
Trần Xuân Bách (sinh năm 1984, giảng viên Viện Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường ĐH Y Hà Nội) trở thành người trẻ nhất được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư năm nay.Anh đã có hàng chục giải thưởng khoa học và hơn 60 bài báo trên các tạp chí Y học quốc tế uy tín trong hệ thống phân loại ISI.

|
Trần Xuân Bách - tân Phó giáo sư trẻ tuổi nhất Việt Nam năm 2016 |
Cảm nhận đầu tiên khi gặp mặt là vị phó giáo sư này hoàn toàn khác xa so với tưởng tượng của tôi. Với vẻ ngoài điển trai, Trần Xuân Bách giống như một tài tử điện ảnh hơn là một người làm về nghiên cứu khoa học.
“Đường đi” của Bách dường như khá bằng phẳng: Anh vốn là học sinh chuyên Toán – Tin (Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội), tốt nghiệp thủ khoa đầu ra Trường ĐH Y tế công cộng, và rồi trở thành một trong những giảng viên trẻ của Trường ĐH Y Hà Nội.
Năm 27 tuổi, Bách tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế Y tế và Chính sách Y tế loại xuất sắc với số điểm tuyệt đối 4.0/4.0 tại ĐH Alberta (Canada).
Luận án tiến sĩ mà anh theo đuổi là về chi phí - hiệu quả của kết hợp điều trị kháng virus và điều trị duy trì methadone cho các bệnh nhân HIV/AIDS nghiện chất dạng thuốc phiện.
Từ đó đến nay, Bách dành nhiều tâm huyết cho hướng nghiên cứu về đánh giá kinh tế, phân tích dự báo xác định các can thiệp y tế có tính chi phí – hiệu quả cao… Bên cạnh đó, Bách tiến hành nghiên cứu và can thiệp nhằm xác định và giải quyết những vấn đề y tế công cộng nổi cộm, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng.
Các nghiên cứu của Bách tiến hành tập trung vào những vấn đề bức xúc của xã hội trong từng giai đoạn như HIV/AIDS, nghiện chất (ma túy, rượu, hút thuốc lá), vệ sinh an toàn thực phẩm, béo phì và phòng chống bệnh mạn tính,…
Một trong những nghiên cứu tiêu biểu nhất của anh là các phân tích chi phí – hiệu quả của các chiến lược can thiệp phòng - chống HIV/AIDS và Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2005 - 2015.

|
Trần Xuân Bách trong một lần thăm các hộ gia đình vùng núi ở Yên Bái trong chương trình can thiêp nâng cao sức khỏe sinh sản ở miền núi |
Lý giải cho sự lựa chọn hướng nghiên cứu của mình, Bách cho biết dù việc mở rộng các chương trình phòng - chống HIV/AIDS đã góp phần khống chế sự lây lan của dịch HIV, giảm thiểu các tổn thất về sức khỏe quần thể và gánh nặng với hệ thống y tế cũng như các tác động kinh tế xã hội khác, tuy nhiên, hơn 80% nguồn lực tài chính cho phòng - chống HIV/AIDS trong giai đoạn trước lại đến từ các nguồn viện trợ quốc tế.
“Trong bối cảnh nguồn kinh phí này đang giảm nhanh chóng, thách thức đặt ra với hệ thống Y tế là cần phải kịp thời xác định các giải pháp để duy trì và đảm bảo hiệu quả và tính bền vững của các chương trình can thiệp. Các nghiên cứu trong giai đoạn 2010 - 2015 của tôi tập trung xác định ba nhóm giải pháp chính nhằm giảm chi phí, tăng cường hiệu suất của hệ thống y tế và đặc biệt huy động nguồn lực đầu vào” - Bách bày tỏ.
Được nhiều sinh viên yêu thích
Trong 10 năm qua, công tác tại Trường ĐH Y Hà Nội, Bách luôn xác định kết hợp nghiên cứu khoa học và đào tạo chuyên sâu nhằm cung cấp cho người học những hiểu biết và kỹ năng cần thiết, chủ động khai thác những giá trị khoa học quốc tế, vận dụng thích hợp và hài hoà với thực tế của Việt Nam.
“Qua từng bài giảng, điều tôi nung nấu là có thể khơi gợi lòng tự hào, nuôi dưỡng tình yêu với nghề, giúp các bạn trẻ xác định lý tưởng sống, phấn đấu và say mê trong học tập” – Bách chia sẻ điều anh mong mỏi.

|
Vui vẻ, trẻ trung, nếu không giới thiệu hẳn ít người lại nghĩ rằng đây là một phó giáo sư |
Bên cạnh việc giảng dạy trên lớp, anh rất thường xuyên duy trì các nhóm thảo luận chuyên môn trên website, Facebook và luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của các bạn sinh viên… Cũng vì vậy mà nhiều người không bất ngờ khi anh từng nhận được thư khen của Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội dành cho “Giảng viên được nhiều sinh viên bình chọn” năm học 2014 - 2015.
Với định hướng phát triển các nhóm nghiên cứu chuyên sâu, Bách đã tích cực tuyển chọn, đào tạo và thúc đẩy nhiều sinh viên tham gia học tập liên tục trong các nhóm nghiên cứu của mình. Đến nay, đã có hơn 50 nghiên cứu viên trẻ được đào tạo trong các chương trình nâng cao của anh.
Bách cũng đã đề xuất và chủ trì thực hiện Chương trình hỗ trợ nghiên cứu và xuất bản quốc tế, tạo ra môi trường học tập, nghiên cứu khoa học chất lượng cao, hướng đến xuất bản trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín.
Anh cũng là người khởi xướng mô hình kết nối các nhà khoa học quốc tế hỗ trợ các nghiên cứu viên trẻ ở những nước đang phát triển đã được ghi nhận và đánh giá cao trong các diễn đàn học thuật.
Ngoài ra, anh còn tham gia giảng dạy và hướng dẫn học viên sau đại học tại nhiều cơ sở nước ngoài như ĐH Johns Hopkins (Hoa Kỳ), ĐH Alberta (Canada), ĐH Kỹ thuật Queenslands (Úc), ĐH Quốc gia Singapore,...
Đến nay, anh đã hướng dẫn nhiều học viên cao học và nghiên cứu sinh bảo vệ luận án thành công tại Trường ĐH Y Hà Nội, ĐH Texas tại Houston (Hoa Kỳ) và ĐH Kỹ thuật Queensland (Úc).
Năm 2014, Bách vinh dự được Viện Hàn lâm Y học New York mời tham gia giảng dạy cho các nhà khoa học trẻ về lãnh đạo nghiên cứu, và chủ trì phiên họp về Lãnh đạo Y tế công cộng tương lai tại Hội nghị thượng đỉnh Y tế thế giới tại Berlin.
Chia sẻ về dự định trong thời gian tới, Bách cho biết sẽ tiếp tục mở rộng những định hướng nghiên cứu và đào tạo, tập trung vào các mô hình đào tạo chuyên sâu, kết hợp nghiên cứu và xuất bản quốc tế với quá trình xây dựng chính sách tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy hội nhập quốc tế. Qua đó, hy vọng tham gia góp phần xây dựng Trường ĐH Y Hà Nội thành một mô hình đại học nghiên cứu mẫu mực tại Việt Nam và trên thế giới.
..." alt=""/>Gặp Phó giáo sư trẻ nhất năm 2016
 
|
| |
Tức giận, buồn bã, thất vọng đều có thể ảnh hưởng tới mỗi đứa trẻ ở mức độ nghiêm trọng giống như với người trưởng thành. Nhưng chúng ta vẫn có thể dạy trẻ những bài học về cách đối mặt với những cảm xúc tiêu cực và cách không lãng phí quá nhiều năng lượng vào chúng.
Khi trẻ đang trong trạng thái bình tĩnh, hãy dạy chúng mẹo sau: đầu tiên hít sâu bằng mũi, sau đó thở ra bằng miệng, và đếm đến 5. Khi con bạn nổi giận vì chuyện gì đó, hãy nhắc lại cho trẻ 3 bước này và cùng trẻ thực hiện lại.
2. Nói chuyện với con về việc chịu trách nhiệm về hành động của mình
Bố mẹ là những hình mẫu quan trọng để trẻ nhìn vào và bắt chước. Hãy nói chuyện với trẻ về đạo đức và việc giúp đỡ lẫn nhau, quan tâm tới thế giới xung quanh mình. Hãy giải thích việc chịu trách nhiệm cho hành động của mình có ý nghĩa như thế nào. Và quan trọng nhất là đừng quên hành xử đúng với những gì bạn nói và khuyến khích trẻ làm những điều tốt đẹp.
3. Dạy con nhân ái và biết giúp kẻ yếu
Việc trẻ có khả năng đồng cảm với không chỉ người thân, bạn bè, mà còn với cả những người cần giúp đỡ - là rất quan trọng. Hãy đề nghị trẻ tưởng tượng mình sẽ cảm thấy như thế nào nếu là người mới trong lớp. Những cũng nói chuyện với trẻ về những vấn đề lớn hơn: Con có thể làm gì cho những bạn nhỏ không có gì để ăn? Những người vô gia cư? Cha mẹ có thể làm nhiều điều để giúp trẻ phát triển ý thức trách nhiệm xã hội.
4. Dạy con biết ơn
Việc trẻ không bao giờ cảm thấy xấu hổ khi thừa nhận rằng mình biết ơn điều gì đó hoặc ai đó – là rất quan trọng. Hãy bắt đầu từ những thứ nhỏ nhặt. Ví dụ như, hãy đề nghị trẻ ôm và cảm ơn bà vì những món ngon mà bà làm, nhắc trẻ luôn nói lời cảm ơn bất cứ khi nào cần, cảm ơn bố mẹ vì tất cả những việc mà bạn làm cho con.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người không ngại thể hiện sự biết ơn sẽ hạnh phúc và khỏe mạnh hơn những người khác.
5. Dạy con điều gì làm nên hành vi tốt và truyền cho trẻ những giá trị gia đình
Phần lớn cha mẹ đánh giá cao thành tích của trẻ ở trường hoặc trong các môn thể thao. Tại sao chúng ta không có thái độ tương tự với những hành vi đạo đức của trẻ? Điều quan trọng là phải xác định rõ những giá trị của gia đình bạn và chắc chắn rằng đứa trẻ của bạn luôn tôn trọng chúng trong cả lời nói và hành động. Trẻ có cư xử lễ phép không? Có giữ lời hứa không? Trẻ ứng xử như thế nào với bạn bè hay với những người làm chúng thất vọng? Đừng quên trẻ nhìn vào ai để bắt chước.
6. Dành nhiều thời gian hơn cho con
Hãy tự cảnh giác mình nếu những cuộc trò chuyện của bạn với trẻ chỉ đề nói về các hình phạt, nguyên tắc. Hãy cố gắng xây dựng một mối quan hệ tin cậy với con. Hãy trò chuyện, chơi với trẻ, dành thời gian cho con, đi chơi đâu đó, và đừng bao giờ quên thể hiện cho con biết bạn yêu chúng nhiều như thế nào. Tất cả điều này sẽ giúp trẻ trở thành một người chân thành, tử tế, hiểu tình yêu và sự tôn trọng là như thế nào và có khả năng chia sẻ những cảm xúc này với người xung quanh.
- Nguyễn Thảo(Theo Bright Side)
" alt=""/>6 bí mật nuôi dạy một đứa con tuyệt vời của chuyên gia Harvard