Điều quan trọng là phải lập kế hoạch xử lý số tiền mà cả hai bạn sẽ kiếm được trong tương lai.
Mỗi người có thể cần phải có tiền tích lũy riêng ngoài một tài khoản chung mà cả hai vợ chồng đóng góp vào mỗi tháng. Cụ thể con số mỗi tháng bao nhiêu tùy thuộc vào mức lương của các bạn, nhưng hãy thảo luận và thống nhất.
Ngoài ra, khi nào tiền từ nguồn tài chính chung của hai người nên mang ra sử dụng cũng là một câu hỏi xác đáng.
"Anh/ em có khoản nợ nào không? Chính xác là bao nhiêu?"
Trước khi kết hôn bạn có thể đã mang nợ mua nhà, mua xe, hay tiền học đại học… Biết rõ về các khoản nợ của nhau có thể giúp cả hai lên kế hoạch trước về cách xử lý. Không ai thích bị bất ngờ gánh khoản nợ của người mình vừa mới kết hôn, bất cứ ai cũng sẽ cảm thấy bị phản bội nếu kết hôn rồi mới được biết người kia đang mang nợ. Điều này thực sự có thể ảnh hưởng đến sự tin tưởng mà vợ chồng dành cho nhau, cho nên ngay từ đầu, hãy thành thật.
"Chúng ta sẽ chuẩn bị cho tuổi già như thế nào?"
Một ngày, tất cả chúng ta rồi sẽ già. Kết hôn đồng nghĩa với cần phải đưa nhau vào kế hoạch nghỉ hưu của mỗi người. Bạn cần lập kế hoạch tài chính để ít nhất có đủ cho 2 người chi trả các chi phí y tế trong trường hợp một trong hai bị ốm.
"Chúng ta có kế hoạch sinh con không?"
Không phải ai lập gia đình cũng muốn có con. Và ngay cả khi cả hai vợ chồng đều muốn có con, vẫn có những điều khác cần thảo luận, chẳng hạn như phong cách nuôi dạy con cái, bạn sẽ làm gì nếu con có vấn đề sức khỏe hay sẽ phản ứng như thế nào nếu chúng lớn lên khác với sự trông đợi của bạn.
"Nếu chúng ta không thể có con thì sao?"
Dù không phải tất cả nhưng hầu hết mọi người kết hôn đều mong có con cái. Vì vậy, nếu vì lý do nào đó mà một cặp vợ chồng không thể sinh con, họ sẽ cần phải suy nghĩ về việc phải làm gì tiếp theo. Nhận con nuôi, mang thai hộ, làm thụ tinh ống nghiệm, hay ly hôn và kết hôn với người khác…
"Chúng ta chia sẻ việc nhà thế nào?"
Dù là chuyện nhỏ, việc nhà có thể khiến các cặp vợ chồng "đánh nhau vỡ đầu". Điều này là do một người có thể cảm thấy quá tải khi phải tự mình làm tất cả công việc. Để đảm bảo rằng gia đình có sự bình yên, tốt hơn hết, bạn nên nói về những công việc mà mỗi người sẽ đảm nhiệm.
"Thế nào là lừa dối?"
Thuật ngữ này có thể có nghĩa khác nhau đối với tùy người. Một người có thể nghĩ rằng hôn là lừa dối, trong khi người khác có thể nghĩ rằng chỉ gặp mặt người yêu cũ thôi đã là không thể chấp nhận rồi. Cũng có người cho rằng lên giường với người khác mới là lừa dối. Vì vậy, một cặp vợ chồng nên nói về mức độ thoải mái của họ khi bàn tới chuyện này.
"Mơ ước tương lai của anh/ em là gì?"
Trong 5 năm, 30 năm tới, bạn thấy mình trở thành người thế nào? Đặt câu hỏi này giúp các bạn có được hình dung về cuộc sống chung giữa hai người sẽ như thế nào. Mong ước của một người nhiều khi có thể không khớp với suy nghĩ của người kia về hôn nhân hạnh phúc. Ví dụ một người muốn sẵn sàng lăn lộn với nghề trước khi trở thành một nghệ sĩ thành công trong khi người kia lại chỉ mong một cuộc sống bình thường với thu nhập ổn định.
"Anh/ em dự định chăm sóc bố mẹ thế nào khi về già?"
Các thảo luận như bạn có muốn ở cùng với bố mẹ già không, ai sẽ chăm sóc họ, hay bạn định chu cấp cho bố mẹ bao nhiêu tiền... đều nên có trong danh sách những điều một cặp đôi sẽ cân nhắc thảo luận trước khi kết hôn.
Ngoài ra, các câu hỏi các không kém phần quan trọng cần được bạn tìm hiểu trước khi kết hôn là hồ sơ y tế của người kia (có bệnh gì không, có dị ứng hay không, nhóm máu của người ấy là gì...), người ấy muốn sống ở đâu, hai người sẽ muốn dành cho nhau bao nhiêu thời gian mỗi ngày, hai người hy vọng đời sống xã hội của nhau khi đã là vợ chồng sẽ thế nào…
Càng thảo luận kỹ và đạt được nhiều đồng thuận thì hôn nhân của hai người sẽ càng thêm bền vững.
Hãy cẩn thận với những câu nói như: “Cậu ăn may thật đấy”, “Tôi nói rồi không nghe” từ bạn bè của bạn. Đó cũng có thể là dấu hiệu họ đang ghen tị với bạn.
" alt=""/>Những điều quan trọng đảm bảo cho hôn nhân bền lâu"Mình thấy vui và tự hào lắm", Hoàng nói.
Cô Vũ Thị Nhuần, giáo viên chủ nhiệm của Hoàng ở trường THPT Giao Thủy B, Nam Định, cũng bất ngờ khi biết tin.
"Tôi cảm thấy may mắn khi có học trò nghị lực như vậy", cô chia sẻ. "Hoàng từng bảo tiếc vì không mang được điểm 10 Sinh về cho cô khi so đáp án sau buổi thi".
Nghe có vẻ khá vô lý, nhưng những chiếc áo bị ố bẩn, mốc có thể xuất phát từ nguyên nhân chiếc máy giặt nhà bạn có nhiều chất bẩn bị tích tụ quá lâu. Vì vậy hãy vệ sinh máy giặt thường xuyên bằng cách bật máy lên, đặt mức nước như khi giặt bình thường, sau đó đổ nước nóng vào, thêm 4 cốc giấm và nhấn nút để máy hoạt động bình thường. Cách này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn trong những ngóc ngách nhỏ mà chúng ta không thể nhìn thấy.
2. Thêm giấm trộn trong quá trình giặt
Ai cũng biết rằng nếu quần áo bốc mùi bị hôi thì cần phải giặt lại và sử dụng giấm trắng, có thể kết hợp với việc sử dụng thuốc tẩy. Nhưng đối với một số loại vải dày và vải denim... thì nên ngâm trong nước có pha 1 cốc giấm trên trong 2-3 giờ trước khi giặt như bình thường.
3. Phơi quần áo dưới trời nắng hoặc thoáng gió
Một lý do khác khiến quần áo trở nên cũ kỹ là vì nó chứa vi khuẩn và đó cũng là nguyên nhân khiến áo có mùi mốc. Một cách khác để khắc phục sự cố này là phơi quần áo đã giặt dưới ánh nắng mặt trời, hoặc nếu chúng không thể phơi nắng thì bạn nên treo vải ở khoảng cách hợp lý và treo ở nơi có gió thổi qua, chẳng hạn như cạnh cửa sổ hoặc ngoài ban công.
4. Rắc baking soda lên quần áo bị mốc
Ngoài việc loại bỏ vết bẩn thì baking soda cũng có đặc tính giúp loại bỏ mùi mốc trên quần áo. Phương pháp hạn chế mùi hương với baking soda rất đơn giản là rắc baking soda lên quần áo bị mốc ở bên trong và bên ngoài áo rồi để chúng trong một đêm. Sáng hôm sau dùng bàn chải mềm để chải trước khi treo quần áo đó lên hoặc giặt lại.
5. Chanh và muối
Có lẽ nguyên nhân khiến áo sơ mi bị hôi là do nấm phát triển trên quần áo của chúng ta. Để hạn chế nấm thì chúng ta hãy dùng nước cốt chanh và rắc muối hạt lên trên vết bẩn, dùng ngón tay chà xát một lúc rồi đem vải ra phơi nắng để nước chanh và muối khô hoàn toàn. Sau đó dần dần mang quần áo đi giặt như bình thường.
6. Sử dụng máy sấy
Quần áo đã giặt xong không khô hẳn do trời mưa trong nhiều ngày liên tục sẽ làm tăng nguy cơ khiến quần áo dày có mùi ẩm mốc. Vì vậy hãy dùng máy sấy thay vì phơi ngoài nắng, vừa tiện lợi lại tiết kiệm thời gian. Làm khô nước cuối cùng từ máy giặt là xong. Có thể tiếp tục cho quần áo vào máy sấy. Đợi một chút quần áo khô và sẵn sàng để mặc.
7. Chọn bột giặt và công thức làm mềm vải giúp giảm mùi mốc
Một thành phần khác giúp loại bỏ khá tốt mùi ẩm mốc của quần áo là chọn chất tẩy rửa và chất làm mềm vải công thức. Một số người có thể không thoải mái khi giặt giũ trong ngày hoặc chưa sẵn sàng mua máy sấy quần áo thì hãy sử dụng bột giặt và nước xả vải được pha chế để giảm mùi mốc. Cái nào có mùi mốc nên để riêng ra rổ, đợi ngày nắng ráo rồi dùng những cách ở trên để giặt những bộ quần áo bị mốc đó.
Đôi khi, những rắc rối nhỏ như thất lạc hành lý, say tàu xe có thể khiến một ngày của chúng ta trở thành thảm họa. Những mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn.
" alt=""/>Những mẹo khắc phục sự cố quần áo bị mốc