Và việc Coupang sử dụng AI để rút ngắn thời gian giao hàng là một trong những nguyên nhân nổi bật nhất. Các thuật toán độc quyền của công ty tính toán mọi thứ từ cách hiệu quả nhất để xếp các gói hàng trong xe tải chuyển hàng, đến các tuyến đường và thứ tự giao hàng chính xác cho từng tài xế. Trong kho hàng, AI dự đoán việc mua hàng và tính toán thời hạn vận chuyển cho các gói hàng gửi đi. Điều này cho phép Coupang cam kết giao hàng trong vòng chưa đầy một ngày đối với hàng triệu mặt hàng, từ những chiếc khẩu trang rẻ tiền cho đến những chiếc máy ảnh trị giá 9.000 USD.
Những đổi mới như vậy là lý do tại sao Coupang tự tin tự cho mình là "tương lai của thương mại điện tử", động lực đằng sau sự ra mắt gần đây của công ty trên sàn chứng khoán Mỹ Nasdaq và được định giá ở mức 84 tỷ USD. Nó cũng ghi dấu với đợt phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất tại Mỹ của một công ty tới từ châu Á, kể từ sau khi gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba thực hiện vào năm 2014.
Nhưng tất cả những đổi mới và hiệu quả này có ý nghĩa gì đối với công nhân của Coupang?
Giống như Jang, người đã nói với mẹ mình rằng công nhân ở đây bị đối xử như "đồ vật dùng một lần", một số nhân viên kho hàng và nhân viên giao hàng khác đã trực tiếp trải qua tác động của quá trình vắt kiệt sức lao động, từ các đổi mới trong thuật toán quản lý của Coupang. Trong khi một số người nói về tốc độ làm việc nhanh chóng, kết hợp với kỳ vọng về thời gian giao hàng siêu tốc thì những người khác cho biết họ thậm chí rất khó có thời gian để đi vệ sinh tại nơi làm việc.
Vào năm 2014, khi Coupang bắt đầu cung cấp Rocket Delivery - dịch vụ giao hàng theo yêu cầu - nó đã hứa hẹn mang tới một sự nghiệp ổn định với các lợi ích trên mức trung bình, ngay cả đối với những người lao động ở bậc thấp nhất. Nhưng ở một khía cạnh khác, dường như người lao động đã bị giảm xuống thứ bậc nơi mà họ trở thành "cánh tay và đôi chân của trí tuệ nhân tạo".
Không phải ngẫu nhiên mà Coupang được ví như "Amazon của Hàn Quốc". Công ty này được thành lập vào năm 2010 với tư cách chỉ là một nền tảng giao dịch thương mại điện tử, nhưng nó đã chuyển sang mô hình thực hiện các tích hợp theo chiều dọc vào năm 2014, phỏng theo Amazon.
Và để làm được điều đó, hay khiến cho dịch vụ Rocket Delivery hoạt động một cách đảm bảo và chắc chắn, các thuật toán của Coupang sẽ xác định chính xác thời điểm một lô hàng cần rời khỏi kho để kịp đến tay khách hàng. Trong kho của công ty, thời hạn giao hàng này diễn ra khoảng hai giờ một lần.
"Khi bắt đầu làm việc ở đó, tôi nhận ra rằng ưu tiên duy nhất là đáp ứng thời hạn của Rocket Delivery", Go Geon, một cựu nhân viên kho hàng cho biết. "Chúng tôi chỉ là người máy."
Go đã xin nghỉ việc tại Coupang vào tháng 5 năm ngoái sau khi bị rách gân kheo bên trái, trong lúc anh đang phải chạy để hoàn thành thời hạn giao hàng. Công ty đồng ý cho anh nghỉ gần như ngay lập tức.
Giống như Amazon, Coupang đã sử dụng số liệu "đơn vị mỗi giờ", hay UPH (unit-per-hour), để đo lường năng suất của công nhân trong thời gian thực và duy trì nhịp độ cực nhanh trong các kho hàng của mình. Mặc dù các công nhân chính thức được nghỉ một giờ cho mỗi ca làm việc kéo dài 8 tiếng - thời gian nghỉ tối thiểu bắt buộc theo luật định - nhưng một tài xế không còn làm việc với công ty cho biết hầu hết mọi người sẽ làm việc suốt thời gian nghỉ để giữ đúng lịch trình.
Trong một tuyên bố gửi qua email, một đại diện của Coupang nói rằng công ty không còn theo dõi UPH tại các kho hàng của mình. Nhưng một công nhân hiện tại cho biết một số quản lý kho hàng vẫn đang công khai theo dõi công việc theo cách này.
Họ hiếm khi sử dụng thuật ngữ 'UPH' nữa", người này cho biết. "Nhưng họ vẫn sẽ đánh giá bạn nếu tốc độ làm việc quá chậm, có lẽ dựa trên một số dạng bằng chứng cụ thể khác."
Trong bối cảnh đại dịch, Coupang đã kiếm được lợi nhuận rất lớn, nhưng thương vong chồng chất của các công nhân cũng đã trở thành nỗi ám ảnh về mức hiệu suất siêu cao này.
Từ năm 2019 đến năm 2020, chấn thương và bệnh tật liên quan đến công việc tại Coupang và các kho hàng của hãng đã tăng gần gấp đôi, lên 982 sự cố. Kể từ sau cơn đau tim gây tử vong của Jang, thêm ba công nhân Coupang đã chết vì những gì mà các nhà hoạt động lao động nói là "làm việc quá sức". Tất nhiên, không có phán quyết chính thức nào về cái chết của họ.
Bất chấp các lo ngại về những cái chết này, dây chuyền vận hành của Coupang vẫn hoạt động không ngừng nghỉ. Và mặc dù công ty sử dụng công nhân trực tiếp thay vì sử dụng nhà thầu phụ, hầu hết họ được thuê hàng ngày vào đêm hôm trước thông qua một ứng dụng có tên là Coupunch, hoặc theo hợp đồng tạm thời thường kéo dài vài tháng.
Đối với những người lên tiếng phản đối, do chấn thương tại nơi làm việc hoặc các công nhân không đạt yêu cầu về năng suất, Coupang được cho là sẽ không tiếp tục gia hạn hợp đồng với họ. Công ty tuyên bố rằng mình vẫn "tuân thủ Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động ở mọi khía cạnh bao gồm tuyển dụng và chấm dứt hợp đồng",và "tỷ lệ gia hạn đối với nhân viên hợp đồng là hơn 90%". Tuy nhiên, trước đây các tòa án Hàn Quốc từng ra phán quyết rằng công ty đã sa thải không công bằng một công nhân đã nộp đơn yêu cầu bồi thường thương tật tại nơi làm việc.
"Họ nói rõ ngay khi bạn được thuê rằng nếu bạn gây ra bất kỳ vấn đề gì, bạn sẽ không được gia hạn hợp đồng", một cựu nhân viên kho hàng có tên Jeon Woo-oak cho biết.
Mẹ của Jang, Park Mi-sook, cho biết con trai mình đã đăng ký làm theo ca mỗi đêm qua ứng dụng Coupunch. Jang từng chia sẻ với mẹ rằng anh rất lo lắng về tình trạng việc làm bấp bênh của mình. Nhưng chàng trai này hy vọng sẽ được ở lại làm việc lâu dài với công ty. Trong những tháng trước khi qua đời, Jang đã làm việc theo ca từ 7 giờ tối đến 4 giờ sáng. Cùng với thời gian làm thêm, mỗi tuần anh làm việc tới 59 giờ cho công ty, để nhận được mức lương tối thiểu tương đương khoảng 7,6 USD mỗi giờ.
"Nó sẽ bị xóa sạch mọi thứ sau khi kết thúc mỗi giai đoạn làm việc", bà Park cho biết.
Vào năm 2019, khi Coupang tăng cường dịch vụ giao hàng qua đêm nhằm đảm bảo việc giao hàng vào 7 giờ sáng cho các đơn đặt hàng được thực hiện vào tối hôm trước, số thời gian làm trong một ca đêm điển hình ở nhà kho Daegu đã tăng từ khoảng 3 lên 7 tiếng, theo một công nhân.
Điều này phần nào giải thích cho lý do tại sao Jang, từ một thanh niên chăm thể thao với cơ thể rắn chắc, đã giảm tới 14 kg từ khi bắt đầu làm việc cho Coupang vào tháng 6/2019. Mẹ anh, bà Park nói rằng việc giảm cân nhanh chóng đã khiến các nếp nhăn xuất hiện trên gương mặt con trai mình.
Vào tháng 2 năm nay, chính phủ Hàn Quốc đưa ra tuyên bố chính thức rằng cái chết của Jang là do làm việc quá sức. Báo cáo cuối cùng ghi nhận rằng cơ thể của anh có dấu hiệu suy nhược cơ bắp nghiêm trọng. Đại diện Coupang đã đưa ra lời xin lỗi và hứa sẽ cải thiện điều kiện làm việc, chẳng hạn như mở rộng việc khám sức khỏe cho nhân viên.
Trong tuyên bố gửi qua email, một đại diện của công ty Coupang đã chỉ ra thực tế rằng cái chết của Jang là cái chết duy nhất được đưa ra một cách chính thức và có liên quan đến quá trình làm việc, trong suốt lịch sử của công ty. Họ cũng cho biết các khoản đầu tư gần đây của mình vào tự động hóa trong kho đã "tăng hiệu quả và giảm khối lượng công việc cho công nhân của chúng tôi".
Tuyên bố này phần nào giống cách mà Amazon đã phản ứng, trước những lời chỉ trích về tốc độ làm việc quá cao cùng các thuật toán khảo sát và sa thải nhân viên, hay áp đặt về năng suất lao động cũng như hệ thống "nhân viên dùng một lần".
Trong một lá thư gửi cho các cổ đông của Amazon vào đầu tháng 4, CEO Jeff Bezos thông báo công ty sẽ triển khai một "chương trình luân chuyển công việc" mới để giải quyết vấn đề tỷ lệ thương tật cao. Theo đó, chương trình sẽ sử dụng "các thuật toán phức tạp để luân chuyển nhân viên giữa các công việc sử dụng các nhóm cơ khác nhau, để giảm chuyển động lặp đi lặp lại và giúp bảo vệ nhân viên khỏi các rủi ro chấn thương".
Mọi thứ nghe có vẻ hấp dẫn và đầy tính khoa học, nhưng về cơ bản, chương trình này xem chấn thương đơn thuần chỉ là một vấn đề liên quan tới hiệu quả làm việc và đang tìm cách xử lý nó, chứ không phải là dấu hiệu cảnh báo của các ảnh hưởng tới người lao động. Nói cách khác, kế hoạch của Amazon không giống một giải pháp cho vấn đề công việc quá sức người lao động, mà nó chính là một phần mở rộng của việc quản lý vi mô, để tiếp tục gia tăng hiệu suất lao động theo một cách đầy "ám ảnh".
Còn tại Hàn Quốc, Coupang đã xoay xở để điều chỉnh và lợi dụng các điểm mù trong luật lao động Hàn Quốc để giữ người lao động của mình trong các hợp đồng không an toàn, trong khi vẫn buộc họ phải tăng cường khối lượng công việc, giống như cách mà Amazon đã sử dụng. Và như cựu nhân viên kho hàng Go khẳng định, vấn đề lớn nhất không phải là hợp đồng, mà đó là sự đòi hỏi phi lý về tốc độ.
"Nguồn gốc của tất cả những vấn đề này là thời hạn giao hàng và Rocket Delivery", Go nói.
Những lời hứa của Coupang về việc giải quyết các vấn đề lao động của chính mình đã dần chìm xuống, trong bối cảnh đại dịch vẫn tiếp diễn. Nền kinh tế thương mại điện tử toàn cầu bùng nổ nhờ việc đóng cửa các cửa hàng vật lý và giãn cách xã hội, đã đẩy ngành công nghiệp này phát triển và dự kiến sẽ đạt mức doanh thu gần 5 nghìn tỷ USD trên toàn thế giới vào cuối năm nay.
Trong bản cáo bạch của đợt IPO, Coupang thừa nhận một tình huống khó xử đang tồn tại. Đó là theo đuổi "tốc độ và độ tin cậy" - hai trụ cột trong mô hình kinh doanh của họ - trong khi vẫn phải kiểm soát chi phí lao động, thứ vốn đã tăng gấp 14 lần từ năm 2014 đến năm 2020.
Jang Kwi-yeon, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quyền Lao động Hàn Quốc, so sánh các kho hàng của Coupang không phải với Amazon, mà là những cửa hàng bán đồ khét tiếng vào những năm 1970 ở Hàn Quốc.
"Tôi nghĩ rằng bản thân hệ thống hậu cần nên được đại tu", bà Jang cho biết. "Quyền được nghỉ ngơi và sức khỏe của người lao động nên được đặt thành những điều kiện tiên quyết cố định, và sau đó các thuật toán sẽ được đưa vào hoạt động để tính toán tốc độ giao hàng có thể được thực hiện như thế nào".
Tất nhiên, cơ hội để một công ty thương mại điện tử - vốn có toàn bộ hoạt động kinh doanh xoay quanh việc làm sao để nhanh hơn nữa - lựa chọn theo hướng chậm lại, là rất mong manh. Và để theo kịp với Coupang, các đối thủ cạnh tranh như Naver hay chuỗi cửa hàng bách hóa Shinsegae cũng đang hứa hẹn sẽ giao hàng nhanh hơn bao giờ hết. Và họ có thể sẽ tiếp tục đặt gánh nặng, thậm chí lớn hơn nữa, cho các công nhân của mình. Trong năm qua, hơn một chục tài xế giao hàng Hàn Quốc đã chết trong quá trình làm việc, giống với trường hợp của Jang Deok-joon, theo nhiều nguồn tin.
Còn tại Mỹ, Walmart gần đây đã bắt đầu cung cấp dịch vụ giao hàng trong ngày, cho thấy câu chuyện tương tự cũng sẽ diễn ra ở đó. Yếu tố mới duy nhất ở đây là đại dịch đã đẩy những người lao động, vốn đã tuyệt vọng vì hoàn cảnh khó khăn, rơi vào tình trạng phụ thuộc gần như hoàn toàn vào các công ty kinh doanh, cũng như những tỷ phú sở hữu chúng.
(Theo Trí Thức Trẻ)
Dự thảo luật mới của Ủy ban châu Âu sẽ đưa ra những quy định cụ thể với mức phạt cao trong việc lạm dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo.
" alt=""/>Phía sau thành công của 'Amazon Hàn Quốc': Nơi nhân viên chỉ như 'hàng dùng một lần' của hệ thống AI![]() |
Lễ ký kết hợp tác giữa Bộ Thông tin & truyền thông và CMC Telecom |
Trong chương trình SMEdx, CMC Telecom sẽ là đơn vị cung cấp nền tảng điện toán đám mây cho hành trình chuyển đổi số của các DN vừa và nhỏ. CMC Telecom được lựa chọn bởi có hạ tầng viễn thông kết nối mạnh mẽ, có Data Center tiêu chuẩn quốc tế tại Hà Nội và TP.HCM và đặc biệt CMC Cloud là một sản phẩm “make in Vietnam” đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành.
Ông Lê Anh Vũ - Giám đốc Sáng tạo CMC Telecom cho biết: “Chuyển đổi số không phải là một sản phẩm dịch vụ đơn thuần mà là cả một quá trình dài và đòi hỏi nhiều yếu tố như về lộ trình, công nghệ, con người...Bên cạnh việc cung cấp nền tảng cũng như các công nghệ chuyển đổi số CMC Telecom sẽ đồng hành đưa ra các giải pháp phù hợp với từng đơn vị, giúp các DN tối ưu hóa hoạt động, tối ưu chi phí, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh. Tham gia chương trình SMEdx lần này, CMC Telecom cam kết sẽ đồng hành và chia sẻ các giá trị mới để tạo ra sức mạnh chung”.
![]() |
Ông Lê Anh Vũ - Giám đốc Sáng tạo của CMC Telecom |
Ông Lê Anh Vũ chia sẻ về chiến lược chuyển đổi số của CMC dành cho DN bao gồm: Thúc đẩy tăng trưởng doanh thu; Tối ưu quản trị vận hành và chi phí; Sáng tạo và đổi mới mô hình kinh doanh. CMC Telecom khẳng định đây chính là cái đích cần nhắm tới của các DN chứ không phải là dùng sản phẩm gì, dịch vụ gì để chuyển đổi số.
Ông Vũ cũng “bật mí” các DN tham gia chương trình sẽ được CMC Telecom tư vấn, miễn phí trải nghiệm dịch vụ 2 tháng. CMC Telecom cam kết sử dụng 1 năm dịch vụ theo chương trình sẽ được giảm giá lên đến 30% đồng thời được tham gia huấn luyện, đào tạo hoàn toàn miễn phí.
Các doanh nghiệp SME có mong muốn tham gia có thể đăng ký trên website của chương trình hoặc truy cập trực tiếp website https://cloud.cmctelecom.vn của CMC Telecom để được hướng dẫn chuyển đổi số cụ thể.
“Cách mạng lần thứ 4, Chuyển đổi số là xu thế trên thế giới và Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung đó. Quyết định số 749/QĐ-TTg ký ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" có 3 trụ cột chuyển đổi số: Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số - 3 trụ cột cần được thực hiện đồng đều. Trong cái nhìn của chúng tôi trụ cột kinh tế số - Chuyển đổi số trong DN rất quan trọng. Đặc biệt trong thời gian đại dịch ảnh hưởng cũng là 1 yếu tố thúc đẩy việc Chuyển đổi số và công nghệ giải quyết được những vấn đề thực tế trong cuộc sống hiện tại của chúng ta như giãn cách, làm việc từ xa. (Ông Nguyễn Phú Tiến - Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT) |
Thúy Ngà
" alt=""/>CMC Telecom chính thức là nền tảng số hỗ trợ doanh nghiệp cùng Bộ TT&TTTháng 7/2020, anh Liêm - nhiếp ảnh gia tại TP.HCM đã quyết định “rước” về “garage tại gia” chiếc Suzuki XL7 sau thời gian sử dụng xe bán tải.
Khi được hỏi về hạn chế trên Suzuki XL7 sau 3 tháng sử dụng, anh Liêm cho rằng “khó để chê với một chiếc xe 7 chỗ trong tầm giá 600 triệu đồng”.
![]() |
Sau 3 tháng sử dụng, chủ xe Suzuki XL7 tỏ ra khá hài lòng |
![]() |
Nhìn chung, theo chủ nhân chiếc XL7 thực sự… khó chê trong tầm giá |
Anh Liêm nhấn mạnh, bên cạnh mức giá tốt, chi phí sử dụng xe cũng không phải quá “đắt đỏ”. Chiếc XL7 của anh đã vào xưởng bảo dưỡng 2 lần và mỗi lần chỉ tốn 752.000 đồng chi phí thay nhớt. Những phụ tùng cần thiết theo anh thấy đều có dự trữ sẵn nên việc thay thế (nếu có) cũng rất nhanh chóng.
Đi làm đi chơi đều ổn
Do nhu cầu công việc, chiếc xe có không gian nội thất rộng rãi, thực dụng là tiêu chí hàng đầu của anh Liêm khi quyết định chọn mua xe. Theo “tay ảnh” này, Suzuki XL7 là mẫu xe hội tụ gần như đầy đủ những thứ mà một nhiếp ảnh gia như anh cần.
Theo anh Liêm, khi dùng xe bán tải, máy móc thiết bị khá nhiều lại chất trên thùng xe không kín khiến anh luôn cảm thấy “bất an”. Chính vì vậy, anh quyết định “tậu”chiếc Suzuki XL7, chiếc xe đã giúp anh xóa bỏ nỗi lo trên bởi không gian nội thất rộng rãi, chỉ cần gập hàng ghế thứ 3 là anh có thể thoải mái chất đầy thiết bị phục vụ công việc mà không lo “mưa gió bão bùng”.
Ngoài phục vụ tốt công việc, chiếc Suzuki XL7 cũng phục vụ tốt cho nhu cầu đi lại của cả gia đình anh. Điểm bất ngờ nhất với anh Liêm sau những chuyến đi chơi xa nằm ở khối động cơ. Khối động cơ tuy “nhỏ nhưng có võ” giúp Suzuki XL7 di chuyển khá ổn định, êm ái. Sau hơn 3 tháng sử dụng và chủ yếu đi trong phố, anh cho biết mẫu xe này chỉ tiêu hao trung bình khoảng 7,4 lít/100km.
![]() |
Dù động cơ dung tích khá nhỏ, hộp số chỉ 4 cấp nhưng Suzuki XL7 vận hành khá trơn tru |
Bất ngờ với nội thất
Ngoài những ưu điểm về thiết kế và vận hành, nội thất XL7 cũng khiến anh Liêm bất ngờ. Anh kể, một trong những chi tiết khiến anh ấn tượng nhất chính là hệ thống điều hòa, mọi người trong gia đình đều bất ngờ về khả năng làm lạnh “siêu tốc” của XL7.
Bên cạnh đó, không gian nội thất rộng rãi là điểm anh ưng ý nhất trên Suzuki XL7. Anh chia sẻ, chiếc vô lăng D-CUT cá tính giúp một người to con như có khoảng không gian ngồi rộng hơn, việc hỗ trợ trợ lực điện cũng khiến anh Liêm ấn tượng.
![]() |
Tầm giá 600 triệu đồng nhưng Suzuki XL7 khiến chủ xe khá bất ngờ với nhiều tiện nghi nội thất |
Ngoài ra, mẫu xe này được tích hợp camera và cảm biến lùi giúp dễ xoay xở đỗ xe, cùng với đó là một số tính năng an toàn chủ động mà theo anh Liêm là khá vừa vặn và phù hợp với nhu cầu anh đặt ra, như: hệ thống cân bằng điện tử (ESP®), hệ thống khởi hành ngang dốc (HHC), chống bó cứng phanh (ABS), hỗ trợ lực phanh (BA), phân bổ lực phanh điện tử (EBD), thân xe hấp thụ lực giảm chấn thương cho người đi bộ trong trường hợp xảy ra va chạm (PIMB) và cảm biến đỗ xe.
![]() |
Suzuki XL7 nhanh chóng chinh phục khách Việt với gần 2.000 xe bán ra sau 3 tháng tung ra thị trường Việt Nam |
Ngoài những điểm cộng nêu trên, anh Liêm cũng hy vọng, trong tương lai, khu vực hộc để đồ sẽ được Suzuki cải thiện với kích thước lớn hơn, và nếu chiếc xe này có thêm gương chiếu hậu có thể tự gập khi khóa xe thì sẽ thêm một điểm cộng lớn cho mẫu xe SUV 7 chỗ này.
Suzuki XL7 hiện đang là mẫu xe được nhiều khách Việt quan tâm. Theo đại diện hãng xe Suzuki, sau hơn 3 tháng tung ra thị trường Việt Nam, đã có gần 2.000 xe XL7 được giao đến tay khách hàng, tăng đều đặn qua mỗi tháng. Gần đây, Suzuki còn gia tăng thời hạn bảo hành cho hộp số và động cơ của Suzuki XL7 và Ertiga từ “3 năm hoặc 100.000 km” thành “5 năm hoặc 150.000 km” (tuỳ điều kiện nào đến trước). |
Minh Ngọc
" alt=""/>Người dùng Suzuki XL7 nói gì sau 3 tháng cầm lái?