Vợ chồng cùng đăng ký vào TP.HCM chống dịchSáng hôm đó, BS Giang báo tin cho bố mẹ chồng nhưng ông bà không đồng ý. “Bố mẹ lo chúng tôi vào vùng dịch nhiều nguy cơ lây nhiễm. Thêm vào đó, các con tôi còn bé (8 và 4 tuổi), bố mẹ chồng tuổi lại cao. Ông, bà bảo: “Sao không để chồng hoặc vợ vào mà cả hai lại đi cùng lúc?”, chị kể.
Buổi tối hôm đó, vợ chồng chị có cuộc nói chuyện với ông bà. Sau khi nghe con thuyết phục, bố mẹ chồng BS Giang mới dần đồng ý để các con lên đường.
“Bố chồng tôi 67 tuổi, từng là bác sĩ, mẹ chồng tôi trước cũng là một y tá. Ông bà từng có thời gian công tác bên Lào 7 năm, quen và yêu nhau tại đó. Cũng công tác trong ngành y nên dù lo lắng khi các con đi tình nguyện nhưng cuối cùng, ông bà đều ủng hộ và động viên chúng tôi”, chị nói.
 |
Các bác sĩ đang làm việc tại Trung tâm Hồi sức Covid-19, Bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2 TP.HCM |
Sau khi tìm được sự đồng thuận của bố mẹ chồng, chị Giang lại làm “công tác tư tưởng” với các con. Quen với việc bố mẹ thường xuyên bận rộn, trực đêm trong viện nên khi mẹ thủ thỉ sẽ đi công tác, các con chị đều không phản đối. Thậm chí, con trai lớn còn dặn dò em: “Mẹ đi công tác, em ở nhà phải nghe lời ông bà”, chị nhớ lại.
Có 1 tuần để chuẩn bị mọi thứ trước khi lên đường, chị Giang dành thời gian để bọc sách vở, chuẩn bị để con trai đón năm học mới.
Ngoài quần áo, hành lý của vợ chồng chị có thêm vitamin C, thuốc tiêu hóa, dạ dày vì biết sắp tới là những ngày căng thẳng và không thể ăn uống đúng giờ, điều độ.
Ngày 15/7, vợ chồng chị cùng đoàn 114 bác sĩ, điều dưỡng TP Hải Phòng vào chi viện cho TP.HCM chống dịch. May mắn, chị và chồng- điều dưỡng Đỗ Ngọc Anh, được xếp chung phòng.
“Nhờ vậy, hai vợ chồng còn có thể động viên nhau trong công tác dù thời gian cả hai được gặp nhau cũng không nhiều vì phải làm theo ca. Các đồng nghiệp còn trêu chuyến công tác như “tháng trăng mật” của vợ chồng tôi”, chị Giang cười.
Một tháng ở tâm dịch TP.HCM
Như chị dự đoán, công việc tại Trung tâm Hồi sức Covid-19, Bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2 TP.HCM căng thẳng và áp lực.
“Chúng tôi nhận bệnh nhân được chuyển từ tầng dưới lên, cho F0 thở oxy bằng gọng kính, thở oxy qua mặt nạ (mask)... Nếu bệnh nhân nặng, chúng tôi chuyển đến khoa hồi sức để các bác sĩ đặt ống thở máy. Khoa tôi làm việc có khoảng 65-66 bệnh nhân. Một ca trực (12 tiếng) sẽ gồm 4 bác sĩ chia nhau, để bớt căng thẳng”. Công việc áp lực nhưng chị Giang nói nhờ đồng nghiệp hỗ trợ, chia sẻ nên dù nhiều bệnh nhân, nhiều F0 nặng chị vẫn bắt nhịp được với guồng quay ở đây.
 |
BS Giang mặc đồ bảo hộ chuẩn bị vào ca trực |
“Tôi vẫn chịu được nhưng nhiều đồng nghiệp không may mắn như vậy”. Theo chị Giang, từng có bác sĩ ngất xỉu ngay trong buồng bệnh. Các bác sĩ khác phải mở khẩu trang để lấy khí thở cho đồng nghiệp. Dù môi trường buồng bệnh nhiều virus, nguy cơ lây nhiễm cao nhưng họ bắt buộc phải làm như vậy”.
Bình thường, sau khi ra khỏi buồng bệnh, các bác sĩ mới tháo bỏ khẩu trang, đồ bảo hộ, khử khuẩn và 5-7 ngày/lần, họ sẽ được xét nghiệm. Nhưng bác sĩ này, sau đó, phải 2 ngày/lần xét nghiệm để theo dõi nguy cơ lây nhiễm.
Theo chị Giang, công việc của các điều dưỡng cũng vất vả không kém. Ngoài công việc chuyên môn, họ còn phải hỗ trợ sinh hoạt cho bệnh nhân.
“Nhiều F0 phải thở oxy, không thể rời giường vì đi ra ngoài có thể thiếu oxy dẫn đến suy hô hấp, tử vong. Vì vậy, các sinh hoạt đều diễn ra tại giường. Với người bệnh bình thường vào viện sẽ có người nhà hỗ trợ nhưng ở đây tất cả đều do các điều dưỡng lo liệu”.
Nếu bệnh nhân không ăn được, điều dưỡng phải đút từng thìa. Các điều dưỡng cũng phải đóng bỉm, thay bỉm cho bệnh nhân hoặc hỗ trợ người bệnh đi vệ sinh tại chỗ. Công việc của họ còn là vận chuyển bệnh nhân từ nơi này sang nơi kia, rất vất vả.
Trước khi vào ca, họ đều hạn chế uống nước để giảm nhu cầu đi vệ sinh, tránh nguy cơ lây nhiễm. Làm việc theo ca nên giờ sinh hoạt của các bác sĩ, điều dưỡng rất thất thường. Khi vào ca sáng, chị Giang tranh thủ ăn từ 6-6h30 và lên xe lúc 6h45.
2h chiều kết thúc ca, chị thay quần áo, khử khuẩn và lên xe về đến khách sạn lưu trú. 4h chiều, họ mới ăn bữa trưa. Ca chiều kết thúc vào 9h30 tối nhưng họ về khách sạn lưu trú vào lúc 11h đêm. Lúc này, các bác sĩ mới tắm rửa, ăn bữa tối.
Dù lịch sinh hoạt thất thường nhưng họ đều cố gắng ăn và giữ sức khỏe vì theo chị Giang “cuộc chiến còn dài, điều quan trọng nhất là mình phải giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Mình có như vậy cũng tạo động lực cho đồng nghiệp”.
 |
BS Giang và chồng là anh Ngọc Anh, đều công tác tại khoa Lọc máu, Bệnh viện Kiến An, TP.Hải Phòng |
Làm việc ở tuyến cuối, chị Giang từng chứng kiến nhiều trường hợp để lại tiếc nuối. Đó là hai vợ chồng cao tuổi, có bệnh nền phải vào điều trị. Người chồng chuyển nặng và ra đi trước sự chứng kiến của người vợ. Nhưng chị cũng hạnh phúc khi chia sẻ về nhiều bệnh nhân nặng chuyển nhẹ, nhiều cơ hội xuất viện.
“Chúng tôi từng đón một F0 sinh năm 2012. Em vào đây một mình vì ba mẹ cũng là F0 đang điều trị ở bệnh viện khác”, chị kể. Theo chị Giang, F0 9 tuổi này rất vui vẻ, dễ thương. Em thường trò chuyện với các y bác sĩ. May mắn, mới đây em đã khỏi bệnh và về nhà.
Sau các ca trực, về đến phòng, nữ bác sĩ này lại tranh thủ gọi điện về nhà để bớt nỗi nhớ con. “Đây là lần đầu hai vợ chồng xa con lâu đến thế. Tôi chỉ mong TP.HCM hết dịch, để về và thực hiện lời hứa là đưa các con đi chơi”, chị nói.
Ngọc Trang

Nữ điều dưỡng gửi con nhỏ, vào TP.HCM chống dịch: ‘Tuổi trẻ phải cống hiến’
Chồng đang lao động tại nước ngoài, gửi con trai 3 tuổi cho ông bà nội chăm sóc, chị Hải lên đường chi viện cho TP.HCM chống dịch. Đến lúc chuẩn bị ra sân bay, con trai ôm chặt mẹ, không chịu buông khiến chị rơi nước mắt.
" alt=""/>Đêm thuyết phục gia đình của vợ chồng bác sĩ cùng vào TP.HCM chống dịch Covid
. Cuối tháng 6 vừa qua, anh có kết quả dương tính với nCoV sau 3 lần xét nghiệm âm tính. Đang mắc bệnh tiểu đường và từng bị đột quỵ nên anh chuyển nặng nhanh.</p><p>Ban đầu, anh được điều trị tại Bệnh viện Nguyễn Trãi, sau đó chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy. Đầu tháng 8, sau 40 ngày điều trị bệnh Covid-19, với 6 lần bất tỉnh, anh được trao giấy xuất viện. Trở về nhà, anh tiếp tục cách ly, tích cực tập luyện, ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tăng sức đề kháng. Đến nay, anh đã hoàn toàn bình phục, đi lại và làm việc bình thường.</p><p class=)

Anh Lữ Đắc Long được trao giấy xuất viện. Ảnh: NVCC.
Vừa qua, anh đã có những chia sẻ về hành trình chữa bệnh Covid-19. Anh Long viết:
Với những người mắc bệnh Covid-19 chuyển nặng, phải vào bệnh viện cấp cứu, khi tỉnh họ sẽ biết được một danh từ mới: oxy. Đây là từ quen nhưng lạ. Bởi người dương tính với nCoV sẽ bị chữ oxy ám ảnh suốt thời gian chữa bệnh. Nhiều người sẽ đặt câu hỏi tại sao lúc nào bác sĩ cũng đo oxy, rồi chọn bình oxy với đủ các kiểu lớn nhỏ cho bệnh hân. Còn bệnh nhân phải thở oxy và "cai" oxy là như thế nào.
Oxy sẽ gắn liền với bệnh nhân Covid-19 trong quá trình điều trị từ hai đến ba tuần.
Trước phút nguy nan, nhiều bệnh nhân chỉ kịp trăn trối: “Tôi thấy ngộp thở. Khó thở quá". Theo tôi, nguyên nhân rất đơn giản: họ bị thiếu oxy trầm trọng.
Nếu tinh ý, bạn sẽ thấy trong bệnh viện, bất kỳ bác sĩ nào trong túi cũng có sẵn cục oxy. Chỉ cần nhìn mặt bệnh nhân thất sắc, ú ớ, rồi có người mắt nhắm, môi nhăn, lắc đầu như lấy hơi lên… đó là dấu hiệu người đang thiếu oxy. Lúc đó, bác sĩ sẽ lập tức đo và tìm phương án hỗ trợ oxy một cách nhanh nhất cho người bệnh.
Ngày đầu tôi vào Bệnh viện điều trị Covid-19 Nguyễn Trãi, do được uống, được tiêm thuốc, truyền nước biển và nhận được sự quan tâm của bác sĩ nên rất "ngon lành". Vậy mà khi màn đêm xuống, trong phòng vắng tôi nghe từng nhịp thở của mình khó khăn, cơ bụng cứ co giật liên hồi khiến mình không thể nào bình thường được.
Tôi cố gắng ngồi dậy uống nước, thoa dầu, xịt thuốc vào họng, rồi ngồi thiền. Dù làm đủ cách, tập trung cao độ, cố gắng hít hơi nhưng không ăn thua gì. Cơ bụng vẫn run liên hồi, hơi thở càng lúc càng yếu dần và tôi chỉ còn cách bò lên giường, cố thở và cố chịu đựng sự khó thở.
 |
Anh Lữ Đắc Long đang thở oxy trong bệnh viện. Ảnh: BVCC. |
“Trời ơi, con hít được oxy rồi”
Đêm thứ hai trầm trọng hơn, dù có cố gắng cỡ nào để có được tí hơi thở như ngày thường đã trở nên xa xỉ. Thở không được, tìm đủ cách hít thở cũng không xong, tôi đã nghĩ, giá như mình tắt thở, biết đâu sẽ nhẹ nhàng cho sự bế tắc này.
Tôi sụp đổ, kiệt sức. Nhưng muốn tắt thở, không phải mình muốn là được. Hoặc có lẽ là nhờ vào nội lực của những năm tháng luyện võ, chơi thể thao tôi mới cầm cự được. Rồi tôi tự động viên mình, ráng lên.
Sau đó, tôi được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy. Ngày đầu ở đây, tôi thấy 7-8 y bác sĩ ra vô cứu người liên tục. Trong lúc chờ lên giường mới, tôi đã ngồi bẹp xuống đất để thở. Cô y tá thấy vậy hét to: “Chú ơi! sao chú ngồi như thế. Con đổi giường liền cho chú nè”. Tôi nói nhỏ vì không còn hơi: “Kệ chú. Bác sĩ kê giường xong chú sẽ đứng lên liền. Giờ cho chú ngồi thở nhé”.
Nhanh chóng, tôi được lên giường, được bắt mạch, đo nhiệt kế và đo chỉ số SpO2. Chỉ số trong máy nhảy liên hồi. Khi có kết quả, cô y tác nói như hét: “Thiếu oxy, thiếu quá…”.
Một cái máy thở nhanh chóng được đưa đến. Lần đầu tiên trong đời tôi được chụp ống thở vào mũi và miệng. Tiếng máy xè hơi, một luồng khí như bắn vào mũi, xông thẳng vào cơ thể, tôi thấy cảm giác khoan khoái lạ lùng.
Chỉ số trên máy đo SpO2 tăng lên, từ 80, 85 rồi 90, 96… Tôi thấy bác sĩ thở phào. Nhìn tôi bác sĩ nói nhỏ: “Oxy đủ rồi, chú ngủ đi hen”. Đêm đó được xem là đêm “sướng” nhất trong cuộc đời tôi.
Thiếu oxy, được cấp oxy để thở. Thế thôi. Khi các bạn nghe tin người thân mất đột ngột vì Covid-19, khiến bạn đau buồn, khốn khổ đúng không, đó là vì người bệnh thiếu oxy. Tôi từng hạ oxy trong máu nên tôi biết, giá trị khi cứu một mạng người không thể nào tính được.
Có oxy thở là giai đoạn một. Người mắc Covid-19 ở giai đoạn 2 hầu hết phổi đều trắng xóa, cứng đơ. Khi điều trị tốt, phổi vẫn bị... xơ, phải tiếp tục điều trị, tập luyện, thuốc men, ăn uống tẩm bổ thì cũng phải mất một thời gian dài mới hồi phục.
Bác sĩ “phục hồi” đã từng vào tận phòng để hướng dẫn bài tập cho phổi nở ra, kể cả việc phải nằm nghiêng, nằm sấp cho dễ thở, đủ thấy việc tự tìm oxy bằng chính sức của mình là khá quan trọng.
Tôi có cô học trò, hiện là huấn luyện viên yoga. Nghe tin thầy bệnh, bạn ấy dạy cho tôi cách hít sâu thở mạnh. Cô ấy nói như ra lệnh: “Thầy phải làm và làm được. Thầy phải tin em”. Lúc đó, tôi chỉ ậm ừ cho qua. Thật ra, lúc đó, tôi ngủ còn không được lấy gì mà hít. Cô ấy đâu hình dung người F0 khi phổi đã xơ, chỉ cần đi 7 bước mà hụt oxy và sẽ xỉu ngay tại chỗ.
Nghe lời bác sĩ và cô học trò, ngày nào tôi cũng luyện hít và thở. Khổ nỗi, tập kiểu gì vẫn không sao hít được dù chỉ 3 giây. Tập mãi không được, tôi lấy chai dầu xanh nằm trong hộp ra ngửi, một làn hơi nhẹ len vào mũi, xông vào tận cổ rất dễ chịu. Mạch hít thở của tôi sau 30 ngày bế tắc, giờ tự nhiên nóng quá đã được thông. Tôi cứ vậy hít vội nhiều lần, hơi vào phà phà trong lồng ngực và tôi đã hét to trong phòng: “Trời ơi, con hít được oxy rồi!”.
 |
Bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị tích cực |
Từ đó, chai dầu gió xanh trở thành bảo vật của tôi. Tôi thấy, thoa càng nhiều càng nóng, càng có oxy. Đến giờ đã xuất viện 9 ngày, hai chai dầu gió luôn ở ngay đầu giường của tôi chỉ để hỗ trợ phần lấy oxy cho dễ thở.
Hôm xuất viện, từ đầu hẻm vô nhà chưa đầy 200m, vậy mà vừa tới cửa tôi đã bị hụt hơi (vẫn là thiếu oxy). Khi đó người nhà cứ tưởng tôi đã khoẻ 100% nên yêu cầu để giỏ xách bên ngoài, cởi áo ra, bỏ dép đi, anh vào luôn nhà tắm để xả xui kìa. Tôi phải hét to: "Cho anh thở". Lúc đó mọi người mới hoảng hồn khi thấy tôi đi thẳng vào ghế salon nằm bẹp, tìm mọi cách để thở và phải hơn 40 phút tôi mới hoàn hồn.
Nguyên ngày hôm sau, tôi chỉ biết nằm sấp, nằm nghiêng để tìm hơi thở, tuyệt đối không dám động đậy mạnh, và mãi đến 3h sáng vẫn chưa ngủ vì phải lên kế hoạch tìm máy thở oxy.
May mắn sáng hôm sau, nghe tin tôi về, cô em gái ở quận 7 biết chuyện đã chở gấp cái máy “xịn xò” đem lên phòng và tôi đã thở, đã làm việc miệt mài suốt những ngày qua mà chưa có dấu hiệu hụt oxy.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM mới nhất
Tú Anh (trích)

Vợ mang thai mất vì Covid-19, F0 cúi đầu cảm ơn khi nhận quà của bác sĩ
Chưa thể gặp con trai do phải cách ly thêm 14 ngày tại nhà, anh C. với bạn cùng phòng: "Giờ về phòng, có một mình, tôi lại nhớ vợ con".
" alt=""/>Nam diễn viên ở TP.HCM kể về cách tập thở sau 6 lần bất tỉnh vì Covid