Binh sĩ Nga tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine (Ảnh: RIA Novosti).
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký thành luật mới vào ngày 23/11 về việc xóa nợ cho những tân binh tình nguyện sang chiến đấu ở Ukraine, một trang web của chính phủ Nga cho biết.
Truyền thông Nga đưa tin rằng, luật này quy định xóa nợ lên tới 10 triệu rúp (95.000 USD) cho những người ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng để chiến đấu tại Ukraine trong ít nhất một năm, bắt đầu từ ngày 1/12.
Luật này áp dụng cho tất cả những tân binh tiềm năng đã bị mở quy trình thu hồi nợ.
Động thái này sẽ giúp Nga đảm bảo tuyển quân hiệu quả hơn trong cuộc chiến tiêu hao với Ukraine gần 3 năm qua.
Hồi tháng 7, ông Putin đã ký sắc lệnh nhằm tăng gấp đôi khoản thanh toán trả trước cho những người tình nguyện chiến đấu ở Ukraine.
Tất cả người Nga ký hợp đồng với quân đội để sang Ukraine tham chiến sẽ nhận được khoản thanh toán trả trước là 400.000 rúp (4.651 USD). Sắc lệnh này cũng khuyến nghị rằng các chính quyền khu vực nên chi khoản thanh toán này từ ngân sách địa phương với mức tương đương.
Trước đó, con số trên ở mức 204.000 rúp. Sau khi sắc lệnh đi vào hiệu lực, những binh nhì tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt sẽ có mức lương tối thiểu trong năm đầu tiên là 3,25 triệu rúp (31.500 USD).
Ngoài tăng lương, người Nga tự nguyện nhập ngũ sang chiến đấu ở Ukraine còn nhận được nhiều đặc quyền khác như miễn giảm lãi suất hàng tháng đối với các khoản vay tiêu dùng và bảo lãnh của nhà nước đối với các khoản vay đó trong trường hợp tử vong.
Một phần nhờ vào các chính sách này, Nga có thể tăng cường lực lượng sang Ukraine tham chiến mà tránh phải tiến hành một đợt động viên khác như hồi tháng 9/2022.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 23/11 cho biết Nga không cân nhắc đợt huy động quân nào nữa vì nước này vẫn đang dựa vào nguồn lực tình nguyện viên mạnh mẽ sẵn sàng tham gia quân đội.
Nga đã công bố một đợt động viên cục bộ vào mùa thu năm 2022, triệu tập khoảng 300.000 quân dự bị để sang Ukraine thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt.
Bất chấp những tin đồn lan truyền trong những tháng gần đây về một chiến dịch động viên mới, không có thông báo nào được đưa ra trong khi các quan chức Nga liên tục khẳng định rằng Moscow không cần thiết phải có các biện pháp như vậy.
Ông Peskov cho biết, công dân Nga "rất tích cực ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng".
Ông cho hay, những người tình nguyện gia nhập lực lượng đông đảo với hàng trăm người ký hợp đồng mỗi ngày với Bộ Quốc phòng.
Vào tháng 7, Bộ Quốc phòng Nga cho biết chỉ riêng trong năm 2024 đã có hơn 190.000 công dân ký hợp đồng quân sự, đồng thời cho biết trung bình có 1.000 người nhập ngũ mỗi ngày.
Hiện tại, mức lương tối thiểu hàng năm của các quân nhân hợp đồng Nga chiến đấu ở Ukraine ở mức gấp 3 lần so với mức lương trung bình trên cả nước.
Trong khi đó, Ukraine đang đối mặt với thách thức liên quan tới nỗ lực tuyển quân do tâm lý mệt mỏi vì cuộc chiến kéo dài gần 3 năm qua. Nhiều tháng trở lại đây, truyền thông phương Tây đưa tin về tình trạng thiếu nhân lực ngày càng gia tăng đối với lực lượng vũ trang Ukraine.
Hồi tháng 4, ông Zelensky đã ký một đạo luật hạ tuổi huy động nam giới vào quân đội từ 27 xuống 25, động thái sẽ giúp Kiev có nhiều lựa chọn hơn trong hoạt động gọi nhập ngũ.
" alt=""/>Tổng thống Putin ký luật xóa nợ cho tân binh sang Ukraine tham chiếnHành trình tu tập, khất thực của ông Thích Minh Tuệ thu hút nhiều người dân tham gia (Ảnh: Chí Anh).
Ông Minh Tuệ mong muốn khi ông đi khất thực không có người khác đi theo, tụ tập chào đón, gây ồn ào và không đúng với chánh pháp.
Theo nguồn tin của phóng viên Dân trí, thông báo trên được đăng tải trên mạng xã hội chứ không được gửi lên chính quyền địa phương. Thông báo này cũng có xác nhận của Công ty TNHH Phát Tâm Thiên Định Tuệ với con dấu và chữ ký của bà Nguyễn Thị Lan, Phó Giám đốc công ty.
Trước đó, ông Thích Minh Tuệ có đơn gửi các cơ quan chức năng đề nghị người dân không tụ tập đông người; không quay phim, chụp hình và phát tán hình ảnh cá nhân của ông lên mạng xã hội.
Ông Thích Minh Tuệ đề nghị mọi người không tụ tập đông người để đảm bảo an toàn giao thông, không phát tán hình ảnh của ông lên mạng xã hội khi chưa được phép. Những việc này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tu tập của ông, cũng là hành vi vi phạm pháp luật.
Thời gian gần đây, khá đông người dân tập trung theo sát việc tu tập của ông Thích Minh Tuệ gây ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân ông này và gây mất an ninh trật tự (Ảnh: Chí Anh).
Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ, SN 1981, quê xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) đăng ký hộ khẩu thường trú ở xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định ông Lê Anh Tú không phải là tu sĩ Phật giáo và bản thân ông Lê Anh Tú cũng không nhận mình là tu sĩ Phật giáo, chỉ là công dân tu học theo lời dạy của Đức Phật.
Từ năm 2017 đến năm 2023, ông Lê Anh Tú tự tu, thực hành hạnh khất thực; đã 3 lần đi bộ từ Nam ra Bắc và ngược lại.
Năm 2024 là lần thứ 4 ông Tú đi bộ xuất phát từ tỉnh Khánh Hòa, theo trục đường chính lên Cao Bằng - Hà Giang.
" alt=""/>Ông Minh Tuệ thông báo tạm dừng đi khất thựcTổng thể dự án Trường Đại học Hoa Lư xây dựng từ năm 2007 đến nay (Ảnh: Thái Bá).
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình nhấn mạnh, dự án xây dựng Trường Đại học Hoa Lư là dự án trọng tâm của tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã luôn quan tâm, chỉ đạo thường xuyên; đây cũng là công trình được lựa chọn chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
Ông Ngọc yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp tỉnh (chủ đầu tư dự án) phải xây dựng tiến độ chi tiết, cụ thể đối với từng hạng mục công trình; chỉ đạo nhà thầu thi công tập trung cao độ, huy động tối đa nguồn lực, nhân lực, tăng ca, tăng kíp, tổ chức thi công đồng loạt các hạng mục với nhiều mũi, tổ đội, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo tuyệt đối an toàn, đáp ứng yêu cầu về chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật công trình.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Tống Đức Long, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp tỉnh Ninh Bình cho biết, tiến độ thực hiện giá trị khối lượng hoàn thành gói thầu xây lắp dự án xây dựng Trường Đại học Hoa Lư đến nay ước đạt trên 65%. Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu phấn đấu đến hết năm 2024 đạt trên 75% tổng giá trị hợp đồng.
Sau hơn 16 năm "đắp chiếu", dự án xây dựng Trường Đại học Hoa Lư đang dần hồi sinh trở lại (Ảnh: Thái Bá).
Sau hơn 16 năm "đắp chiếu", dự án xây dựng Trường Đại học Hoa Lư có giá trị 770 tỷ đồng (sau nhiều lần điều chỉnh quyết định đầu tư) đang dần được hồi sinh. Các hạng mục như: Nhà hiệu bộ 9 tầng; Giảng đường A, B (4 tầng); Thư viện - Y tế - Nhà ăn (2 tầng); Nhà hội trường (3 tầng); Nhà thi đấu; Nhà xưởng thực hành... đang dần hiện rõ hình hài.
Trên tổng diện tích đất 17,3ha xây dựng dự án tại xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình nhiều tháng qua đã hiện rõ màu sơn lót của các tòa nhà cao tầng, không còn màu rêu mốc, cỏ dại mọc um tùm, bỏ hoang hóa như nhiều năm trước. Trên công trường, tiếng máy móc thi công nhộn nhịp, tiếng công nhân nói cười rộn vang khắp công trình.
Anh Mai Văn Điệp chia sẻ: "Gần 2 thập kỷ dự án xây dựng Trường Đại học Hoa Lư "trùm mền" dẫn đến khu đất trở nên hoang hóa. Xung quanh khu vực này, do dự án trường đại học chưa rõ ngày về đích nên các hộ dân mua đất cũng không đến sinh sống, khiến toàn bộ một vùng đất rộng lớn của thành phố bị bỏ hoang, cảnh tượng đìu hiu, ảm đạm mười mấy năm trời".
Dự án xây dựng Trường Đại học Hoa Lư được UBND tỉnh Ninh Bình quyết định đầu tư năm 2007. Trường đại học Hoa Lư được giao làm chủ đầu tư dự án với số vốn khoảng 1.300 tỷ đồng. Dự án triển khai xây dựng đến năm 2014 thì dừng thi công do không được cấp vốn.
Điều đáng nói là thời điểm này, UBND tỉnh Ninh Bình lại có quyết định điều chỉnh dự án, tổng mức đầu tư chỉ còn hơn 400 tỷ đồng. Điều này dẫn đến sự bất hợp lý vì nhiều hạng mục của dự án đang thi công dở dang, với số vốn đó không thể quyết toán và hoàn thành công trình.
Năm 2019, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp tỉnh Ninh Bình được giao làm chủ đầu tư dự án. UBND tỉnh Ninh Bình đã tổ chức nhiều hội nghị để tháo gỡ sự bất hợp lý của việc điều chỉnh cắt nguồn vốn và quy mô dự án.
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình (mũ cối màu xanh) kiểm tra, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án để đưa vào sử dụng từ năm học 2025-2026 (Ảnh: Thái Bá).
Sau khi thống nhất các phương án và trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành quyết định điều chỉnh, bổ sung và cho triển khai xây dựng tiếp dự án. Theo quyết định, dự án Trường Đại học Hoa Lư sau khi điều chỉnh có tổng mức đầu tư là 770 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đã yêu cầu các sở, ngành, cơ quan chuyên môn tham mưu bố trí đủ nguồn vốn để dự án triển khai thực hiện, hoàn thành đúng tiến độ đã đề ra.
" alt=""/>Dự án trường đại học "đắp chiếu" gần 2 thập kỷ sắp hồi sinh?