Thông báo tuyển sinh trình độ Thạc sĩ chuyên ngành An toàn thông tin (ATTT) năm 2017 vừa được Học viện Kỹ thuật Mật mã chính thức công bố.
Theo đó, trong năm nay, trường dự kiến tuyển sinh 50 chỉ tiêu Thạc sĩ ATTT. Các học viên khóa thứ tư chương trình đào tạo Thạc sĩ ATTT của Học viện Kỹ thuật Mật mã sẽ được đào tạo theo hình thức không tập trung tại cơ sở đào tạo Hà Nội của trường trong thời gian 2 năm với 4 học kỳ.
Thông báo cũng nêu rõ, người dự tuyển và học Thạc sĩ ATTT phải có ít nhất 1 bằng đại học, đủ sức khỏe theo quy định và đáp ứng điều kiện cụ thể cho từng loại đối tượng. Trong đó, đối tượng 1 (không phải học bổ sung kiến thức) là những người đã có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành ATTT hoặc Kỹ thuật mật mã không quá 5 năm.
Đối tượng 2 (được dự thi sau khi hoàn thành học bổ sung kiến thức thuộc chuyên ngành ATTT gồm 3 học phần với tổng số 9 tín chỉ) là những người đã tốt nghiệp đại học các chuyên ngành ATTT, Kỹ thuật mật mã thời gian quá 5 năm; những Cử nhân/ Kỹ sư các ngành gần với chuyên ngành ATTT như Cử nhân/Kỹ sư CNTT, Cử nhân Sư phạm Tin học, Cử nhân/Kỹ sư Tin học, Cử nhân Toán - Tin ứng dụng.
Đối tượng 3 (được dự thi sau khi hoàn thành học bổ sung kiến thức thuộc chuyên ngành ATTT gồm 7 học phần với tổng số 21 tín chỉ), là những người có bằng bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành gần với ngành CNTT như Toán học, Điện tử viễn thông.
" alt=""/>Học viện Kỹ thuật Mật mã tuyển sinh 50 Thạc sĩ An toàn thông tin năm 2017Theo nghiên cứu vừa được IBM và Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia Hoa Kỳ (NRF) công bố, được sinh ra từ giữa thập niên 1990 cho đến đầu những năm 2000, thế hệ Z là nhóm rành công nghệ, làm quen với điện thoại di động, thiết bị thông minh và các thiết bị kỹ thuật số trước khi hiểu biết về thế giới bên ngoài. Nhưng nghiên cứu này phát hiện ra 67% thế hệ Z luôn mua sắm tại các cửa hàng thực sự, 31% tiếp theo thi thoảng mua sắm tại đây, đồng nghĩa với việc 98% thế hệ Z có mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng.
Do đó, các nhà bán lẻ sẽ phải tạo nên những sự gắn kết thương hiệu mới lạ để phục vụ tốt cho nhóm khách hàng luôn luôn kết nối, luôn nhìn vào điện thoại và sẵn lòng rút ví này.
Cũng theo nghiên cứu, thế hệ này rất quan trọng đối với các nhà bán lẻ, họ nắm giữ tiềm lực mua sắm ở mức 44 tỉ USD và có tới 75% trả lời rằng họ tiêu hơn một nửa số tiền khả dụng mỗi tháng.
Thế hệ mới này khá khó tính: nghiên cứu chỉ ra rằng 52% người tiêu dùng thuộc Gen Z sẽ chuyển sang trung thành với một thương hiệu khác nếu như chất lượng thương hiệu cũ không thỏa đáng. Họ quan tâm nhiều nhất về việc các nhà bán lẻ có được những quyền cơ bản, 66% cho rằng chất lượng sản phẩm và sự sẵn có là những nhân tố quan trọng nhất để lựa chọn một thương hiệu; 65% tập trung vào giá trị.
Nghiên cứu cho thấy 74% người được khảo sát sử dụng thời gian rảnh rỗi để lên mạng, 25% trong số họ dành ít nhất 5 tiếng mỗi ngày trực tuyến.
" alt=""/>Các cửa hàng bán lẻ và 'cuộc chiến' thu hút thế hệ trẻ rành công nghệ