Sau một ngày chăm sóc đồn điền trồng tre của mình, Pussang Punyo trở về nhà để thưởng thức một cốc bia gạo với tapyo. Loại muối nhà làm này thêm chút hương vị đậm đà cho ly đồ uống, cân bằng vị ngọt.Punyo cho biết: "Thím tôi tự làm nó ở nhà, mất khoảng một tuần. Thím làm cho tôi và bạn bè đến đây vào dịp cuối tuần, để chúng tôi làm pike pila (một món ăn truyền thống rất được người Apatani ưa chuộng)".
Punyo thuộc Apatani, một trong những bộ tộc không du mục cổ xưa nhất Ấn Độ. Họ sống giữa những cánh đồng lúa và đồi xanh của vùng Arunachal Pradesh. Vị trí của nơi này lý giải vì sao thím của Punyo, như nhiều người khác trong bộ tộc, tự làm muối suốt nhiều thế kỷ.
 |
Người Apatani sống trong thung lũng Ziro. |
"Chúng tôi sống giữa những ngọn núi, ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Khu vực này tách biệt, không có nước mặn hay mỏ muối. Khi biết đến sản phẩm này, chúng tôi không mua nổi. Nó có giá rất cao vì việc đem chúng vào thung lũng Ziro là thử thách với các nhà buôn" - Hibu Rimung, một thành viên khác của bộ tộc, cho biết.
Người Apatani đã tự tìm thứ thay thế cho muối, tạo ra một nguyên liệu không chỉ độc đáo, mà còn giúp họ thoát khỏi những vấn đề sức khỏe thường phổ biến ở những vùng thiếu loại gia vị này. Tapyo không phải là muối theo đúng nghĩa đen, mà được làm từ thực vật, và có vai trò tương tự trên cả phương diện sức khỏe và mùi vị.
Ngày nay, muối không còn quý hiếm, nhưng trong lịch sử, chúng từng được coi như vàng, được đem bán và tích trữ do có khả năng bảo quản thực phẩm và khiến mọi thứ ngon hơn. Trong thực đơn của người Apatani gồm cơm, rau, thịt và cá, không có muối và ít gia vị. Tapyo được trân trọng như muối, được đặt một bên món ăn và sử dụng dè xẻn để tạo hương vị.
 |
Khách mời thử làm tapyo. |
Họ phát hiện ra tapyo một cách tình cờ. Rimung cho biết: "Các ngôi nhà Apatani truyền thống thường có chulha (lò 3 tầng) giữa nhà. Sau khi ăn xong, họ sử dụng tro thay thế xà phòng để rửa tay. Nhờ đó, họ nhận ra tro có vị mặn và có thể được dùng để nêm nếm món ăn".
Anh cho biết thêm các nhà nghiên cứu y khoa kết luận rằng việc dùng tro trong món ăn là an toàn, nhưng không nên ăn riêng nó hay theo số lượng lớn.
Tapyo có vẻ đã đem lại lợi ích sức khỏe cho nhiều thế hệ, giúp họ có đủ lượng iốt, một khoáng chất trong muối mà cơ thể không thể tự sản xuất. Không thành viên nào trong bộ tộc bị bướu cổ hay trẻ con bị thiếu khả năng tư duy.
Tuy nhiên, loại gia vị này tốn nhiều thời gian và công sức để làm ra, thường chỉ được sử dụng trong các dịp đặc biệt hay lễ hội.
Trong đó, pepu (một loại cây tương tự tre), lá chuối, kê chân vịt và cây tarii được phơi khô dưới ánh nắng suốt nhiều ngày trước khi đem đốt. Tro được bỏ vào một giỏ lọc hình nón, có tên sader, và từ từ rót nước vào. Nước chảy qua tro và kết tủa lại ở đáy, một quá trình có thể tốn từ 3 ngày đến 2 tuần. Nước tro - hay còn gọi là pila - được để khoảng 3 ngày trước khi đem làm tapyo.
Đầu tiên, một chiếc nồi được đặt lên bếp, thêm nước cơm và đun cho đến khi tạo thành một lớp trong suốt, giúp nước tro không dính vào nồi. Sau đó, người làm sẽ rót từng chút nước cho vào, cho đến khi nó khô và tạo thành một khối giống như đất sét có màu nhạt.
Khối pila được để nguội, bọc trong cỏ và treo trên lò cho khô. Mỗi khi cần dùng, họ sẽ lấy ra từng miếng.
  |
Tapyo phơi khô được dùng làm gia vị cho các món ăn truyền thống. |
Hiện nay, chỉ người lớn tuổi biết cách làm tapyo, khi thế hệ trẻ đi đến những thành phố lớn để học tập. Nhưng một số cũng tò mò muốn học.
Khi được hỏi liệu tapyo có biến mất, Rimung trả lời: "Một số người dùng muối mua ở cửa hàng để làm pike pila, nhưng vị không ngon chút nào, cần phải có tapyo. Mọi người đến thung lũng này hay hỏi có thể thử tapyo ở đâu, nên chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục làm nó".
Theo Zing

Nghệ thuật làm đồ ăn giả
Những sản phẩm đồ ăn mẫu ở Nhật Bản được thiết kế kỳ công. Thoạt nhìn, chúng trông ngon miệng không kém đồ thật.
" alt=""/>Loại muối đặc biệt của bộ tộc trên núi cao

 |
Vợ chồng chị bắt đầu với hai bàn tay trắng (Ảnh minh họa). |
Xuôi ngược tìm việc, cuối cùng chị được nhận vào làm kế toán ở công ty nhỏ, lương họ trả cho chị khéo lo vừa vặn sống nơi thành phố đắt đỏ, dư được chút ít. Đi làm được một thời gian, chị bảo với anh: “Giờ chúng mình có công ăn việc làm rồi, anh có tính chuyện cưới xin? Chưa là vợ chồng mà em sống chung mãi với anh thế này về lâu dài không có được”. Anh ôm chị bảo từ từ anh tính.
Anh đưa chị về nhà rồi một thời gian sau nhanh chóng đề cập đến chuyện cưới xin với bố mẹ. Đám cưới anh chị được tổ chức đơn giản, hai nhà làm vài mâm cơm chủ yếu báo hỷ với họ hàng hai bên. Vợ chồng chị bắt đầu với hai bàn tay trắng, anh nắm chặt tay chị động viên: “Dù cuộc sống khó khăn đến mấy, hai vợ chồng yêu thương nhau sẽ vượt qua tất cả”. Giọt nước mắt nhẹ lăn từ khoé mắt chị.
Chị có bầu ốm nghén, mệt mỏi không làm được nhiều việc. Thương vợ, đi làm về anh vội xắn tay áo giúp chị giặt giũ, cơm nước, dọn dẹp nhà cửa không nề hà việc gì. Mẹ anh lên chơi, thấy chị nằm lì trên giường, anh thì tất bật, vội buông lời nhiếc mắng: “Cái ngữ đàn bà ở đâu lười chẩy thây. Tao ngày xưa chửa vượt mặt vẫn cắm đầu ngoài đồng ruộng”. Chị tủi thân quay mặt vào tường khóc. Anh biết mẹ nói quá lời, nhưng phận làm con đâu dám cãi. Chị nói với anh: “Em hiểu mẹ có tuổi, cả đời vất vả nên khó tính, chỉ cần anh biết yêu thương mẹ con em là được”.
Mẹ anh không tốt với chị nhưng chưa khi nào chị mở lời ca thán, oán trách. Mỗi lần mẹ anh kêu ốm hay mệt nhọc, chị vẫn liên tục gọi điện về hỏi thăm. Chị có bầu, thèm ăn nhiều thứ không dám mua, dành dụm từng đồng mua thuốc bổ gửi về biếu mẹ, thi thoảng còn biếu bà ít tiền. Chị bảo: “Mẹ anh giờ cũng là mẹ em, công mẹ sinh thành dưỡng dục anh hơn 20 năm qua giờ chúng mình nên báo đáp”. Tình cảm chân thành, hiếu thảo của chị dần lấy được tình cảm của mẹ anh.
Con ra đời thêm trăm khoản phải chi tiêu, nào là tiền sữa, tiềm bỉm, tiền thuốc thang… Khoản lương eo hẹp của anh, chị phải chia năm sẻ bảy chi tiêu dè xẻn. Con hay quấy khóc về đêm, đi làm cả ngày mệt mỏi, chỉ mong giấc ngủ yên không được, anh đâm ra khó tính, hay cáu gắt, mắng chị: “Sao em vụng về thế, mỗi việc dỗ con ngủ cũng không xong”. Chị lẳng lặng bế con đi rong khắp nhà. Nhìn thái độ chị, anh chợt hối lỗi vì những lời vô tâm vừa nói.
Có nhiều tháng, chưa có lương, nhà đã hết tiền, chị phải giật gấu vá vai mượn nóng tiền chỗ này chỗ kia. Đêm đợi con và anh ngủ say, chị mở máy tính lạch cạch làm thêm mong kiếm đồng ra đồng vào thêm thắt sữa bột cho con. Thiếu ngủ, sáng ra nhìn mắt chị thâm quầng nhưng chưa khi nào anh nghe thấy một lời cằn nhằn chuyện tiền nong từ chị. Chị âm thầm chia sẻ gánh nặng kinh tế với chồng, anh thêm phần suy nghĩ: "Làm thằng đàn ông không lo được cho vợ con cuộc sống đầy đủ sung túc thật là hèn!".
 |
Với sự nhạy cảm tinh tế của người đàn bà đã làm vợ làm mẹ, chị biết anh đang làm gì sau lưng chị… (Ảnh minh họa). |
Khi công việc đòi hỏi anh cần phải học thêm nữa, anh đắn đo nghĩ nhà còn khó khăn, giờ anh đi học mình chị xoay xở thế nào? Chị biết chuyện vội động viên chồng: “Anh đi học mới có cơ hội thăng tiến được, việc nhà đã có em lo. Anh yên tâm!”. Anh nhìn dáng chị gầy mà thương nói: “Anh biết em đã vất vả nhiều vì gia đình này. Anh hứa sẽ bù đắp cho em, không để em phải khổ nhiều nữa...”. Chị nhìn chồng rưng rưng nước mắt.
Với sự nỗ lực không ngừng, anh được đề bạt lên chức. Từ ngày lên sếp, anh có nhiều thay đổi. Thi thoảng chị thấy điện thoại anh bất chợt đổ chuông trong cả những ngày nghỉ lễ, anh giấu giếm nghe và vội vàng đi, bỏ lại chị và con bên mâm cơm dở giữa chừng với lý do công việc không thuyết phục. Chị ngửi thấy mùi nước hoa phụ nữ vương trên quần áo anh, hoà lẫn với mùi mồ hôi đàn ông thành mùi nồng nồng. Với sự nhạy cảm tinh tế của người đàn bà đã làm vợ làm mẹ, chị biết anh đang làm gì sau lưng chị… Chị lặng lẽ khóc trong đau đớn.
Chị không gặp người đàn bà trong bóng đêm của anh để đánh ghen, cũng không tra khảo anh lấy một lời. Chị hiểu anh sẽ không đánh đổi chị và con lấy thứ tình cảm phù du ấy, nhưng chị không chấp nhận chia sẻ tình cảm với người phụ nữ khác. Khi anh chuẩn bị đi làm, chị níu tay anh, khẽ bẻ lại cổ áo cho anh, không quên dặn dò: “Anh làm gì thì cũng đừng để nước hoa đàn bà vương trên áo, chồng ạ! Chiếc áo xanh lam hôm qua anh mặc rất đẹp, nhưng em đã bỏ đi vì mùi nước hoa làm em dị ứng”.
Anh giật mình, sống với nhau bao năm anh đủ hiểu chị đã biết chuyện... Anh biết đằng sau thành công của anh hôm nay có bóng dáng chị âm thầm lặng lẽ hy sinh. Lời chị nói nhẹ nhàng nhưng đủ làm anh sợ, sợ đánh mất hạnh phúc vì những thứ tình cảm phù phiếm ngoài kia…
(Theo MASK Online)" alt=""/>'Đừng để nước hoa đàn bà vương trên áo, chồng ạ!'