- Sau MV Dance "Đóa hoa hồng",ĐóahoahồngcủaChiPuđượchơnlượtliketronggiờbongda 24h Chi Pu tiếp tục tung một MV Story mới với tạo hình ma mị cùng con mắt thứ 3 trên trán đầy bí ẩn và hé lộ câu chuyện tình học sinh đầy thú vị.
- Sau MV Dance "Đóa hoa hồng",ĐóahoahồngcủaChiPuđượchơnlượtliketronggiờbongda 24h Chi Pu tiếp tục tung một MV Story mới với tạo hình ma mị cùng con mắt thứ 3 trên trán đầy bí ẩn và hé lộ câu chuyện tình học sinh đầy thú vị.
Điện thoại đã được cấm sử dụng trong các giờ học ở Pháp, tuy nhiên vào năm học tới, học sinh nước này còn bị cấm sử dụng điện thoại trong giờ ra chơi, giờ ăn trưa và thời gian luân chuyển giữa các tiết học.
Phản ứng của giáo viên và phụ huynh trước lệnh cấm này được chia thành 2 phe đối lập. Một số nói rằng, trẻ phải được “sống trong thời gian riêng của mình”. Ở Pháp, khoảng 93% trẻ từ 12-17 tuổi sở hữu điện thoại di động.
“Ngày nay, trẻ không còn hứng thú với việc vui chơi chạy nhảy trong giờ ra chơi nữa. Tất cả chúng đều dán mắt vào điện thoại. Và dưới góc độ giáo dục thì đó là một vấn đề” – ông Jean-Michel Blanquer, Bộ trưởng Giáo dục Pháp nhận định.
“Điều này là để đảm bảo rằng các quy định và điều luật được tôn trọng. Việc sử dụng điện thoại bị cấm trong lớp học. Với các hiệu trưởng, giáo viên và phụ huynh, chúng ta phải tìm ra cách để bảo vệ học sinh khỏi việc bị mất tập trung vì màn hình và điện thoại” – ông nói.
“Chúng ta sẽ cấm điện thoại ở trường học? Câu trả lời là có”.
Các nghiên cứu cho thấy, mặc dù đã cấm nhưng vẫn có một số lượng lớn học sinh vẫn gọi, nhận cuộc gọi và nhắn tin trong lớp học.
Có tới 40% hình phạt là liên quan tới điện thoại di động – theo ông Philippe Tournier, một hiệu trưởng ở Paris, cho hay. Tuy nhiên, ông nói rằng rất khó để cấm triệt để điện thoại di động nếu không được phép lục tìm trong cặp của các em.
Chưa rõ liệu lệnh cấm này có hiệu quả hay không. Trước đó, ông Blanquer từng đề xuất các trường nên cung cấp tủ khóa để các em cất điện thoại di động trong giờ học.
Hồi đầu năm nay, ông Blanquer từng gợi ý rằng, nếu như các chính trị gia người Pháp có thể bỏ điện thoại di động ra khỏi người trong suốt các cuộc họp thì chắc chắn “điều này là khả thi với bất kỳ nhóm người nào, trong đó có lớp học”.
Ý tưởng về tủ khóa đựng điện thoại hiện đang được thực hiện ở nhiều trường tiểu học và đại học của Pháp.
“Điện thoại sẽ được cất trong một chiếc hộp đặt trên bàn ở cửa lớp học. Tôi chưa từng gặp bất kỳ vấn đề nào với cách thức này. Sẽ mất khoảng 2 phút ở mỗi giờ học. Việc này cũng được thực hiện tương tự trong các trường tiểu học mà tôi làm việc ở Paris” – một giáo viên ở Rueil-Malmaison cho hay.
![]() |
Bộ trưởng Giáo dục Pháp Jean-Michel Blanquer là người ký quyết định cho lệnh cấm này |
Một cách làm khác ở khu vực Essonne là học sinh sẽ đặt điện thoại vào những chiếc túi có tên mình trong một văn phòng ở cổng trường. Cuối buổi học hôm đó, học sinh sẽ lấy lại điện thoại khi quay về.
Tuy nhiên, một hiệu trưởng ở Marseille, miền nam nước Pháp thì nói rằng ông chưa bị thuyết phục bởi giải pháp này. Ông cho rằng, làm theo cách đó, điện thoại có thể bị nhầm lẫn, mất và đánh cắp.
Được biết các thời bộ trưởng giáo dục trước đây không ủng hộ lệnh cấm hoàn toàn điện thoại di động. Năm 2011, Luc Chatel – lúc đó là Bộ trưởng: “Việc sử dụng điện thoại đã trở thành thói quen hằng ngày ở thời điện địa. Chúng ta không thể lờ đi nhu cầu kết nối, đặc biệt là giữa trẻ em và cha mẹ - những người mà bản thân họ có nhu cầu, một cách tự nhiên ngoài các giờ học”.
Peep – một trong những hiệp hội phụ huynh lớn nhất nước Pháp – đã tỏ ra hoài nghi giải pháp này. “Chúng tôi không nghĩ rằng lệnh cấm đó có hiệu quả tại thời điểm này” – chủ tịch Hiệp hội, ông Gerard Pommier nhận định.
“Hãy tưởng tượng một trường trung học với 600 học sinh. Chúng sẽ đặt tất cả điện thoại vào trong chiếc hộp sao? Các vị cất giữ chúng như thế nào? Và còn trả lại lúc ra về nữa?” – ông nói.
“Con người ta phải sống trong thời đại của mình. Sẽ là thông minh hơn nếu đưa ra luật lệ và thảo luận ý nghĩa của nó với học sinh” – Peep nói và chi ra rằng “bản thân người lớn không phải lúc nào cũng làm gương”.
Tuy nhiên, với Bộ trưởng Giáo dục Blanquer thì vấn đề của điện thoại di động và máy tính bảng còn là vấn đề về “sức khỏe công cộng”. “Điều quan trọng là trẻ dưới 7 tuổi không nên tiếp xúc với màn hình” – ông nói.
Vị Bộ trưởng cũng nhìn động thái này như một cách thức giúp hạn chế tình trạng bắt nạt qua mạng.
Lệnh cấm sử dụng điện thoại di động từng được tân Tổng thống Pháp Emmamuel Macron nêu ra trong bản tuyên ngôn trước lễ nhậm chức của mình hồi tháng 5.
Nguyễn Thảo(Theo Telegraph)
" alt=""/>Trường học Pháp cấm điện thoại di động cả trong giờ ra chơi![]() |
Toàn Shinoda và Anh Thư ở sân trường cấp 3 |
Với những lời lẽ thân mật, gần gũi, Anh Thư hồi tưởng lại thời gian trong sáng với Toàn Shinoda trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường và khoảng thời gian anh đi du học.
Hai người đã có một khoảng thời gian rất vui vẻ nhưng rồi, vì những hiểu nhầm, hiềm khích, cô đã chọn cách rời xa anh "bất chấp anh cố gắng cứu vãn điều đó".
Và trong mắt cô, Toàn Shinoda không phải là một hot vlogger được đông đảo bạn trẻ biết tới mà cô nhớ tới anh với biệt danh Toàn Chim Xanh hay Trần Vũ Toàn mà cô từng biết. Và anh trong mắt cô là "Anh của những trầm mặc, lặng lẽ, đa cảm và dịu dàng, có lẽ nhiều người không biết đâu. Nhưng có lẽ như vậy lại hay, em có thể giữ những điều đó cho riêng mình" .
Dưới đây là trích nội dung bức thư:
“Anh à!. Đây chắc là cơn ác mộng lâu nhất, đáng sợ nhất em đã từng trải qua trong đời. Mãi mà không làm sao tỉnh dậy khỏi giấc mơ quái ác này được. Ngày hôm qua đến và đi như một đám mây mù. Em thậm chí không định hình rõ mặt nhiều người quen, không nhớ được đã làm những việc gì, và làm thế nào em đã vượt qua nó để đến được với ngày hôm nay. Từ cái giây phút định mệnh ấy, 1:05 phút sáng ngày 25/07/2014, lúc em nhận được tin nhắn báo tin dữ, cho đến bây giờ, 12:42 phút sáng ngày 29/07/2014, là 4 ngày đã trôi qua, 4 ngày dài như cả thế gian, và trong 4 ngày ấy, em ngủ được tất cả là 7 tiếng. Hôm nay em qua nhà anh, ở đấy 2 tiếng nói chuyện với mẹ anh, nghe mẹ anh kể chuyện. Nhiều các cô chú bác trong xóm, trong ngõ, ở cơ quan bố mẹ anh đến thăm anh lắm. Nhà không lúc nào vắng người tới thăm, nên em vào bếp ngồi trò chuyện với mẹ anh cho đỡ phiền khách khứa. Em nhìn mà thương bố mẹ anh nhiều lắm anh ạ. Nhưng mẹ anh kiên cường và bản lĩnh lắm, toàn động viên mọi người, động viên em thôi. Đó là vì mẹ rất thương anh đấy anh biết không, mẹ muốn anh lên đường thật nhẹ nhàng, thanh thản. Em qua đúng lúc nhà anh đang phải làm cơm, dọn đồ, rất nhiều công việc, mọi người tất bật không dừng. Nên em cứ không ngồi yên được, cứ đứng lên ngồi xuống, xin mẹ anh cho em làm đỡ mọi người việc gì đó, mà không ai cho em đụng vào cái gì cả, cứ bắt em ngồi yên thôi. Mãi em mới vớ được quả bưởi trên bàn, em bảo mẹ anh là để cho em gọt, lát nữa mọi người ăn tráng miệng. Thế là cũng được phát cho con dao với cái đĩa, rất là đàng hoàng. Thế nhưng mà chẳng hiểu làm sao em đã gọt xiêu gọt vẹo thế nào, mà tan nát cái quả bưởi luôn. Lúc làm xong lên đĩa trông không còn ra hình thù gì cả, em phải bày biện theo kiểu một đĩa nộm, trông cho nó vớt vát. Mà bổ bưởi đối với em, là việc em có thể làm trong lúc ngủ, nhắm mắt cũng làm ngon lành đấy, anh có biết không. Anh về trêu em, kéo tay em phải không?. Mấy hôm nay em ngồi xem lại ảnh cũ, đọc lại những bức thư cũ, nhớ lại những chuyện cũ của mình nhiều. Em thấy vừa vui lại vừa buồn rằng báo chí ầm ĩ kia, những người nổi tiếng kia, cộng đồng rộng lớn kia, đăng status cho anh, nói về anh. Cũng mừng, vì có lẽ đó là điều anh sẽ muốn, mọi người quan tâm đến anh, nhớ đến anh, ghi nhận những thành tựu của anh. Bởi vì có một sự thật không thể chối cãi, rằng anh đã gây ảnh hưởng lớn lao đến không biết bao nhiêu tâm hồn trẻ trên đất nước này. Nhưng em cũng buồn, ngậm ngùi vì trong những xót thương ầm ĩ và khoa trương ấy, có mấy người thực sự hiểu anh, có mấy người biết đến, không phải Toàn Shinoda, mà là Toàn Chim Xanh, Trần Vũ Toàn mà em đã biết. Người ta biết đến anh của sự đa tài, hoạt bát, vui nhộn, nổi tiếng, trong ánh hào quang của trăm ngàn người hâm mộ. Còn em biết đến anh là cậu bé gặp em lần đầu trong một lớp học thêm, đã ngay lập tức hỏi xin em ngụm nước, là cậu bé bao lần mang đàn guitar xuống phòng học trống tầng 2 đệm đàn cho em hát When the children cry, là chàng trai đã bao lần nắm tay em ngồi trên những bậc thềm vắng nghe em tâm sự những chuyện sâu kín nhất, là chàng trai đã thức trắng một đêm viết hơn hai mươi trang “Nhật ký” trong quyển sổ gửi cho em trước khi em lên đường đi du học. Anh của những trầm mặc, lặng lẽ, đa cảm và dịu dàng, có lẽ nhiều người không biết đâu. Nhưng có lẽ như vậy lại hay, em có thể giữ những điều đó cho riêng mình. Kỷ niệm thì rất nhiều, và em cũng không muốn kể hết ra. Em biết anh vẫn còn nhớ cả thôi, chỉ có em có lẽ là vô tâm và quên đi nhiều. Hôm trước bay về đến Hà Nội, em lao vào lục tìm quyển Nhật ký anh đã viết cho em như “điên dại”. Cái suy nghĩ có thể nó đã thất lạc khi em dọn đồ từ Mỹ về Việt Nam khiến em lạnh người hoảng sợ, cứ thế mà lôi hết các ngăn kéo, vứt đồ đạc ra đầy sàn, chỉ để tìm quyển sổ màu xanh đó. Rồi cuối cùng cũng thấy, nó vẫn nằm ngay ngắn trong ngăn bàn thứ 3 bên phải của em. Đó là một quyển sổ có mật mã khóa, và tất nhiên là em không thể nhớ được 8 con số đó là gì. Thế là đành phá khóa để mở ra. Vậy mà anh dám viết trong đó: "...Nhưng rồi một sớm mai khi bạn tỉnh dậy, nhìn thấy cuốn sổ này và không thể mở nó ra được nữa, thì có lẽ bạn đã quên tôi rồi. Lúc đó đừng cố gắng nữa: bởi chính nó đã lựa chọn không cho bạn mở ra. Hãy mang nó đến thả xuống một dòng sông; và hãy cầu cho nó đến cái nơi mà nó thuộc về, một nơi xa xăm nào đó, khi mà thời gian ngừng trôi." Ừ đấy, em không thể nhớ được mật mã, nhưng em nhất định vẫn cứ phải mở nó ra đấy. Bởi vì em làm sao mà quên anh được hả đồ hâm? Chẳng có thả sông thả biển gì cả, nó sẽ ở bên cạnh em mãi mãi. Vì sao em phải làm theo mấy lời sến súa của anh chứ? Anh cũng đã không giữ lời hứa với em kia mà, lời hứa rằng anh sẽ luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Vậy nên em sẽ cứ phá khóa, mở sổ ra đọc và giữ mãi thôi. Thế giới có bao giờ là màu hồng, tình bạn của chúng mình cũng đã pha những mảng màu buồn bã vì hiểu nhầm, vì những nhỏ nhen, tranh cãi, hiềm khích... Em có lẽ cũng đã rời xa anh nhiều hơn một lần, bất chấp anh cố gắng cứu vãn điều đó. Rồi cứ thế, những áp lực, trách nhiệm và cả những tham vọng, hoài bão của chính chúng ta kéo mình ra xa nhau hơn. Nhưng đằng sau, sâu hơn tất cả những vụn vỡ đó, em hy vọng anh luôn hiểu rằng, trong tim em luôn chỉ lưu giữ lại hình ảnh cậu bé gầy gò ôm cây đàn guitar luôn hát cho em nghe mà thôi. Đồ hư hỏng, sao lại bắt em phải đặt chuyến bay về nhà để mặc đồ đen toàn thân và khóc lóc rũ rượi như vậy hả?. Ngồi trên máy bay, người ta đưa khay đồ ăn trước mặt em còn chẳng biết. Kéo vali ra khỏi nhà thì quên tùm lum đủ mọi đồ đạc. Nhưng chắc anh biết lỗi, sửa sai, nên chiều nay em bay về Sài Gòn, cả chuyến bay trời đẹp, em vừa kéo được vali vào nhà xong thì trời nổi gió lớn, đổ mưa như trút. Để xem xét có hết giận không nhé. Trong những trang cuối của Nhật ký, anh đã viết cho em rằng: "Tôi có thể là một cơn gió thoảng qua đời bạn; nhưng bạn là một bông hoa dừng trước mặt tôi. Và dù nó có đi đâu đi chăng nữa, thì hương thơm ấy đã đọng lại trong người tôi và sẽ mãi ở đó”. Thật sự em không hiểu vì sao ngày xưa điểm phẩy Văn của anh lại có thể kém được. Hình như chỉ ngấp nghé 6.5? Viết lách như thế này cơ mà. Giờ quay lại cho thầy Thái, cô Tú Anh đọc, xem có xiêu lòng không. Nhưng mà thật sự, Toàn à?. Anh không phải là cơn gió thoảng qua đời em đâu. Anh là một trong số rất ít người đã thực sự chạm được tới trái tim em, đã nhìn thấy những góc trong con người em mà không bao giờ có ai khác thấy được. Một góc của em, đã chết theo anh rồi anh ạ. Cho nên đừng có bao giờ hờn dỗi vớ vẩn nữa nhé. SI chúng mình, chẳng bao giờ có đứa nào quên anh đâu. P/S: Em sẽ làm bánh mời anh về ăn, nhưng mà nhất quyết không làm bánh mỳ bơ đường đâu nhé, ai lại thích cái món gì đâu ăn thấy gớm!”. |
(Theo Khám phá)
" alt=""/>Bức thư xúc động của bạn gái cũ gửi Toàn Shinoda