầu vào vị trí cao nhất của tờ báo trường.
Là một Tổng biên tập, Hùng đảm nhiệm rất nhiều công việc khác nhau. Những ngày đầu tuần, nhóm làm báo sẽ họp nội dung cùng nhà trường và thầy phụ trách. Điều đáng nhớ nhất là những chia sẻ của thầy về đạo đức của người làm báo và những trường hợp xử lý tình huống cụ thể.
Trong suốt một tuần, Hùng sẽ cùng các biên tập viên khác phải bảo đảm tiến độ bài viết khi phát hiện ra vấn đề trong các bài quan trọng. Vào những ngày cuối tuần, Hùng sẽ sửa bài của Phóng viên đợt 1.
Làm Tổng biên tập của một trang báo không sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, nền văn hóa hai nước cũng khác xa nhau, đối với Hùng không phải là điều khó khăn. Chàng trai này cho rằng đây là sự may mắn. Cậu bạn chia sẻ: “Qua quá trình làm báo ở Mỹ, mình có cảm giác… nhiều khi viết tiếng Việt mình còn không rành mạch được đến thế”.
Lý giải về điều này, Hùng cho biết: “Không phải mình bị “quên tiếng Việt” hay “sính ngoại” như một số người có thể nói. Nhưng bởi vì mình đã dành ra gần hai năm để làm công việc này một cách chuyên sâu nên khả năng viết chuyên môn của mình không gặp khó khăn nhiều như nhiều người nghĩ”.
Đã từng gặp tai nạn nghề nghiệp
![]() |
Kỷ niệm đáng nhớ nhất của Hùng trong quá trình làm báo đó là những… tai nạn nghề nghiệp. Trong đó, việc đăng tin sai lệch là lỗi lớn nhất.
Hùng kể lại: “Lần tệ hại nhất là rơi vào dịp kiểm tra cuối kỳ. Ai cũng mệt và ít thời gian nên đã sửa sót và bỏ qua một số thông tin nhạy cảm ảnh hưởng tới cuộc bầu cử trong trường. Thông tin này sai sự thật, ảnh hưởng tới danh tiếng của chị Chủ tịch hội sinh viên vừa từ nhiệm. Ngay sau đó nhóm đã phải gửi thư xin lỗi đến chị với tư cách báo và tư cách cá nhân. Đồng thời phải đính chính thông tin với toàn trường. Bản thân Hùng cũng đã gửi thư xin lỗi tới nhiều thầy cô liên quan”.
Hùng chia sẻ: "Ngoài ra thì còn có những tai nạn… vui khác, như sai lỗi chính tả mà biến một từ thành ý nghĩa khác, hay đặt tạm tít cho một bài viết mà cuối cùng lại in luôn một cái tít khác rất.. khó đỡ".
Hiện tại, trong kỳ nghỉ hè tại Việt Nam, Hùng đang thực tập với công ty PR hàng đầu Việt Nam là AVC Edelman. Tại đây, Hùng học hỏi được nhiều kĩ năng cũng như cơ hội làm việc thực tế với những dự án tầm cỡ. Chàng trai này cho biết: “Mình đã có cơ hội làm các dự án với các công ty nổi tiếng đối tác của công ty như Nokia, Starbucks; hiện tại mình cùng nhóm cũng đang lên ý tưởng cho sự kiện rất lớn sắp tới của Coca-Cola”.
Sau khi tốt nghiệp, Hùng muốn có kinh nghiệm làm việc tại môi trường quy củ và chuyên nghiệp của Mỹ. Sau đó sẽ quay trở lại Việt Nam, ấp ủ dự định lập một công ty riêng.
(Theo Tri Thức)" alt=""/>9X Việt làm tổng biên tập báo ở trường đại học Mỹ