Theo đề án của nhà trường, nếu học sinh có năng lực, sẽ được vừa học phổ thông vừa học ĐH.
![]() |
Ảnh Lê Huyền |
Học xuất sắc: Vượt lớp
Với sự hỗ trợ từ Trường ĐH Sư phạm Hà Nội là đơn vị quản lí nhà trường cùngviệc “bật đèn xanh” bằng công văn 791 của Bộ GD-ĐT về thực hiện chương trình nhàtrường, sau 1 năm triển khai Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành đã mạnh dạn thiếtkế một chương trình giáo dục riêng cho mình, tạo cơ hội rộng mở cho thầy, tròchủ động, sáng tạo.
PGS.TS Nguyễn Văn Minh, hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết, BộGD-ĐT đã chấp thuận để nhà trường có thể chọn lọc những học sinh xuất sắc củatừng môn học được học “vượt lớp”.
Theo đó, một học sinh có năng lực đặc biệt nổi trội về một môn học nếu quađược bài kiểm tra đặc biệt, có thể “nhảy” từ lớp 7 lên lớp 8, lớp 8 lên lớp 9...bằng cách học vượt khung chương trình với lớp cao hơn ở môn học sở trường.
Với những trường hợp xuất sắc, thậm chí nhà trường có thể tiến hành đánh giá,kiểm tra để xét cho một học sinh phổ thông được theo học các chuyên đề cụ thểcùng lớp với sinh viên tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Nội dung, cách thức kiểm tra thẩm định năng lực đặc biệt của học sinh để xét“vượt lớp” sẽ được thiết kế, xây dựng bởi đội ngũ giảng viên các khoa chuyên môncủa Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Về nguyên tắc, học sinh xuất sắc vượt trội có thể tích lũy các tín chỉ đã họccùng học với sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Tốt nghiệp THPT các em có thểhọc tiếp tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, được miễn các tín chỉ đã học.
Về lý thuyết, các em hoàn toàn có thể lấy bằng ĐH ở tuổi 20, thậm chí sớm hơn,rút ngắn hơn nhiều so với học đại học bình thường.
Những thay đổi....
Suốt 1 năm qua, toàn bộ nội dung chương trình học ở lớp 6 và lớp 10 của nhàtrường được thiết kế lại và thiết kế mới trên cơ sở chuẩn kiến thức - kỹ năng doBộ GD-ĐT quy định.
Những nội dung trùng lặp, thông tin đã cũ, kiến thức lýthuyết, xa rời, chuyển từ những bài học cứng trong chương trình - SGK sang cácchủ đề có tính tích hợp liên môn, bổ sung các kiến thức có tính thực tiễn, cácgiờ học thực hành, trải nghiệm, rèn luyện năng lực cho học sinh.
Những thay đổi này sẽ triển khai tiếp ở lớp 7, lớp 10 và lớp 11 ở năm học này.
Theo hiệu trưởng nhà trường Nguyễn Thị Thu Anh, để thiết kế chương trình họctheo hướng phát triển năng lực, tư duy sáng tạo của học sinh thì 100% giáo viêncủa các tổ bộ môn được huy động, không chỉ xây dựng chương trình của môn họcriêng rẽ, các tổ bộ môn phải ngồi với nhau cùng tìm ra những phần kiến thức liênquan giữa các môn học, trên cơ sở các bài học trong chương trình - SGKcủa BộGD-ĐT.
Một số môn như giáo dục nghệ thuật và giáo dục thể chất, trường đã tuyển từ7-10 giáo viên/môn. Không phải một hoặc hai giáo viên thể dục, nghệ thuật đảmnhiệm dạy tất cả các môn thể dục thể thao hay nghệ thuật mà có giáo viên riêngdạy cầu lông, bóng bàn, bóng rổ, yoga, võ thuật, dạy ghita, hội họa tạo hình,dance sport...Trò có thể tự do lựa chọn các môn, sinh hoạt theo nhu cầu. Phụhuynh cũng có thể tham gia hỗ trợ, hướng dẫn cùng giáo viên trong dạy học sinh.
Dù phải “chập chững, có chỗ mò mẫm” nhưng đã có những kết quả ban đầu. Vớiviệc tích hợp, liên môn cho phép học sinh chủ động học tập, trải nghiệm, tự đúckết, nhận xét...
Có thể nhân rộng?Đánh giá cao mô hình phát triển của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Thứ trưởng BộGD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, đây là cách làm hay có thể triển khai rộng rãiở nhiều trường phổ thông.
Tuy nhiên, với “chương trình nhà trường”, không phải trường nào cũng áp dụngcứng nhắc một cách làm mà tùy theo điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên đối tượngngười học của mỗi trường, có thể thiết kế chương trình riêng phù hợp.
Học sinh phổ thông được tích lũy kiến thức đại học Chiều 21/8, ông Phùng Xuân Nhạ, Giám đốc ĐHQG Hà Nội công bố một số chính sách đặc thù cho 2 trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên và THPT chuyên Ngoại ngữ. Đáng chú ý nhất là các học sinh của 2 trường sẽ được học và tích luỹ trước tín chỉ một số môn ở bậc đại học. Ông Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo giải thích: Các trường, khoa thành viên của ĐHQG Hà Nội hiện nay đang đào tạo theo hình thức tín chỉ. Những học sinh của 2 trường chuyên nếu theo tiếp bậc đại học, có một số kiến thức sẽ không phải học lại bởi các em đã hoàn thành ở bậc phổ thông, như kiến thức ngoại ngữ của HS chuyên ngữ, hay tin học của HS chuyên tin. Do đó, các em có thể rút ngắn thời gian học đại học.
|
Tuyền thông Hàn Quốc đưa tin Song Joong Ki đệ đơn xin ly hôn nhưng không hề thông báo cho Song Hye Kyo cho tới ngày hôm sau thông qua họp báo. Phía Song Hye Kyo sau đó cũng lên tiếng xác nhận chuyện chia tay và cho biết nguyên nhân khiến hôn nhân giữa 2 người tan vỡ là vì những khác biệt trong tính cách không thể vượt qua.
![]() |
Song Joong Ki đệ đơn ly hôn mà không báo cho Song Hye Kyo. |
Tuy nhiên, tài tử lại có ý nhắc nhở phía Song Hye Kyo không được đưa tin đồn về cuộc sống hôn nhân cũng như nguyên nhân ly hôn, nếu không anh sẽ công khai tất cả. Điều này dấy lên tin đồn thất thiệt về lý do chia tay thực sự của cặp đôi, thậm chí có nguồn tin Song Hye Kyo ngoại tình, mang bầu với người khác, khiến chồng thất vọng và đòi chia tay.
Cụ thể, ngày 28/6, một số cư dân mạng tiết lộ cho biết Song Hye Kyo thực sự đã mang thai. Bất ngờ nhất là tính theo ngày tháng em bé trong bụng lại không phải là của Song Joong Ki. Ngày 29/6 còn xuất hiện tin đồn Song Hye Kyo dẫn Park Bo Geum - bạn diễn của cô trong bộ phim Encouter, người bị đồn là người thứ 3 chen vào hôn nhân của cặp đôi - về nhà và bị chồng bắt gặp. Cho tới nay phía Song Hye Kyo vẫn chưa lên tiếng giải thích về vấn đề này khiến tin đồn càng đi xa.
![]() |
Song Hye Kyo bị đồn ngoại tình, có bầu dẫn đến cuộc hôn nhân đổ vỡ của cặp đôi. |
Trước "bão" dư luận, tối 29/6, mạng xã hội chia sẻ mạnh mẽ thông tin Song Joong Ki được cho là chấp nhận trả lời phỏng vấn phóng viên. Theo QQ, anh phủ nhận mọi thông tin tiêu cực liên quan đến Song Hye Kyo. Anh cũng phủ nhận tất cả các câu chuyện đang được thêu dệt nên với các nhân vật như "người nhà Song Joong Ki" hay "bạn thân Song Joong Ki".
Nam diễn viên nhấn mạnh: "Thời gian qua có những tin đồn nhanh chóng, từ những tin vô thưởng vô phạt, tới những tin tức vô cùng độc hại. Tôi khẳng định tin đồn Song Hye Kyo và Park Bo Geum là giả mạo. Nếu còn có bất cứ tin đồn như thế xuất hiện, chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp pháp lý cứng rắn để đối phó, và bảo vệ người trong cuộc".
![]() |
Song Joong Ki lên tiếng bảo vệ vợ cũ trước loạt tin đồn ngoại tình, có bầu. |
Phía Park Bo Geum - cũng đưa ra tuyên bố sẽ sử dụng tới pháp luật trước những thông tin thất thiệt.
Còn gia đình của Song Joong Ki mới đây lại khiến dư luận bất bình khi có những động thái quay lưng với con dâu cũ. Một số nguồn tin cho biết bố của anh đã quyết định xóa toàn bộ dấu vết của Song Hye Kyo tại căn nhà của gia đình tại Daejeon.
![]() |
Gia đình Song Joong Ki cố xóa hết những dấu vết của Song Hye Kyo tại nhà. |
Ngoài ra, anh trai của nam diễn viên cũng gây chú ý khi không chỉ bỏ theo dõi, xóa những tấm ảnh liên quan đến Song Hye Kyo mà còn ấn thích (like) bình luận trái chiều về Hye Kyo. Trước đó, trong thời gian Song Hye Kyo còn làm dâu nhà Song Joong Ki, bố và anh trai nam diễn viên thường xuyên thể hiện sự yêu mến dành cho cô.
![]() |
Gia đình nam diễn viên từng tích cực ủng hộ con dâu cũ khi bộ phim “Encounter” của cô phát sóng vào dịp cuối năm 2018. |
Công Nguyễn
- Phía Song Hye Kyo lên tiếng trước tin đồn nữ diễn viên bỏ phim vì liên quan đến lùm xùm ly hôn đang gây bão dư luận.
" alt=""/>Song Joong Ki lên tiếng chuyện Song Hye Kyo ngoại tình, có bầuThay vì dạy từ xa 2 lần mỗi tuần, Jan được trường học chấp thuận cho tổ chức lớp học bằng VR. Cô sử dụng ứng dụng Aristotle tự thiết kế và phát triển với bạn. 10 sinh viên dùng headset Quest 2 và Quest 1 để gặp nhau trong lớp học ảo dưới dạng các hình đại diện kỹ thuật số (avatar). Một tấm bảng trắng ảo cho phép Jan trình chiếu slide và các tài liệu khác cho sinh viên.
Jan cũng suy nghĩ về tác dụng của công nghệ trong lớp học trực tiếp. Cô đang dạy 14 sinh viên, tất cả dùng Quest 2 mô phỏng khủng hoảng tại Nam Á, hình dung một khu vực của Ấn Độ bằng video 360 độ để học viên cảm thấy như có mặt trong sự kiện. Theo Jan, VR giúp lớp học tập trung hơn, sinh viên không bị phân tâm vào nhắn tin, kiểm tra email… Nếu bất kỳ ai trong số họ tháo headset ra trong lớp học VR, avatar của họ sẽ hạ thấp xuống một cách dễ nhận thấy.
Không chỉ cho sinh viên
VR không chỉ dành cho sinh viên. Từ tháng 2, trường tư Longview School sẽ cung cấp tiết học gym 2 giờ, tuần một lần, bằng VR cho học sinh từ lớp 5 đến lớp 10. Nó sẽ nhấn mạnh đến những thử thách tâm lý, phối hợp vận động và sức chịu đựng thông qua các ứng dụng, game.
Theo Mark Jacob, Giám đốc trường, họ có thể dùng những game này để phát triển kiến thức, kỹ năng xã hội, làm việc nhóm… Với Jacob, đây là một phần mở rộng của cách tiếp cận giáo dục hiện tại. Trường của ông thường sử dụng công nghệ hiện đại cho học tập. Học sinh của trường đã làm những thứ như viết game máy tính hay chơi game để học về các vấn đề như chiến tranh, thương mại.
Tuy các công ty bán headset VR thường giới hạn độ tuổi, Jacobs không lo lắng khi trẻ dưới 13 tuổi dùng headset vì họ giám sát chặt chẽ. Ông hi vọng vào mùa thu năm nay, headset sẽ được dùng trong các tiết học lịch sử cũng như khoa học, nghệ thuật và văn học.
Vẫn còn hạn chế
Dù những thiết bị VR rẻ hơn đáng kể, chúng vẫn đắt với nhiều trường, vốn đang khủng hoảng tài chính hoặc không nhận được trợ cấp để mua sắm công nghệ. Ngay cả khi VR phát triển hơn về tính năng, một số người đang nghiên cứu nó – bao gồm ông Bailenson – cũng cho rằng công nghệ mới đáp ứng được vài loại bài học, chủ yếu tập trung vào VR.
VR đang được sử dụng để hướng dẫn mọi người những thứ không thể mô phỏng trong thế giới thực, chẳng hạn cách ứng phó với thảm họa. Song công nghệ có thể gây phân tâm và mang tính tiểu thuyết hơn là hỗ trợ. Chính vì thế, cần nghĩ xem trường hợp nào phát huy tác dụng của VR rồi hướng vào đó, theo Chris Dede, Giáo sư Công nghệ học tập tại Trường Giáo dục sau đại học của Harvard.
Do VR mới bắt đầu được áp dụng, rất khó nói khi nào hay làm thế nào để nó hữu ích nhất. Eileen McGivney, sinh viên cao học tại Harvard – người đã giảng dạy bằng VR và đang nghiên cứu VR trong trường trung học – phát hiện để học sinh tự khám phá VR rồi thảo luận theo nhóm qua Zoom hiệu quả hơn nhiều.
Kathleen Curlee, cựu sinh viên Pennsylvania từng tham gia lớp học của giảng viên Jan, cho biết cô khá thích trải nghiệm này, đặc biệt so với một số hình thức học từ xa khác. Cô nhớ được bài học trong lớp VR tốt hơn. Trước đó, cô chưa từng sử dụng VR.
Du Lam (Theo CNN)
Đề án tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 – 2025 đặt mục tiêu đến năm 2025 có hơn 50% cơ sở giáo dục đại học cung cấp các chương trình đào tạo từ xa, trực tuyến.
" alt=""/>Quên lớp học Zoom đi, học qua thực tế ảo mới là xu thế