Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã tổ chức các phiên họp trực tuyến triển khai đề án tái cấu trúc Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, hình thành Đại học UEH và phát triển đa ngành.Theo đề án này, quá trình phát triển ĐH UEH từ nay đến năm 2030, tái cấu trúc sẽ có 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (2021 – 2025): Hình thành Đại học UEH đa ngành, đa lĩnh vực về Kinh tế, Kinh doanh – Quản lý, Khoa học xã hội và công nghệ trên cơ sở tái cấu trúc Trường ĐH Kinh tế TP.HCM hiện nay thành 3 trường thành viên gồm Trường Kinh doanh; Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước; Trường Công nghệ và Thiết kế.
Giai đoạn 2 (2026 – 2030): Đại học UEH hình thành thêm Trường Quốc tế và nâng cấp Phân hiệu Vĩnh Long thành trường Đại học của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đẩy mạnh đào tạo quốc tế và phát triển mở rộng ở địa phương, được công nhận trong khu vực Châu Á với xếp hạng trong 500 trường đại học tốt nhất châu Á.
Tại hội nghị trực tuyến với sự tham gia của gần 800 giảng viên, viên chức, người lao động, có gần 96% giảng viên, viên chức, người lao động đề xuất lấy tên “UEH” quen thuộc với bao thế hệ giảng viên, viên chức, người lao động, người học, các đối tác.
 |
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (ảnh: UEH) |
GS.TS Nguyễn Đông Phong, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Kinh tế TP.HCM nhấn mạnh, với 45 năm hình thành nhà trường đã trải qua quá trình phát triển mạnh mẽ theo hướng quốc tế hóa và điều hành nhà trường theo tín hiệu thị trường, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước và đóng góp vào tri thức nhân loại. Thương hiệu UEH giờ đây là thương hiệu có tiếng trên thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam và từng bước vươn ra thị trường thế giới. Trong giai đoạn mới, nhà trường đã xây dựng đề án tái cấu trúc nhằm mục tiêu trở thành đại học đa ngành và bền vững, hướng đến gia tăng tầm ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội và xây dựng danh tiếng đẳng cấp khu vực và thế giới.
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM được thành lập năm 1976. Đây là trường đại học khối ngành kinh tế, quản lý đầu tiên ra đời (trực thuộc Bộ ĐH và Trung học chuyên nghiệp) với nhiệm vụ đào tạo cán bộ nghiên cứu, quản lý, giảng dạy cho khối ngành kinh tế đáp ứng nhu cầu cấp bách của miền Nam sau giải phóng, thống nhất đất nước, đặt nền móng ban đầu trở thành một trong các trường đại học hàng đầu cả nước trong đào tạo và nghiên cứu về khoa học kinh tế, quản trị kinh doanh, và luật.
Cùng thời gian đó, Trường ĐH Tài chính Kế toán TP.HCM cũng được thành lập tháng 10/1976, là Cơ sở II của Trường ĐH Tài chính Kế toán Hà Nội tại TP.HCM (đến năm 1988 trực thuộc Bộ Tài Chính).
Đến 27/01/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 16/CP về việc thành lập ĐH Quốc gia TP.HCM, sau đó Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Quyết định số 2819/GD-ĐT ngày 9/7/1996 thành lập Trường ĐH Kinh tế thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM trên cơ sở hợp nhất Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Tài chính Kế toán TP.HCM và Khoa Kinh tế của Trường ĐH Tổng hợp TP.HCM.
Ngày 10/10/2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 118/2000/QĐ-TTg, thay đổi tổ chức của ĐH Quốc gia TP.HCM, tách Trường ĐH Kinh tế ra khỏi ĐH Quốc gia TP.HCM, trở thành Trường ĐH Kinh tế TP.HCM trực thuộc Bộ GD-ĐT.
UEH lâu nay là tên viết tắt bằng tiếng Anh - University of Economics Ho Chi Minh City của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM.
Lê Huyền

Giảng viên ĐH Kinh tế Quốc dân bị nghi nâng điểm cho SV 'chạy' vào lớp chất lượng cao
Mới đây, trên mạng xã hội đang lan truyền 1 clip được cho là liên quan đến hoạt động thi và nâng đỡ điểm cho người quen của giảng viên Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
" alt=""/>Đổi tên Trường Đại học Kinh tế TPHCM thành ĐH UEH
Trong những năm gần đây, các mô hình giáo dục ngoại ngữ tiêu chuẩn quốc tế đã xuất hiện nhiều hơn bao giờ hết ở Việt Nam từ cấp bậc mầm non cho tới đại học. Điều này diễn ra theo một lẽ tất yếu, xuất phát từ một vài nguyên nhân chính. Trong đó đầu tiên phải kể đến là các mô hình học tiếng Anh truyền thống đã trở nên “lạc hậu” và không theo kịp xu hướng của thời đại, không đáp ứng được nhu cầu của phụ huynh và học sinh.Thứ hai, tiềm lực và vị thế của Việt Nam đã có sự lột xác từ những năm 2010 đến nay. Nhờ đó thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển các mô hình giáo dục chất lượng cao.
Thứ ba là tư chất thông minh và việc được định hướng tốt của nhiều học sinh, sinh viên giúp các em nhanh chóng bắt kịp những chương trình học tầm cỡ trên thế giới.
Thêm vào đó, trong giai đoạn 2020-2021, tình hình dịch bệnh trở nên căng thẳng, dẫn tới xu thế dạy và học kiểu truyền thống càng bị thách thức hơn nữa trong thời kỳ “bình thường mới”, và chúng ta đã chứng kiến sự lên ngôi của hình thức học trực tuyến và hàng loạt công nghệ mới phục vụ học tập từ xa được ra đời.
Từ những điều kể trên, chúng ta nhận thấy, Việt Nam đã có những cơ hội, những thành tựu ban đầu và những thuận lợi làm bàn đạp để bứt phá trong công cuộc quốc tế hoá nền giáo dục.
Để bắt kịp cơ hội, Học viện SunUni tham gia dự án “Tiến trình quốc tế hóa giáo dục” do Đại học DePaul (Hoa Kỳ), Đại học Aberystwyth (Vương Quốc Anh), Đại học Flinders (Úc), Đại học Newcastle (Úc) cùng các đại diện, nhà tài trợ Việt Nam triển khai. Dự án là sáng kiến cải cách giáo dục ngôn ngữ, lấy tiếng Anh là trọng tâm, từ bậc phổ thông cho đến giáo dục sau đại học của Việt Nam, triển khai mạnh mẽ vào năm 2021. Mục tiêu của dự án là tạo được một mô hình giáo dục tiêu chuẩn châu Âu (European Higher Education) ngay tại Việt Nam vào năm 2025.
 |
Đại diện các bên đã có buổi gặp gỡ, trao đổi chi tiết trước khi bắt đầu triển khai chương trình |
Tham gia thảo luận trước khi triển khai dự án, ông Nguyễn Tiến Nam - CEO Học viện SunUni nhận định, trong nhiều trường học, trung tâm ngoại ngữ, các chương trình chất lượng cao không phải thiếu. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó đều dành cho những gia đình có tiềm lực tài chính, tạo nên sự thiếu công bằng với những phụ huynh không có đủ nguồn tài chính để đầu tư cho con cái.
“Chúng ta hãy thử hình dung, các thế hệ trẻ sẽ bùng nổ đến nhường nào một khi tất cả được tiếp cận với các chương trình tiêu chuẩn quốc tế đó? Khi thư viện tiếng Anh được mở ra ở nhiều nơi, công nghệ 4.0 được áp dụng trong mọi trường học, những giờ học bỗng trở nên vô cùng sôi nổi và đa chiều,...”, ông Nguyễn Tiến Nam chia sẻ.
Còn bà Maggie Migliozzi - Chuyên gia giáo dục người Mỹ chia sẻ quan điểm, những người đứng đầu các tổ chức đều cho rằng điểm cốt lõi của giáo dục là “lấy người học làm trung tâm”. Tuy nhiên, mỗi nơi làm một kiểu, mỗi cá nhân, mỗi tổ chức đều có những tiêu chí nặng, nhẹ khác nhau. Vậy thì đâu mới là những nguyên tắc cần có và mức độ thế nào, đánh giá ra sao chúng ta đều phải xem xét kỹ lưỡng. Dựa vào đó, người học mới biết được rằng mình có được coi trọng, được chăm sóc tận tình, có thực sự là trung tâm hay không.
 |
TS. Phạm Xuân Thanh - Phó Giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam tham gia buổi thảo luận. |
Theo TS. Phạm Xuân Thanh, xu hướng toàn cầu hoá được dự báo bùng nổ một cách tốc độ hơn, toàn diện hơn trong thời gian tới. Sẽ có những ngành nghề mới, những cuộc cạnh tranh mới diễn ra liên tục, không ngừng nghỉ. Chính bởi vậy, chúng ta cần nhanh hơn nữa, không để tái diễn tình trạng HSSV bao năm loay hoay tìm cách “học tiếng Anh”. Thời kỳ mới không chỉ đòi hỏi người học phải làm chủ ngôn ngữ mà còn ứng dụng ngôn ngữ để trau dồi kiến thức, để học tập và nghiên cứu công nghệ mới, giải quyết vấn đề mới. Đó là tương lai mà chúng ta từng kỳ vọng ở chính chúng ta và giờ sẽ nỗ lực để giúp các thế hệ trẻ nhanh chóng biến đó thành hiện thực.
Trong dự án, các bên đề xuất Học viện SunUni đảm nhiệm vai trò sử dụng hợp lý các nguồn tài trợ để đầu tư một cách tốt nhất cho giáo dục ngoại ngữ. Đồng thời, các trường đại học nước ngoài, các tổ chức đồng hành cam kết thực thi hiệu quả những giải pháp đã thảo luận nhằm đưa tiến trình đi đúng hướng, sớm đạt được mục tiêu đề ra.
Tố Uyên
" alt=""/>Xây dựng mô hình giáo dục chuẩn châu Âu ở Việt Nam vào năm 2025