0h sáng ngày 8/9 theo giờ Việt Nam, Apple sẽ tổ chức sự kiện lớn tại Mỹ. Sự kiện được mong đợi giới thiệu iPhone 7 và iPhone 7 Plus mới. Theo truyền thống, Apple sẽ cho đặt trước và bán sản phẩm không lâu sau ngày ra mắt.
" alt=""/>Foxconn giao gần 70 tấn iPhone 7 cho AppleSáng nay, 22/9, đoàn công tác cấp cao của Bộ TT&TT do Bộ trưởng Trương Minh Tuấn dẫn đầu đã có cuộc Hội đàm với Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông Campuchia Tram Iv Tek, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Campuchia từ ngày 21-23/9.
Hai Bộ trưởng ký kết Biên bản hợp tác giữa 2 Bộ nhằm cụ thể hóa và hiện thực hóa các nội dung hợp tác đã thống nhất. Ảnh: Đ.P. |
Bộ trưởng Tram Iv Tek cũng vừa có chuyến thăm Việt Nam và làm việc song phương với Bộ TT&TT ngày 8/9 vừa qua, do đó, nội dung của cuộc tọa đàm sáng nay giữa hai Bộ trưởng chủ yếu xoay quanh những nội dung, phương hướng hợp tác quan trọng trong giai đoạn tới mà hai bên đã cơ bản thống nhất trước đó.
Cụ thể, hai bên nhất trí sẽ tăng cường hơn nữa các mối quan hệ hợp tác song phương truyền thống trong lĩnh vực CNTT-TT, thông qua việc thực hiện hiệu quả Thỏa thuận giữa Bộ TT&TT Việt Nam với Bộ Bưu chính Viễn thông Campuchia về hợp tác trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, được ký kết ngày 22/9/2012 tại Hà Nội và Bản ghi nhớ giữa Cục Tần số Vô tuyến điện Việt Nam và Cục Bưu chính Viễn thông Campuchia về hợp tác trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện, được ký kết ngày 19/12/2011 tại Phnôm Pênh.
Đồng thời, hai Bộ trưởng đồng thuận sẽ thúc đẩy hợp tác giữa các cơ quan quản lý trong lĩnh vực CNTT-TT, nhất là an toàn thông tin. Điều này đã được cụ thể hóa ngay bằng một thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực chứng thực điện tử được ký kết ngay sau Tọa đàm, giữa Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia Việt Nam (NEAC) và đơn vị chuyên môn của Bộ Bưu chính Viễn thông Lào.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đặc biệt nhấn mạnh một nội dung hợp tác quan trọng, nhiều tiềm năng giữa hai nước, đó là tăng cường các cơ hội kinh doanh trong lĩnh TT&TT, nhất là sự hợp tác giữa các doanh nghiệp viễn thông, CNTT hai nước. Theo đó, hai bên sẽ dành sự ủng hộ và tạo điều khiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp Việt Nam hợp tác đầu tư tại Campuchia và ngược lại, các doanh nghiệp Campuchia hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
"Đi cùng tôi hôm nay có đại diện các Tập đoàn viễn thông, CNTT lớn của Việt Nam như VNPT, Viettel, FPT... Rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ từ ngài Bộ trưởng và Chính phủ Campuchia, cũng như mong phía Campuchia sẽ dành sự đối xử bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam tương đương các doanh nghiệp khác đang kinh doanh tại Campuchia", Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nêu rõ. Phía Việt Nam cũng đề nghị Campuchia xem xét cấp các giấy phép tần số viễn thông dài hạn cho Viettel để các doanh nghiệp Việt Nam yên tâm, gắn bó lâu dài hơn với thị trường Campuchia.
Hai Bộ trưởng chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia Việt Nam (NEAC) và đơn vị chức năng của Bộ BCVT Campuchia. Ảnh: Đ.P. |
Hai bên nhất trí sẽ tăng cường và ưu tiên hợp tác phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ các chương trình đào tạo về bưu chính, viễn thông. Nội dung này sẽ sớm được cụ thể hóa và chi tiết hóa bằng các văn kiện hợp tác giữa Học viện Công nghệ BCVT của Việt Nam với Học viện BCVT Campuchia.
Cuối cùng, hai Bên thống nhất sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ và ủng hỗ lẫn nhau trong các tổ chức quốc tế chuyên ngành bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin như Liên minh Viễn thông thế giới ITU, Liên minh Bưu chính Thế giới UPU. Phía Campuchia nhất trí ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng điều hành (CA) nhiệm kỳ 2017 – 2020 tại Đại hội liên minh Bưu chính thế giới (UPU) lần thứ 26 tổ chức tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Hai Bộ trưởng chứng kiến lễ ký kết Biên bản hợp tác giữa Công ty Viễn thông quốc tế thuộc VNPT và Công ty viễn thông quốc tế Campuchia. Ảnh: Đ.P. |
Cũng trong sáng nay, hai bên đã tiến hành ký kết các Biên bản hợp tác nhằm cụ thể hóa và hiện thực hóa các nội dung hợp tác đã được trao đổi tại cuộc hội đàm ở Hà Nội ngày 8/9 và tại Phnompenh sáng nay.
Theo dự kiến, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn và đoàn công tác của Bộ TT&TT sẽ tiếp kiến Thủ tướng Campuchia Hun Sen trong chuyến thăm lần này.
T.C
" alt=""/>Việt Nam, Campuchia tăng cường hợp tác kinh doanh viễn thôngSam Media có trụ sở chính tại Hồng Kong, Trung Quốc. Thời gian qua, văn phòng đại diện tại Hà Nội của công ty này đã hợp tác kinh doanh với 3 doanh nghiệp là Công ty CP đầu tư ACOM, Công ty CP truyền thông VMG và Công ty CP truyền thông Gapit cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động qua các đầu số tin nhắn ngắn.
![]() |
Trên trang vn-mozzi.biz/vn thường xuyên có các quảng cáo trúng thưởng hấp dẫn |
Theo Thanh tra Sở, Sam Media đã tổ chức hoạt động quảng cáo trúng thưởng máy điện thoại, máy tính bảng, thẻ điện thoại trên Internet với phương thức quảng cáo sử dụng Landing Page (trang đích), với toàn bộ công đoạn quảng cáo từ khách hàng đến trang đích của Sam Media (có tên miền là vn-mozzi.biz/vn) do đối tác có thương hiệu AVAZU tổ chức thực hiện với mô hình mạng quảng cáo. Việc mua, bán dịch vụ quảng cáo được thực hiện qua các giao dịch điện tử; các nội dung quảng cáo trúng thưởng máy điện thoại, máy tính bảng, thẻ điện thoại ... được thiết kế có dạng là các biểu tượng của các sản phẩm này và các câu hỏi vui để người dùng tham gia trả lời, sử dụng những câu từ kích thích sự hấp dẫn của các giải thưởng vật chất. Đáng chú ý, phần quy định về thể lệ của chương trình khuyến mại, cách hủy dịch vụ, số điện thoại hỗ trợ khách hàng và giá cước của dịch vụ có cỡ chữ rất nhỏ, người dùng rất khó để ý.
Thông qua phương thức tiếp cận khách hàng như trên, trong khoảng thời gian từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2016, gần 94.000 khách hàng của 4 nhà mạng Viettel, MobiFone, VinaPhone và Vietnamobile đã phải chi trả với với tổng số tiền là gần 230,5 tỷ đồng cho Sam Media. Điều đáng nói là nhiều khách hàng khi được hỏi đều không biết mình đang sử dụng dịch vụ bị trừ tiền do Sam Media hợp tác với 3 công ty ACOM, VMG, Gapit cung cấp. Những người dùng này cho rằng các tin nhắn gửi từ các đầu số đến máy điện thoại của họ hàng ngày là các tin rác mà không biết đây là các tin nhắn dịch vụ mất tiền, Thanh tra Sở nhấn mạnh.
Do đó, Sam Media đã bị xử phạt vi phạm 30 triệu đồn vì hành vi "Thiết lập website thương mại điện tử bán hàng (vn-mozzi.biz/vn) mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định" và 25 triệu đồng cho hành vi "Cung cấp thông tin về dịch vụ nội dung qua tin nhắn trên trang vn-mozzi.biz/vn, nhưng thông tin giá, giá cước hiển thị không cùng kiểu mã lệnh và có kích thước nhỏ hơn 2/3 kích thước của mã lệnh".
T.C
" alt=""/>Phạt 1 DN Trung Quốc 55 triệu vì nhắn tin quảng cáo sai quy định