"Tôi nghĩ rằng đã đến lúc chúng ta phải đối diện với vấn đề này. Mỗi năm thành phố tăng hàng trăm nghìn phương tiện giao thông, chúng ta cứ "thả rông" như thế này thì không thể nào xử lý được ùn tắc giao thông. Phải có chế tài cao hơn để giải quyết vấn đề này", ông Thường nói.
Giám đốc Sở GTVT Hà Nội: Thành phố đang "thả rông" phương tiện cá nhân
Vấn đề ùn tắc giao thông và quản lý phương tiện cá nhân được đông đảo người dân quan tâm, với nhiều quan điểm khác nhau trong đó đa số cho rằng nguyên nhân do hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, bên cạnh đó là các vấn đề khác như bãi đỗ, phương tiện giao thông công cộng...
Hạn chế phương tiện cá nhân thế nào khi phương tiện công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu người dân (Ảnh: Mạnh Quân).
Gửi bình luận về báo Dân trí, độc giả QueHanoi cho rằng cách dùng từ "thả rông" phương tiện cá nhân ở đây là không phù hợp bởi mỗi một phương tiện lưu thông là do một con người ngồi điều khiển. Họ không đi chơi hay dạo phố vào giờ cao điểm, ai cũng biết việc của họ là làm sao né được tắc đường? Có điều là mật độ quá đông lại lưu thông trên một không gian quá hẹp, làm sao để giãn được mật độ này mới là vấn đề.
Chung quan điểm, độc giả Đức Khôinhắc đến vấn đề mật độ dân số và bài toán giãn dân: "Giảm phương tiện cá nhân thì phải giảm dân số trong thành phố xuống. Mật độ dân số đông thì sao mà phương tiện cá nhân giảm được?. Vì vậy bài toán giãn dân ra ngoại thành bằng cách chuyển các bệnh viện, trường đại học ra khỏi nội đô là việc cần làm".
Độc giả Tú Nguyễn Mạnhchỉ ra một thực trạng bất cập hiện nay là xe hợp đồng trá hình chở khách quá nhiều, giờ cao điểm xe limousin vào phố đón trả khách bừa bãi đè nặng lên giao thông thành phố.
"Nhiều nhà xe có hộp đen thiết bị theo dõi nhưng phạm luật hàng ngày hàng giờ mà không bị tước giấy phép kinh doanh, vẫn thả đón khách tự do gây mất an toàn và tắc nghẽn giao thông", độc giả Trần Đức đồng quan điểm.
Độc giả Tuệ Minhcho rằng thiếu bãi đỗ xe mới là vấn đề mà ngành giao thông cần quan tâm xử lý, bởi không có chỗ đỗ nên ô tô đỗ tràn lan ra đường gây ách tắc giao thông. Độc giả này viết: "Những năm gần đây, tình trạng thiếu bãi đỗ xe đã trở thành nỗi ám ảnh thường trực của rất nhiều người dân tại Hà Nội. Không chỉ ở các tuyến phố cũ, việc các dự án quy hoạch bãi đỗ xe tại những khu chung cư, đô thị mới xây dựng cũng đang đình trệ, mới đáp ứng chỗ đỗ cho khoảng 10% tổng nhu cầu đỗ xe của người dân.
Thử quan sát ở những nút tắc vào giờ cao điểm, nguyên nhân chính là do ô tô đỗ tràn lan dưới lòng đường cản trở các phương tiện khác lưu thông. Thậm chí, nhiều tài xế vô ý thức còn đỗ ngay góc cua, đỗ tràn lan thành hàng 2 hàng 3 dưới lòng đường - điển hình là ở đường Nguyễn Xiển đoạn qua chung cư Kim Văn Kim Lũ bao năm nay nhưng có được xử lý không?".
Cấm xe máy và hạn chế ô tô vào nội đô là ý kiến của độc giả haiphongly: "Chúng ta phải cấm xe máy và hạn chế ôtô vào nội đô càng sớm càng tốt vì nó gây ra rất nhiều hệ lụy tiêu cực, dựa trên sự tiện lợi của các phương tiện cá nhân. Việc đi xe máy đúng là quá tiện dụng, dễ dàng luồn lách vào từng con hẻm nhỏ, nhưng đã tới lúc chúng ta cần nhìn vào cái giá phải trả cho việc quá tải xe máy. Hiện chúng ta chưa quản lý được xe máy qua mã số định danh nên việc mua bán không sang tên đổi chủ khiến người dân vi phạm giao thông tràn lan như vượt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu, gây tai nạn...".
Tuy nhiên, hạn chế phương tiện cá nhân thế nào khi phương tiện công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu người dân là băn khoăn của anh Duy Hiệp: "Hạn chế phương tiện cá nhân thì mọi người di chuyển các nào trong khi phương tiện công cộng thì không đúng giờ, chậm chạp, chật chội, tuyến di chuyển còn hạn chế. Rồi kinh tế sẽ ảnh hưởng ra sao khi cuộc sống và sản xuất của người dân bị đình trệ bởi phương tiện công cộng không đảm bảo. Chưa kể đến văn hóa chiếm dụng vỉa hè khiến cho việc đi bộ là cả một cuộc thi vượt chướng ngại vật.
Nếu muốn giảm xe cá nhân thì trước hết phải bàn chuyện phát triển hệ thống giao thông công cộng rồi hãy mở lời kêu gọi người dân thay đổi thói quen di chuyển. Các nước phát triển ít xe cá nhân là do hệ thống phương tiện công cộng của người ta phát triển trước, rồi mới kéo theo sự suy giảm của lượng xe cá nhân".
Độc giả Anh Hungchia sẻ bài học kinh nghiệm hạn chế xe cá nhân của Trung Quốc: "Một số thành phố của Trung Quốc thông báo cấm xe máy đi trong thành phố và chỉ 5 năm sau họ đã làm được vậy, bằng cách ra thông báo cho toàn dân thành phố biết mặt có lợi và hại khi dùng xe máy. Tiếp theo họ bỏ tiền ra mua lại toàn bộ lượng xe đã đăng ký trong thành phố và có nhiều chính sách khuyến khích chuyển đổi phương tiện tham gia giao thông như hỗ trợ lãi xuất, giảm giá vé công cộng trong 5 năm đầu, các phương tiện giao thông công cộng phải đảm bảo cực kỳ thuận tiện, đa loại hình như tàu điện trên cao, tàu điện ngầm dày đặc. Với Hà Nội, nếu chưa giải được bài toán về giao thông công cộng thì đừng nghĩ gì đến cấm xe cá nhân".
" alt=""/>Quản lý phương tiện cá nhân "thả rông" tại Hà Nội như thế nào?Dù là dưới hình thức nào (gala dinner hay hội nghị tổng kết năm), YEP luôn được xem là một trong những sự kiện quan trọng, được tổ chức sau khi kết thúc một năm hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tổ chức YEP không chỉ để nhìn lại toàn bộ năm cũ và định hướng phát triển cho năm mới, mà còn có mục đích khác, ý nghĩa hơn, hướng nhiều về yếu tố con người: ghi nhận và trân trọng sự đóng góp, thành tích lao động xuất sắc của các tập thể đội nhóm, các cá nhân trong suốt một năm. YEP mang lại sự kết nối, gắn bó hơn giữa các đồng nghiệp, các cấp quản lý và nhân viên, tạo nên sự đồng thuận, cùng hướng về mục tiêu chung của doanh nghiệp.
2023 là một năm khó khăn chung cho cả nền kinh tế. Tình trạng này cũng tác động đến quyết định tổ chức tiệc cuối năm của các doanh nghiệp. YEP có xu hướng đơn giản và tiết kiệm hơn, không phô trương, hoành tráng, tốn kém như trước Covid 19.
Buổi tiệc do đối tác tổ chức mà tôi được tham dự có những thay đổi đáng kể. Thay vì thuê địa điểm tại một khách sạn sang trọng như mọi năm, họ tận dụng khoảng sân rộng trước văn phòng công ty. Việc dàn dựng sân khấu, lên chương trình không còn do đơn vị tổ chức sự kiện chuyên nghiệp thực hiện nữa mà được chính thành viên các phòng ban trong nội bộ công ty đảm nhiệm. Toàn bộ tiết mục biểu diễn cũng là "cây nhà lá vườn" tự biên, tự diễn, không phụ thuộc vào đạo diễn chuyên nghiệp mời từ bên ngoài. Các tài năng văn nghệ tiềm ẩn trong nội bộ được phát huy, bung xõa tối đa. Năng khiếu cùng tính sáng tạo của nhiều nhân viên trẻ đã làm nên một đêm YEP sôi động, tự nhiên và tiết kiệm.
YEP có phải là một sự kiện truyền thống, một thông lệ bắt buộc hay không vẫn còn phụ thuộc vào văn hóa của từng doanh nghiệp hay quyết định của cấp quản lý.
Cùng với làn sóng đầu tư mạnh mẽ, phát triển theo xu hướng toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua của các tập đoàn đa quốc gia từ Mỹ và châu Âu, văn hóa tiệc tùng cũng lan tỏa rộng rãi sang các lục địa khác, trong đó các quốc gia ở châu Á có lẽ là những nơi tiếp nhận nhanh nhất.
Mùa tiệc cuối năm của Trung Quốc bao giờ cũng kéo dài và xa hoa. YEP như là một lễ hội thu nhỏ ở các doanh nghiệp ăn nên làm ra với chương trình biểu diễn văn nghệ hoành tráng cùng trò chơi bốc thăm may mắn với các giải thưởng rất giá trị về mặt vật chất.
Hàn Quốc cũng đã có rất nhiều năm giữ truyền thống tổ chức YEP như các quốc gia phương Tây. Thế nhưng từ 2022, các tập đoàn kinh tế lớn có đến hàng trăm nghìn nhân viên như Samsung Electronics, LG, Huyndai Motor, SK... đã quyết định chấm dứt tổ chức YEP một cách bất ngờ. Văn hóa cân bằng giữa công việc và cuộc sống đang phổ biến đã làm nên một thay đổi lớn. Nhân viên của các tập đoàn này được khuyến khích tận hưởng những ngày nghỉ lễ cuối năm hơn là đắm mình trong các buổi tiệc tùng tốn kém.
Việt Nam, trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế hiện tại, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện tổ chức YEP. Không ít lãnh đạo doanh nghiệp có tâm vào thời điểm này sẽ day dứt với câu hỏi: nếu không có tiệc, người lao động của mình liệu có "tủi thân" không? Có lẽ "liệu cơm gắp mắm" lúc này mới là điều quan trọng. Nếu doanh nghiệp đã trải qua một năm lao động cật lực, với thành quả kinh doanh rực rỡ, một bữa tiệc sang trọng sẽ là sự khích lệ to lớn với người lao động. Nhưng với các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh không tốt, tiết kiệm chi phí là ưu tiên hàng đầu để dồn sức bảo đảm khả năng chi thưởng cho người lao động. Nỗ lực có được phần quà Tết, hỗ trợ chi phí đi lại, tiền xe về quê cho người lao động vẫn được xem là thiết thực hơn cả.
Bản thân người lao động, trong cuộc đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó, cũng chỉ mong được nhận những khoản chi như thế vào cuối năm, hơn cả tiệc tùng.
Khi đó, YEP không phải là sự trông đợi hay niềm ước muốn phải có. Người lao động thậm chí cũng sẽ cảm thông và ủng hộ ban lãnh đạo nếu bữa tiệc vài tiếng đồng hồ được thay thế bằng một cuộc gặp mặt, trò chuyện thân tình và ấm cúng.
YEP, dù quan trọng, không phải là cách thức duy nhất để thể hiện sự quan tâm với người lao động. Mối quan hệ giữa hai bên không tồn tại trong một vài giờ, hay những khoảnh khắc vui vẻ của bữa tiệc. Sự biết ơn và tôn vinh người lao động - xuất phát từ "tâm" của người sử dụng lao động và các cấp quản lý - được thể hiện trong từng ngày, suốt nhiều năm cùng làm việc.
Dù có hay không YEP, văn hóa ứng xử và tôn trọng lẫn nhau, bảo đảm lợi ích tối đa của người lao động vẫn là nền tảng và yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Hà Đức Trí
" alt=""/>Tiệc giàuChiếc MG HS 2.0 Trophy bị lỗi radar phía sau
Trước đó như Báo Giao thông đã đăng tải, một khách hàng (xin được giấu tên) và anh T.S đang sử dụng MG HS 2.0 Trophy đã phản ánh về việc xe báo lỗi radar (cảm biến) phía sau.
Về lỗi của xe, khách hàng chia sẻ được MG Việt Nam thông báo, xe gặp lỗi liên quan đến phần cứng nằm đằng sau 2 cục radar, không tương thích bước sóng ngắn tại Việt Nam. “Họ xác nhận không chỉ riêng xe của tôi bị lỗi mà còn một số xe demo (lái thử) cũng bị. Họ cũng sẽ đặt hàng nhà máy sản xuất radar mới, khi hàng về sẽ liên hệ để ưu tiên lắp cho xe tôi”, khách hàng cho biết.
Chiếc MG HS 2.0 Trophy của anh T.S bị lỗi tương tự
Tuy nhiên, theo cả 2 khách hàng phản ánh tới Báo Giao thông, họ đều đã được hãng hẹn thời gian đến thay thế cảm biến khác. Trong đó mới nhất, một khách hàng mua MG HS 2.0 Trophy tại đại lý MG Lê Văn Lương đã được thay thế cảm biến mới vào ngày 27/7.
Với khách hàng đã được thay cảm biến mới, theo biên bản họp giữa khách hàng, đại lý và MG Việt Nam ngày 27/7, sau khi lắp đặt xong phụ tùng mới, khách hàng sẽ sử dụng và vận hành xe và xác nhận lại tình trạng xe sau khi đã vận hành (dự kiến 2 – 3 ngày). Sau đó, MG Lê Văn Lương (MLVL) sẽ quyết định về phương án hỗ trợ thiện chí theo yêu cầu cảu khách hàng. Nhưng hiện tại, Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ nên việc vận hành xe sẽ khó khả thi trong khoảng thời gian này, theo chia sẻ của khách hàng.
Thông báo lỗi xuất hiện trên đồng hồ
Bên cạnh lỗi xe, điều mà khách hàng phản ánh là chất lượng dịch vụ sau bán hàng. Theo khách hàng (xin được giấu tên), quy trình tác nghiệp, cách chăm sóc khách hàng của MG Lê Văn Lương không tốt. Kỹ thuật viên chưa làm tròn trách nhiệm để xử lý lỗi của khách hàng, làm cho khách hàng mất nhiều thời gian đi lại và gây bức xúc khi phải sử dụng sản phẩm lỗi.
Còn anh T.S Anh T.S chia sẻ trước đây thấy khâu dịch vụ của MG cũng ổn, nhưng càng ngày càng thấy không được: “Từ lúc mua xe, hãng có 2 lần gọi mình để hỏi trải nghiệm từ lúc mua xe. Mình cũng có báo họ các lỗi và mong muốn nghe lời giải thích của hãng mà họ chỉ trả lời “ghi nhận và chuyển cho bộ phận quản lý” nhưng sau cũng chẳng thấy đâu. Khâu chăm sóc khách hàng chưa thực sự tốt.
Đến khi xe mình mang tới hãng kiểm tra lỗi không ra, mình cảm thấy hơi bực mình và cảm thấy chất lượng dịch vụ kỹ thuật không được tốt. Nếu là một hãng mới thì có thể thông cảm. Nhưng Tan Chong trước cũng đã từng sản xuất và phân phối xe Nissan ở Việt Nam trong nhiều năm”.
Theo danh sách của Cục Đăng kiểm Việt Nam, đăng tải ngày 2/4/2021, đối với xe con nhãn hiệu MG mới chỉ có 2 cơ sở bảo hành bảo dưỡng chính hãng được cấp giấy chứng nhận theo Nghị định 116 là Công ty Cổ Phần Thương mại KYLIN - GX668 (địa chỉ Số 68 Phạm Văn Đồng Phường Anh Dũng, Quận Dương Kinh, Hải Phòng) và Công ty TNHH TC Services Việt Nam (địa chỉ Khu đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh, xã Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
Đến thời điểm hiện tại, MG Việt Nam chưa có bất kỳ động thái nào lên tiếng chính thức về vấn đề này. PV sẽ liên hệ với MG Việt Nam và tiếp tục thông tin về vụ việc.
Theo Báo Giao thông
Bạn đang cần tư vấn về các sự cố liên quan đến xe hơi? Hãy chia sẻ bài viết, câu hỏi tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Vẻ ngoài hào nhoáng, nhiều trang bị và giá bán rẻ hơn hẳn so với các đối thủ nhưng các mẫu xe Trung Quốc lại không được người Việt ưa chuộng.
" alt=""/>Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ yêu cầu MG báo cáo về hàng loạt xe bị lỗi