Có duyên với việc cứu người
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiếu SN 1979, là giảng viên Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Tuổi thơ cơ cực đã tôi rèn cho anh đức tính khiêm nhường, luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác.
Từ những năm tháng còn là “cậu sinh viên nghèo đen đúa”, anh đã được mọi người quý mến vì nhiều lần cứu sống người gặp tai nạn giao thông. Anh kể: “Không hiểu vì sao, suốt thời sinh viên và bây giờ, tôi gặp, đưa rất nhiều người bị tai nạn giao thông vào bệnh viện”.
“Tôi đưa nhiều đến nỗi rút ra kinh nghiệm, khoảng thời gian từ lúc bị nạn đến khi vào bệnh viện là “thời gian vàng” của nạn nhân. Thế nên, mỗi khi phát hiện người gặp nạn, tôi luôn tìm mọi cách đưa họ vào bệnh viện nhanh nhất có thể”, anh nói thêm.
![]() |
Sau khi hoàn tất mọi thủ tục đăng ký hiến tạng, anh mới thông tin cho gia đình, bạn bè về hành động đầy nhân văn này. (Ảnh nhân vật cung cấp). |
Và, “cái duyên lạ lùng” ấy mang lại cho vị tiến sĩ trẻ không ít rắc rối. Nhiều lần anh bị người dân đi đường, bệnh viện giữ lại vì lầm tưởng chính anh gây ra tai nạn… Thậm chí có lần, anh bị người nhà nạn nhân chửi bới, hành hung vì nghĩ anh gây ra tai nạn rồi bỏ trốn.
Bị phiền hà, hiểu lầm đủ kiểu nhưng anh vẫn không chịu từ bỏ “cái việc không phải của mình”. Khi được hỏi, anh nói, anh đưa người gặp tai nạn vào bệnh viện không phải vì thương hay nghĩ cho những người này.
Ngược lại, anh làm việc vì nghĩ đến những gì sẽ xảy ra nếu người gặp tai nạn không may mất đi. TS Hiếu chia sẻ: “Khi họ mất đi, nỗi đau ấy sẽ ập lên người thân của họ. Những người còn sống sẽ chịu đựng nỗi đau rất lớn này trong suốt cuộc đời mình. Thế nên, nếu thấy mình có thể ngăn chặn nỗi đau ấy xảy ra, tôi luôn cố gắng hết sức”.
![]() |
Ngay từ khi còn là sinh viên, anh đã nhiều lần cứu người bằng cách đưa người gặp tai nạn giao thông vào bệnh viện. (Ảnh nhân vật cung cấp). |
Anh nói thêm, nhiều trường hợp, dù được đưa vào bệnh viện rất sớm nhưng người gặp tai nạn vẫn tử vong vì thiếu bộ phận ghép tạng. Điều này “ám ảnh” anh từ khi còn là sinh viên đến khi trở thành giảng viên đại học. Thế rồi anh gặp một cú sốc lớn khiến anh dần nghĩ đến việc sẽ hiến tạng.
Anh kể: “Tôi gặp tai nạn. Lúc tỉnh lại, nhìn thấy hình ảnh của mình lúc gặp nạn trong ảnh, tôi vô cùng sửng sốt. Tôi nhận thấy rằng, cái chết xảy đến thật bất ngờ. Lúc đó, tôi bắt đầu nghĩ đến việc sẽ để lại gì khi mình bất ngờ ra đi ở cái tuổi này. Tôi dự định sẽ hiến tạng”.
Lan tỏa thông điệp hiến tạng cứu người
Bắt đầu suy nghĩ đến việc hiến tạng, TS Hiếu tìm hiểu các bài viết, công trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Một trong những lần như vậy, anh được tiếp cận tài liệu nghiên cứu khoa học cho thấy, tiềm năng tuổi thọ của con người là từ 120-140 năm.
TS Hiếu phân tích: “Nghiên cứu này chỉ ra rằng, từng bộ phận trên cơ thể con người có thể sống được từ 120-140 năm. Nhưng thực tế, chúng ta chỉ sống được ½ số tuổi thọ nói trên. Nguyên nhân dẫn đến cái chết là do một bộ phận nào đó trên cơ thể của con người bị hư hại”.
![]() |
TS Hiếu cho rằng, hiện nay, xã hội nước ta vẫn bị lối suy nghĩ chết phải toàn thây đè nặng. Để thay đổi suy nghĩ lạc hậu này cần có sự tiên phong của tầng lớp trí thức. (Ảnh nhân vật cung cấp). |
“Ví dụ có người chết vì tim, gan, thận… bị hư hại trong khi các bộ phận khác của cơ thể còn rất tốt và có thể tiếp tục sống trong nhiều năm nữa. Sẽ rất lãng phí nếu người chết vì bệnh tim mà phải bỏ hết những bộ phận cơ thể còn lại. Từ những lẽ trên, tôi cứ băn khoăn, tại sao mình không để lại những bộ phận của cơ thể mình cho người khác khi mình chết đi? Cuối cùng, tôi quyết định ký tên hiến tạng”, TS Hiếu kể thêm.
Sau khi hoàn tất các thủ tục và đăng ký hiến tạng thành công, vị tiến sĩ trẻ mới nói cho gia đình, người thân của mình biết. Anh nói rằng, sở dĩ anh quyết định “làm theo kiểu tiền trảm hậu tấu” vì không muốn bị tác động nào đó từ gia đình khiến việc đăng ký hiến tạng kéo dài.
Anh nói: “Tôi tin rằng, sau khi biết tôi đã đăng ký hiến tạng, gia đình, bạn bè tôi sẽ hiểu ý nghĩa của hành động này. Tôi muốn xã hội có cái nhìn tích cực hơn về việc hiến tạng cứu người. Bởi, hiện nay, xã hội chúng ta vẫn bị lối suy nghĩ chết phải toàn thây, phải đẹp, phải lành lặn… đè nặng”.
![]() |
Theo anh, hiện nay, ngày càng nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng đăng ký hiến tạng. Nghệ sĩ Quyền Linh là một ví dụ. (Ảnh nhân vật cung cấp). |
Theo TS Hiếu, điều này làm cho việc hiến tạng ở nước ta gặp những khó khăn nhất định. Anh cho rằng: “Tầng lớp trí thức trong xã hội phải là lực lượng tiên phong trong việc thay đổi lối suy nghĩ ấy. Đó là lý do các nghệ sĩ, người nổi tiếng như: Quyền Linh, Việt Trinh, Hoa hậu Mỹ Linh… đã tham gia đăng ký hiến tạng”.
Sau khi đăng ký hiến tạng thành công, TS Hiếu nói anh rất hạnh phúc. Bởi, không chỉ làm được một hành động có ý nghĩa mà anh còn góp phần lan tỏa thông điệp hiến tạng cứu người.
“Sẽ rất tuyệt vời nếu như ngay cả khi đã trở về với hư không, cát bụi, mình vẫn có thể để lại gì đó cho cuộc đời. Bằng cách hiến, cho đi các bộ phận cơ thể, tôi có thể cứu sống những người khác. Những bộ phận của cơ thể tôi vẫn ở lại, có ý nghĩa với cuộc đời. Bởi, cho đi là còn mãi”, TS Hiếu chia sẻ thêm.
3 - 4 năm đầu sau khi bà hiến tạng đứa con vắn số, bà Mừng sống trong nước mắt. Bà đau đớn vì bị hàm oan, mang tiếng sống trên xác con...
" alt=""/>Phía sau chuyện tiến sĩ giấu gia đình ký giấy hiến tạngCá nhân tôi cho rằng, những lời biện minh ấy thật nực cười và rất vớ vẩn.
Nên nhớ, quy định phân làn khẩn cấp là thông lệ quốc tế cả, không phải riêng Việt Nam mới làm vậy. Làn đó phải dành cho các trường hợp xe gặp sự cố, tai nạn giao thông, cứu thương, cứu hỏa... chứ không phải cứ thấy đường ùn tắc là lại nối đuôi nhau chen vào làn khẩn cấp để đi cho nhanh. Cứ hình dung xe nào cũng chiếm làn khẩn cấp, đến khi có xe khác gặp sự cố không có chỗ đậu, hoặc xe cấp cứu, cứu hỏa cần được ưu tiên lại không có lối đi, phải nối đuôi theo các xe khác, khi đó giao thông sẽ hỗn loạn thế nào?
Có người lý luận rằng, đường Vành đai 3 trên cao chỉ có ba làn (hai làn xe chạy và một làn khẩn cấp) nhưng tình trạng hai xe tải, xe đầu kéo đi chậm, dàn hàng ngang thường xuyên diễn ra khiến các xe phía sau cũng phải chạy chậm theo, nếu không đi vào làn khẩn cấp thì không lẽ cứ phải nối đuôi nhau suốt hay sao? Câu trả lời là đúng. Không có điều luật nào cho phép bạn được tự ý vi phạm luật. Xe nào dàn hàng ngang, đi không đúng tốc độ quy định sẽ bị xử phạt, còn bạn cũng vin vào đó để vi phạm theo một cách khác thì cũng đừng trách nếu bị lập biên bản sau đó.
Câu chuyện xe máy leo vỉa hè cũng vậy. Điều tiết giao thông là trách nhiệm và nhiệm vụ của lực lượng CSGT. Đường có ùn tắc thì bạn vẫn phải xếp hàng và chấp nhận, tuân thủ mọi yêu cầu của lực lượng chức năng. Đừng tự cho mình cái quyền leo lên vỉa hè, cướp đường của người đi bộ, rồi vỗ ngực "đi như vậy mới nhanh hết tắc, xếp hàng thì đến bao giờ?". Tôi rất dị ứng với tư tưởng tùy tiện, làm quyền đấy của nhiều người Việt. Nếu ai cũng lấy cái sai của người khác để bào chữa cho cái sai của mình, thì còn gì là trật tự xã hội, bảo sao đường phố không loạn?
>> Xe buýt hung hăng chiếm làn xe máy
Nhìn sang đường phố của nhiều nước phát triển trên thế giới, chuyện tắc đường tại các đô thị hay đường cao tốc cũng chẳng phải chuyện gì quá xa lạ. Có điều, không như ở ta, người nước ngoài chọn cách bình tĩnh xếp hàng và chờ đợi, tuyệt đối tuân thủ pháp luật trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ không "khôn lỏi" như nhiều người Việt - vô tư phạm luật mà cứ nghĩ mình khôn ngoan.
Để người tham gia giao thông ở Việt Nam hiểu và có ý thức chấp hành pháp luật tốt hơn, tôi cho rằng cần nghiêm khắc hơn trong việc phát hiện và xử phạt các hành vi vi phạm. Hiện nay, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, hành vi điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc, không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ một đến ba tháng. Tôi cho rằng mức phạt này còn quá nhẹ và thiếu tính răn đe. Trong khi đó, đây lại là hành vi gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Do đó, việc cần làm để lập lại trật tự giao thông đó là tăng mức xử phạt lên nhiều lần (tăng tiền phạt, tước bằng lái vĩnh viễn...), bố trí thêm lực lượng cảnh sát giao thông thường xuyên lập chốt xử lý vi phạm, lắp đặt ngay hệ thống camera giao thông để phạt nguội nhằm tránh bỏ sót sai phạm. Nếu làm một cách toàn diện và đồng bộ như vậy, tôi tin tình trạng chiếm làn khẩn cấp sẽ sớm bị ngăn chặn triệt để.
Nên nhớ rằng, những người đi vào làn khẩn cấp hầu hết đều biết sai nhưng vẫn cố tình vi phạm (vì ít bị xử lý), thế nên, chúng ta càng không được phép nhân ngượng với những cá nhân vô ý thức này.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>'Biện minh tắc đường để leo vỉa hè, đi vào làn khẩn cấp'Ông Lý Nhơn Thành, hiện đang là trưởng ban bảo vệ dân phố phường Nguyễn Thái Bình (Quận 1, TP.HCM). Ông Thành chia sẻ, tuy năm nay 55 tuổi, nhưng ông đã có hơn 45 năm cứu hỏa và giúp người.
Ông Thành từng có thời gian làm việc trong lực lượng vũ trang với chức vụ Tổ phó an ninh của Ban chỉ huy Quân sự Quận 1. Vào năm 2008, khi nghe tin phường Nguyễn Thái Bình thành lập tổ bảo vệ dân phố, ông xin chuyển về đây công tác. Theo ông: “Ở đây mới gần bà con, hiểu được cái khổ, cái khó của người ta, để hễ khi dân cần là mình có mặt ngay được”.
Đối với Lý Nhơn Thành, “cái gì có lợi cho dân thì mình làm”, chỉ cần giúp được dân thì không quản khó khăn, ông luôn sẵn lòng ra tay tương trợ. Vì lẽ đó, mọi người xung quanh thường trìu mến dành tặng ông biệt danh: Thành “Chì” hay “chú Chì”. Bởi với họ, ông như một chú lính chì trong đời thực.
![]() |
Ngoài biệt danh Thành “Chì”, ông Lý Nhơn Thành còn được biết đến như là “người Sài Gòn tốt bụng” hay “ông bụt chữa cháy”, đặc biệt từ sau vụ cháy trung tâm thương mại ITC vào tháng 10/2002. Là một trong những người đầu tiên có mặt tại hiện trường vụ cháy, ông xả thân vào đám cháy, giải cứu nhiều mạng người.
![]() |
“Lửa đi rất nhanh, chỉ cần chậm 1 giây thôi là nó đi cả cây số rồi, nhưng cháy trong hẻm thì xe cứu hỏa vô khó lắm.”, ông Thành cho biết |
Về sau, gặp nhiều vụ cháy giữa cầu, hay những nơi không có sẵn nguồn nước, ông Thành mới nghĩ đến việc cải tiến chiếc xe ba gác, đặt thùng và gắn máy bơm lên để có thể lưu động hỗ trợ hơn. Ông chia sẻ: “Tai nạn về khuya do chạy quá tốc độ, người ngã bị tai nạn nặng, nhưng các phương tiện gần đó thì ngại chở, xe cứu thương thì lâu đến. Đợi xe đến hy vọng mất dần, vậy nên tôi quyết đổi xe”.
Trong hành trình cống hiến của mình, ông Thành phải đối mặt với nhiều nguy hiểm, khó khăn. Trong vụ cháy ITC, ông chẳng may bị kính đâm vào mạch lươn, vết thương nặng và nhiễm trùng tới tận ruột non, khiến ông đau đớn cả tháng trời. May mắn được anh em xung quanh tự vận động đóng góp, ông mới có tiền để phẫu thuật và chữa trị vết thương.
Dẫu vậy, ông Thành vẫn tận tâm chia sẻ và giúp đỡ cộng đồng, bởi tâm nguyện của ông đơn giản là: “Còn sống, là còn cống hiến và giúp đỡ mọi người”.
MB Ageas tiếp sức Lý Nhơn Thành “Mở lời Đồng ý”
Hiểu được những rủi ro và hiểm nguy mà ông Lý Nhơn Thành gặp phải trong quá trình cứu hỏa, cứu nạn, công ty Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas Life đã tặng ông gói “Bảo hiểm Tai nạn bảo vệ toàn diện” với hy vọng đây sẽ là điểm tựa cho ông Thành thêm vững tâm, để tiếp tục “Mởi lời Đồng ý” – thông điệp của MB Ageas Life mong muốn truyền cảm hứng sống tích cực từ hôm nay, bắt đầu từ những điều rất dễ dàng, đơn giản.
Ông Thành bồi hồi chia sẻ: “Thực ra trước đây tôi có để dành mua bảo hiểm cho con trai và con gái rồi. Nhưng lúc này, khi được công ty tặng gói bảo hiểm, tôi khó giữ được cảm xúc. Vì mình sống hôm nay không biết ngày mai, thậm chí còn chưa biết đủ tiền buổi chợ sáng không, lỡ gặp chuyện là cả một vấn đề lớn. Vậy nên với tôi, giá trị của gói bảo hiểm này cao lắm.”.
![]() |
“Năm nay, tôi có 2 niềm vui lớn nhất. Một là, được tặng cho cái máy để nâng cấp xe chữa cháy. Hai là, gói bảo hiểm của MB Ageas Life trao tặng.”, ông Thành chia sẻ |
Ông Thành là một trong nhiều tấm gương đã “mở lời đồng ý” tạo ra những điều tuyệt vời cho cuộc sống. Đại diện MB Ageas Life chia sẻ, những nhân vật như ông Lý Nhơn Thành sẽ là nguồn cảm hứng cho mọi người sống tích cực, hạnh phúc và tạo ra những điều ý nghĩa ngay từ hôm nay, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất.
![]() |
Ông Thành “mở lời đồng ý” tận tâm giúp người |
MB Ageas Life là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được xây dựng trên cơ sở liên doanh giữa 3 đối tác gồm: Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank) của Việt Nam, Tập đoàn Ageas từ Bỉ và Công ty bảo hiểm nhân thọ Muang Thai từ Thái Lan. MB Ageas Life luôn cố gắng ưu tiên mang lại giá trị hạnh phúc cho khách hàng. Đại diện MB Ageas Life chia sẻ, chỉ cần khách hàng “mở lời đồng ý”, MB Ageas sẽ đồng hành cùng khách hàng dựng xây hạnh phúc và tạo ra những điều tuyệt vời. |
Ngọc Minh
" alt=""/>Món quà nhỏ dành cho tấm lòng lớn của ‘người Sài Gòn tốt bụng’