“Từ hôm dịch đến giờ là anh em méo hết mặt rồi. Dịch dã thế này cuốc xe nổ lẹt đẹt lắm”, anh Nguyễn N.Minh, một tài xế GrabCar tại Hà Nội tâm sự khi có chuyến xe đầu tiên trong ngày. "Bình thường tầm này tôi phải chạy được 4 – 5 cuốc rồi", anh nói.
Hoạt động vận tải hành khách bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch Covid-19. Anh Minh và nhiều tài xế taxi công nghệ khác đang ở trong những ngày rất khó khăn.
Tài xế này cho biết khi chưa có dịch, dịp cuối tuần là cánh taxi công nghệ chạy không kịp nghỉ nhưng giờ khác hẳn. “Trước kia các tài khoản đẹp chạy liên tục, tài xế muốn nghỉ phải tắt app. Nhưng dạo gần đây các cuốc xe không nổ, cuối tuần giỏi lắm được mấy trăm bạc thôi. Giờ không có khách nên chúng tôi khó lắm”, anh Minh nói.
Cuối tuần là vậy, ngày thường cũng không khá hơn khi các cuốc xe chỉ thưa thớt. “Ngày thường chỉ nổ cuốc tầm đầu giờ sáng, đến trưa thì gần như không có khách. Anh em phải tìm chỗ râm mát để đứng chứ không nổ máy. Nổ máy suốt tốn xăng lắm”, anh phân trần.
Anh Trần V. Anh, một tài xế Grabcar khác cũng ở tình cảnh tương tự khi các cuốc xe giảm hẳn. “Một ngày khi chưa dịch chạy khoảng hơn hai chục cuốc xe, tổng thu của tôi lúc nào cũng ở ngưỡng 1,7- 2 triệu đồng, nhưng giờ chỉ còn 700 - 800 ngàn quay đầu. Hôm nào nhiều lắm thì được 900 nghìn đến 1 triệu đồng. Đó là đi từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối và chưa tính xăng, chiết khấu cộng các chi phí khác”.
Anh V. Anh cho biết khi dịch bệnh quay trở lại và diễn biến căng thẳng hơn, các khu văn phòng cho nhân viên làm việc từ xa. Cộng thêm với tâm lý e ngại của người dân khi di chuyển trên các phương tiện công cộng, sợ dịch bệnh lây nhiễm nên hạn chế gọi xe hơn.
Trong khi đó, anh Ngọc, tài xế beCar còn nhọc nhằn hơn khi thu nhập giảm hơn nửa so với trước nhưng hàng tháng vẫn phải trả cả gốc lẫn lãi vay ngân hàng vì mua xe trả góp.
“Trước mỗi ngày chạy 15 -16 cuốc xe, giờ có ngày chỉ chạy 5 – 6 cuốc. Có những ngày trong đợt dịch, tôi chỉ chạy đủ tiền xăng và tiền ăn. Như hôm qua, tôi chạy được 600 ngàn đồng, trừ chiết khấu, xăng xe đi mất gần 400 rồi, còn được 200 ngàn thôi”, anh nói.
Anh Ngọc cho hay, nhiều xe giờ phải đóng cửa ở nhà nhất là những tài xế thuê xe theo tháng vì chi phí trang trải không đủ. Cá nhân anh buộc phải duy trì vì còn áp lực trả nợ ngân hàng. “Mỗi tháng tôi phải trả gốc cả lãi mất 5 triệu. Bây giờ không chạy cũng chết”, anh nói.
Tài xế này tâm sự không chỉ mỗi mình ở trong hoàn cảnh đó. “Xe dịch vụ thì 80-90% là mua trả góp, tài xế nào may mắn đã trả hết tiền rồi, thì đợt dịch này sẽ không bị áp lực vay nợ”.
Tìm cách vượt qua mùa dịch
Khi các ứng dụng trở nên quen thuộc với người dân, taxi công nghệ dần trở thành một nghề thu hút được nhiều lao động. Thời gian lao động linh hoạt và mức thu nhập khá được xem như lời mời gọi hấp dẫn với nhiều người.
Một tài xế chạy xe lâu năm cho biết nghề lái taxi công nghệ thu hút nhiều lao động ngoại tỉnh đến các thành phố lớn. Họ đầu tư tiền hoặc mua xe trả góp, thậm chí, nhiều anh em còn thuê xe và trả phí theo tháng. Đây trở thành công việc chính để kiếm sống chứ không phải là một nghề kiếm thêm thu nhập nữa. Vì thế, dù hành khách có giảm nhưng nhiều người vẫn phải duy trì do gánh nặng mưu sinh.
“Không ít người đã bỏ nghề, nhất là những tài xế phải thuê xe để chạy. Nhưng vẫn còn nhiều người trụ lại. Ngành nào cũng khó khăn, ai cũng phải duy trì cuộc sống cả”, anh Nguyễn N.Minh, tài xế GrabCar nói.
Các tài xế còn trụ lại vì không thể bán xe, tìm mọi cách vượt qua khó khăn trong đại dịch. “Phải tiết kiệm xăng và mọi chi phí để duy trì”, anh Minh nói. Dù thời tiết rất nắng nóng nhưng khách xuống xe là tài xế phải tắt điều hòa nhằm tiết kiệm xăng, các chi phí khác cũng được hạn chế tối đa.
Thay vì đi lại liên tục trên đường như trước đây, các tài xế công nghệ giờ đây chỉ di chuyển vào giờ cao điểm. “Di chuyển một mình trên đường vừa phải chạy xe, vừa bật điều hòa nên rất tốn xăng mà khách lại ít. Vì thế trả khách xong chúng tôi tìm điểm đỗ lại. Thông thường là đỗ dưới chân các tòa nhà lớn chờ cuốc xe khác nổ", anh Trần V. Anh nói.
Một tài xế khác tâm sự phải kiếm thêm việc, chứ không trông chờ hoàn toàn vào những cuốc xe. "Tôi chỉ chạy xe vào giờ cao điểm thôi, chạy lâu rồi nên cũng đoán được khi nào cuốc xe nổ nhiều. Thời gian còn lại tôi làm shipper cho một số cửa hàng quần áo và thực phẩm gần nhà. Nhu cầu mua hàng cao nên làm shipper kiếm được hơn, dù vất vả nhưng còn có việc làm để duy trì cuộc sống và đợi dịch qua đi".
Duy Vũ
Taxi công nghệ bắt đầu mở rộng hoạt động
Dịch vụ GrabCar bắt đầu có mặt tại một số địa phương. Đây là động thái mở rộng hoạt động đầu tiên của hãng taxi công nghệ kể từ sau khi Nghị định 10 quy định về điều kiện kinh doanh vận tải chính thức có hiệu lực.
" alt=""/>Tài xế taxi công nghệ còng lưng trả nợ ngân hàng, chật vật mưu sinh trong mùa dịch
Nhưng bất ngờ của mẫu xe đến từ Hàn Quốc lại chính là nó có nguồn gốc liên quan đến hãng Mercedes-Benz của Đức. Mercedes-Benz chính là nhà cung cấp là động cơ cho SsangYong Musso từ năm 1997 cho đến khi mẫu xe này dừng sản xuất vào năm 1999. Thỏa thuận đã tạo sức mạnh cho Musso bằng những động cơ mang công nghệ của những phiên bản Mercedes-Benz M104 3.2l xăng, Mercedes-Benz M111 2,3l xăng và Mercedes-Benz OM602 2,9l dầu. Thậm chí ở một số thị trường, Musso còn được gắn logo của Mercedes - Benz.
Toyota GT86
Toyota GT86 từng là mẫu xe thể thao được bán tại Việt Nam vào năm 2012 nhưng sau đó phải rút lui vì không bán được nhiều. Nhưng ít người biết rằng, Toyota GT86 có người anh em “song sinh” chính là mẫu BRZ của hãng Subaru.
![]() |
Toyota GT86 được đánh giá là mẫu xe thể thao dẫn động cầu sau hấp dẫn, nhưng lại không thành công ở Việt Nam |
Cả hai mẫu xe đều dùng động cơ 2.0 lít được hút khí thường thay vì tăng áp như thường thấy đối với các mẫu xe hiệu suất của Subaru. Tuy nhiên, nó vẫn tạo ra sức mạnh 197 mã lực và trở thành hai mẫu xe dẫn động bánh sau thú vị với các tay đua. Đây là thành quả của các kỹ sư phát triển động cơ đến từ Subaru và minh chứng cho sự hợp tác hoàn hảo của hai hãng xe cho một dự án phát triển xe thể thao.
Mini Cooper
Vào năm 2000, Tập đoàn BMW của Đức mua lại thương hiệu Mini đến từ Anh, và nhiều người cho rằng từ đây sẽ tạo một sự “lột xác” khi hãng xe Anh quốc có thể tận dũng công nghệ động cơ tiên tiến đến từ Đức.
Thế nhưng thật “mỉa mai” là thế hệ thứ hai của chiếc Mini Cooper ra mắt năm 2006 là có nguồn gốc động cơ từ…Peugeot. Động cơ trên dòng Cooper mang mã N14 và N18 với dung tích từ 1,4 lít đến 1,6 lít dùng chung với động cơ của mẫu Peugeot 208 và một số mẫu xe thuộc tập đoàn PSA.
![]() |
Mini Cooper mang đậm phong cách Anh quốc |
BMW sau đó đã lấy lại được “tín nhiệm” khi tập trung chế tạo động cơ mới cho Mini tại nhà máy Hams Hall ở Anh. Một phiên bản tăng áp dùng loại động cơ mới đã xuất hiện trên Cooper S, nhưng các mẫu BMW 116i và 118i vẫn sử dụng động cơ do Pháp thiết kế từ năm 2011.
McLaren F1
Thương hiệu siêu xe của Anh quốc là McLaren nổi tiếng khi tạo ra những siêu xe bền bỉ gắn liền với đường đua F1. Một trong những siêu xe gây ấn tượng trong thập niên cuối của thế kỷ 20 chính là chiếc McLare F1. Nhưng ít ai biết cỗ máy tốc độ nổi tiếng này lại mang trong mình động cơ đến từ hãng BMW của Đức.
Nhà thiết kế Gordon Murray của McLaren đã tìm đến một người quen trong làng đua xe Công thức 1 để làm động cơ cho siêu xe cuối cùng của mình, và động cơ V12 của BMW nằm trong kế hoạch này. Thực tế hãng BMW đã được yêu cầu cung cấp 1 động cơ 6,0 lít để đưa vào thử nghiệm nhưng sau đó họ đã thay thế bằng loại 6,1 lít, khiến nó tạo ra công suất 627 mã lực cùng 649 Nm mô-men xoắn.
![]() |
McLarenF1 suốt nhiều năm đứng ở vị trí "vua tốc độ" cho đến khi Bugatti Veyron xuất hiện |
Điều bất thường ở đây là đội đua Công thức 1 của McLaren lúc này lại đang sử dụng động cơ Honda trong những chiếc xe đua của mình, vì vậy việc chọn động cơ BMW cho mẫu xe mới là một quyết định táo bạo. Tuy nhiên, quyết định này đã được đền đáp khi McLaren F1 liên tục thiết lập các chỉ số tốc độ dẫn đầu và chỉ chịu hạ bệ cho đến khi Bugatti Veyron xuất hiện sau F1 hơn một thập kỷ sau đó.
Land Rover Defender
Dòng xe địa hình việt dã Defender của Land Rover là huyền thoại trong giới chơi xe offroad kể từ khi ra mắt cách đây hơn 70 năm. Tuy nhiên, trong quá khứ đầy hào quang của mình, lịch sử của Defender lại có một giai đoạn gắn với hãng xe Mỹ là Ford.
Vào năm 2007, động cơ diesel tuabin 5 xi-lanh Td5 của Land Rover Defender không thể đáp ứng luật khí thải mới, do đó, hãng phải tìm kiếm một động cơ mới và động cơ dầu 2,4 lít thông dụng của Ford Transit đã rơi vào tầm ngắm.
![]() |
Land Rover Defender là một tượng đài xe hơi trong làng offroad |
Khi lắp lên Land Rover Defender, hãng xe Anh quốc gọi nó là động cơ Puma và là một bước tiến lớn trong công nghệ và cải tiến cho chiếc Defender già cỗi. Động cơ Puma hoàn hảo để chạy địa hình và tăng sức kéo khi chạy chậm. Động cơ này cũng đi kèm với hộp số sàn 6 cấp mới. Phiên bản cập nhật 2,2 lít của động cơ này sau đó đã thay thế động cơ 2,4 lít cũ vào năm 2012 và vẫn duy trì cho đến chiếc Defender cuối cùng xuất xưởng vào năm 2016.
Đình Quý (theo Autocar)
Trân trọng mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài, video từ cam hành trình về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Siêu xe thể thao động cơ V10 hàng hiếm, cả thế giới chỉ có 5 chiếc
Một chiếc Force 1 V10 đời 2018 thuộc hàng cực hiếm, thế giới chỉ có 5 chiếc, đang được rao bán, đã thu hút sự chú ý của dân yêu xe.
" alt=""/>Nguồn gốc động cơ gây bất ngờ của những ô tô nổi tiếng- Tin HOT Nhà Cái
-