Vì vậy, nếu tăng tuổi hưu bằng tuổi nghỉ hưu theo Bộ luật Lao động hoặc bằng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan công an sẽ không bảo đảm cho sĩ quan, nhất là sĩ quan ở các đơn vị đủ quân, sẵn sàng chiến đấu có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ.
Mặt khác, do cơ cấu, tổ chức biên chế, quân đội hằng năm vẫn phải tuyển sinh quân sự để sắp xếp và trẻ hóa đội ngũ cán bộ cấp phân đội, nếu tăng thêm tuổi so với dự thảo luật sẽ gây ùn tắc, dôi dư trong đội ngũ sĩ quan.
Bộ Quốc phòng khẳng định, dự thảo luật sửa đổi, bổ sung lần này nâng hạn tuổi phục vụ tại ngũ đã tiệm cận cao nhất từ trước đến nay so với quy định của Bộ luật Lao động.
"Sửa đổi nâng hạn tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan lần này đã được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng nghiên cứu, tính toán khoa học, đánh giá kỹ lưỡng trên cơ sở các phương án tăng tuổi, được sự thống nhất cao của các cơ quan, đơn vị trong toàn quân", cơ quan soạn thảo khẳng định.
Việc này vừa gìn giữ đội ngũ sĩ quan có bản lĩnh, năng lực, kinh nghiệm vừa phù hợp với tính chất, nhiệm vụ, cơ cấu, tổ chức của quân đội, vừa thực hiện chính sách cán bộ; đồng thời, thống nhất với quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Hiện chỉ có 1 nữ sĩ quan cấp thiếu tướng, 2% nữ sĩ quan cấp đại tá
Với nữ sĩ quan cấp tướng và đại tá, Bộ Quốc phòng cho hay, hiện nay toàn quân có 1 nữ sĩ quan bậc thiếu tướng (là Phó Giáo sư, Tiến sĩ y học) và khoảng 2% nữ sĩ quan cấp đại tá so với tổng số sĩ quan cấp đại tá.
Những nữ sĩ quan cấp đại tá này chủ yếu công tác ở cơ quan cấp chiến lược, các học viện, nhà trường, trung tâm nghiên cứu khoa học, bệnh viện, đơn vị văn hóa nghệ thuật và có trình độ cao (Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú), cơ bản thuộc đối tượng kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ 5 năm theo quy định của dự thảo luật.
Độ tuổi cao nhất trong số nữ sĩ quan cấp đại tá hiện nay có 13 người 53 tuổi, nên đến năm 2029 là 58 tuổi, phù hợp với tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động.
Bộ Quốc phòng cũng chỉ rõ thực tiễn từ khi thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam đến nay, quân đội mới có 7 nữ là sĩ quan cấp tướng, trong đó có 4 tiến sĩ, bác sĩ (thời kỳ cao nhất có 3 nữ sĩ quan cấp tướng cùng công tác, hiện tại chỉ có 1 người đang công tác).
Do đó, dự thảo luật không phân biệt tuổi phục vụ tại ngũ giữa nam với nữ và không quy định lộ trình tăng hạn tuổi phục vụ cao nhất đối với nữ sĩ quan có quân hàm đại tá là phù hợp với thực tiễn.
Thực tế, số lượng nữ sĩ quan chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 3% so với tổng số sĩ quan), chủ yếu công tác ở cơ quan, học viện, nhà trường, bệnh viện, đơn vị văn hóa nghệ thuật…, không có nữ sĩ quan chỉ huy đơn vị chiến đấu.
Theo lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu thì tuổi nghỉ hưu của lao động nữ năm 2024 là 56 tuổi 4 tháng, sau đó mỗi năm tăng 4 tháng, đến năm 2029 là 58 tuổi, năm 2035 là 60 tuổi.
Hiện nay, hạn tuổi phục vụ tại ngũ của nữ sĩ quan cấp thượng tá trở xuống (chủ yếu là sĩ quan có trình độ chuyên môn cao: Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II…, đào tạo chuyên sâu, đặc thù) vẫn thấp hơn tuổi nghỉ hưu của lao động nữ theo quy định tại dự thảo luật. Do đó, cơ quan soạn thảo cho rằng không cần thiết quy định lộ trình tăng tuổi.
Cuối tháng 11/2023, công ty đã được Tổ chức BSI thực hiện hoàn thành quá trình kiểm tra xác nhận Báo cáo kiểm kê khí nhà kính tại Khu liên hợp, đáp ứng các yêu cầu và đủ điều kiện xác nhận và công bố Báo cáo Kiểm kê khí nhà kính cho Doanh nghiệp theo yêu cầu của Tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018.
Công ty cũng đã hoàn thành quá trình Kiểm kê xác nhận theo ISO 14067: 2018 – Định lượng dấu vết carbon cho các dòng sản phẩm của Khu Liên hợp vào cuối tháng 1/2024. Dự kiến trong tháng 4/2024, BSI sẽ ban hành xác nhận Báo cáo Dấu vết Carbon trên sản phẩm theo ISO 14067:2018 cho các dòng sản phẩm của Hòa Phát.
Trước đó, Hòa Phát đã áp dụng công nghệ sản xuất tuần hoàn khép kín vào sản xuất tại tất cả các khu liên hợp sản xuất gang thép. Doanh nghiệp đã tính toán kỹ lưỡng và dành tới 30% vốn đầu tư cho các hạng mục môi trường.
Các khu liên hợp sản xuất gang thép của doanh nghiệp tại Hải Dương và Dung Quất đều áp dụng hàng loạt các giải pháp và ứng dụng công nghệ mới nhất để tối ưu sản xuất cũng như tiết kiệm năng lượng.
Tính riêng năm 2023, tổng lượng điện phát của các nhà máy điện nhiệt dư thuộc Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát tại Hải Dương và Dung Quất đạt 2,4 tỷ kWh, giúp Hòa Phát tự chủ khoảng 80% lượng điện năng cho sản xuất. Trong đó, sản lượng điện tự phát của Hòa Phát Dung Quất ghi nhận đạt 1,96 tỷ KWh.
Ngoài sử dụng nhiệt dư trong luyện coke để phát điện, Khu liên hợp còn tận dụng khí than dư thừa trong luyện gang, thép làm nhiên liệu cho nồi hơi để phát điện. Công nghệ sản xuất điện năng này đã góp phần bảo vệ môi trường, giảm lượng phát thải CO2 so với loại hình phát điện nhiệt than có công suất tương đương.
Hiện, Hòa Phát áp dụng các giải pháp sản xuất thép tiết kiệm năng lượng gồm: thu hồi nhiệt dư, tận dụng phục vụ cho phát điện để cung cấp cho sản xuất; sử dụng công nghệ dập cốc khô thân thiện với môi trường để sản xuất điện; công nghệ tuabin thu hồi năng lượng quạt gió lò cao; sử dụng nhiệt dư để sản xuất điện trong quá trình thiêu kết quặng.
Đặc biệt, công nghệ đúc – cán liên tục, tận dụng nhiệt từ phôi nóng, phôi nóng sau đúc sẽ được chuyển ngay sang dây chuyền cán để sản xuất thép thành phẩm. Giải pháp này đã tiết giảm tối đa sử dụng năng lượng, làm giảm chi phí sản xuất, đồng thời giảm phát thải CO2/tấn sản phẩm.