Mở đầu phát biểu, ông Nguyễn Kim Sơn chia sẻ, tính đến ngày mai là tròn 1 tháng ông nhận trách nhiệm Bộ trưởng GD-ĐT.
![]() |
Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn (ngoài cùng bên phải) trò chuyện với các cử tri |
“Một tháng qua, tôi nhận bàn giao và tiếp nhận công việc của Bộ - một trong những Bộ được người dân cả nước rất quan tâm. Đây là vinh dự, nhưng cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề”, Bộ trưởng nói.
Ông bày tỏ vinh dự khi được Ban Chấp hành Trung ương Đảng phân công về ứng cử tại Hà Nội.
Đề cập đến chương trình hành động nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội khoá XV, người đứng đầu ngành GD-ĐT khẳng định, sẽ nỗ lực làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất để thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân, luôn luôn lắng nghe ý kiến của cử tri và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đồng thời phản ánh tới các cơ quan chức năng của Quốc hội, Chính phủ để có biện pháp giải quyết.
Trong xây dựng pháp luật, ông sẽ quan tâm nhiều hơn đến tình hình thực tế để kiến nghị xây dựng các quy định phù hợp với cuộc sống, giải quyết được những khó khăn, vướng mắc, đáp ứng được lòng mong mỏi, nguyện vọng chính đáng và yêu cầu của người dân.
Theo Bộ trưởng, ngành GD-ĐT cần tập trung các biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo từ mầm non đến phổ thông, Đại học và sau Đại học. Triển khai thực hiện tốt lộ trình đổi mới giáo dục phổ thông…
Với TP Hà Nội, Bộ trưởng khẳng định, sẽ phối hợp để thực hiện tốt một số mục tiêu, giải quyết tốt các vụ việc cụ thể như ưu tiên xứng đáng phát triển các trường đại học trên địa bàn Thủ đô để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, các sản phẩm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho TP.
“Tôi sẽ phối hợp các bộ, ngành liên quan giải quyết các vấn đề chính sách đãi ngộ đối với giáo viên, tạo động lực để giáo viên công tác và cống hiến. Xây dựng chính sách chất lượng để phân bổ giáo viên phù hợp, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên ở một số cơ sở giáo dục hiện nay”, ông Sơn bày tỏ.
Bộ trưởng cũng đề cập đến giáo dục ở quận Hà Đông và nêu rõ, sẽ tìm hiểu sâu thêm để cùng với lãnh đạo quận có biện pháp thiết thực, thực tiễn thúc đẩy giáo dục và đào tạo ngày càng phát triển tốt hơn.
Một lần nữa, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn hứa nguyện làm hết tâm sức của mình để kết nối và đưa chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ tới người dân. Đồng thời truyền tải đầy đủ nguyện vọng của nhân dân tới các cấp lãnh đạo của Trung ương.
“Trở thành đại biểu Quốc hội cũng là điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành được trách nhiệm mà Đảng, Chính phủ, nhân dân giao phó với cương vị Bộ trưởng GD-ĐT”, ông Nguyễn Kim Sơn cam kết.
Thầy giáo đánh học sinh là điều đáng tiếc
Tại cuộc tiếp xúc, cử tri Nguyễn Công Khoái (phường Phú La) nhắc đến sự việc thầy giáo Khúc Xuân Hoà tại Bắc Giang đánh học sinh trên bục giảng; việc có nhiều ý kiến trái chiều khi cho học sinh dùng điện thoại trong học tập và vấn đề học trực tuyến không phù hợp với bậc tiểu học.
Ông Khoái đề nghị Bộ trưởng GD-ĐT cho ý kiến về những vấn đề nêu trên.
Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay, tại cuộc làm việc với Bộ hôm qua, Thủ tướng lưu ý việc vẫn còn hiện tượng tiêu cực, những điều làm người dân bức xúc, cả giáo viên lẫn người học và đề nghị Bộ tiếp tục đưa ra những biện pháp hiệu quả, mạnh mẽ để làm giảm bức xúc của người dân trong thời gian tới.
Theo Bộ trưởng GD-ĐT, sự việc thầy giáo Khúc Xuân Hoà ở Bắc Giang vừa qua là điều đáng tiếc. Bộ có ý kiến ngay với tỉnh Bắc Giang và đã xử lý trường hợp đó.
Ông Sơn cho biết, hiện nay Việt Nam có trên 1 triệu giáo viên, nhưng có một số trường hợp cá biệt. Tuy nhiên, chúng ta không nên đồng nhất cá biệt để làm hoen ố hình ảnh giáo viên.
“Chúng tôi cũng rất mong giữ gìn hình ảnh đội ngũ các nhà giáo, nếu phát hiện trường hợp nào như vậy thì sẽ có xử lý, nhắc nhở, răn đe, điều chỉnh với các nhà giáo khác. Nhưng chúng ta cũng phải kịp thời tôn vinh những tấm gương hy sinh, những tấm gương tốt của các nhà giáo”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, việc chống tiêu cực là trách nhiệm hàng đầu của ngành giáo dục nhưng cũng cần sự phối hợp, vào cuộc của toàn thể nhân dân, chính quyền địa phương.
Ngoài ra, ông Sơn thừa nhận việc đồng ý cho học sinh dùng điện thoại trong lớp với mục đích học tập và được sự đồng ý của cô giáo có 2 mặt là đúng.
Ông nêu quan điểm, các phương tiện như máy tính, điện thoại smartphone là tiến bộ khoa học công nghệ, học sinh thế hệ ngày nay sử dụng rất thành thạo công nghệ, trong giáo dục và lĩnh vực cũng sử dụng công nghệ.
Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường lưu ý, nhắc nhở giáo viên và các nhà quản lý giáo dục việc học sinh sử dụng điện thoại để hạn chế chuyện tiêu cực. Đồng thời, Bộ sẽ khảo sát thực tế để đánh giá tác động của chính sách, nếu như tác hại lớn sẽ có điều chỉnh cho phù hợp.
Liên quan việc chuyển sang học trực tuyến, Bộ trưởng cho biết, hiện nay, tất cả các cấp bậc học dùng phương tiện internet và bài giảng điện tử như một công cụ hỗ trợ.
Đây là xu hướng tích cực không thể phủ nhận, nhưng việc áp dụng nó với các mức độ, cách thức có khác nhau ở các bậc học. Với bậc học nhỏ thì cân nhắc và có người hỗ trợ.
“Trong điều kiện phát sinh dịch, các trường đều chuyển sang dạy học trực tuyến cũng là giải pháp mang tính tình thế. Trong văn bản của Bộ vẫn lưu ý khi các cháu trở lại trường thì phải quan tâm củng cố kiến thức…”, ông Sơn nói.
Hương Quỳnh
Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, ngân sách chi lương cho giáo viên năm 2024 là 120 nghìn tỷ và đến năm 2025 tăng lên khoảng 150 nghìn tỷ đồng.
" alt=""/>Bộ trưởng GDKết quả Đình Trọng bị tái phát chấn thương rách cơ đùi, phải nghỉ thi đấu ít nhất 1 tháng. Trong khi đó các cầu thủ còn lại chỉ bị căng cơ chỉ cần nghỉ 1-2 ngày.
Như vậy, Đình Trong không thể ra sân ở trận tuyển Việt Nam tiếp Australia, lượt trận thứ 2 bảng B, vòng loại cuối World Cup 2022 khu vực châu Á.
Đình Trọng tái phát chấn thương |
Ở trận gặp Saudi Arabia, Đình Trọng được HLV Park Hang Seo tung vào sân thay cho Duy Mạnh nhận 2 thẻ vàng. Những phút trên sân, trung vệ CLB Hà Nội đã chơi rất nỗ lực.
Đây thực sự là một tin không vui tiếp theo với HLV Park Hang Seo. Trong thời gian qua, các chấn thương của tuyển Việt Nam liên tiếp rơi vào hàng thủ, từ Văn Hậu, Bùi Tiến Dũng và giờ là Đình Trọng. Ngoài ra, ông Park cũng không thể sử dụng Duy Mạnh ở trận gặp Australia vì án treo giò.
Hiện tại ở tuyển Việt Nam, ngoài Quế Ngọc Hải và Thành Chung đá trung vệ, còn có Bùi Hoàng Việt Anh, Văn Thiết và Thanh Bình. Tuy nhiên đây đều là những cầu thủ mới hoặc ít có kinh nghiệm thi đấu.
Video tuyển Việt Nam 1-3 Saudi Arabia:
Diệp Chi
FIFA công bố danh sách tổ trọng tài điều hành trận tuyển Việt Nam - Australia ngày 7/9.
" alt=""/>Đình Trọng báo tin dữ với HLV Park Hang SeoSuốt dịp Tết Nguyên Đán, cả nhà chị phải chịu cảnh cách ly. Trong khi đó, kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh.
Có lẽ, cuộc đời chị Cúc trở thành những chuỗi ngày dài đầy nước mắt. Tài sản quý giá nhất đối với bậc làm cha làm mẹ là những đứa con, song chị lại không được hưởng niềm hạnh phúc bình dị ấy.
Con trai út của chị là Trần Đại Quang (sinh năm 2014) sinh ra đã bị dị tật bộ phận sinh dục và không có một bên tai. Dù trải qua 4 lần phẫu thuật kể từ lúc mới chào đời, nhưng đến nay tình hình vẫn không mấy khả quan.
Nỗi ưu tư vì bệnh tình của con út chưa kịp nguôi ngoai, tai ương lại giáng lên đầu con gái thứ hai của chị là Trần Yến Nhi (SN 2008). Tháng 2/2021, cháu xuất hiện triệu chứng đau đầu gối, đi lại khó khăn. Tình hình mỗi lúc một xấu hơn khi những cơn đau kéo đến dồn dập.
![]() |
Con trai út chị Cúc là cháu Trần Đại Quang (sinh năm 2014) sinh ra đã bị đa dị tật. |
Đưa con đến bệnh viện Việt Đức kiểm tra thì các bác sĩ kết luận, cháu mắc bệnh ung thư xương chày. Cuối tháng 2/021, Yến Nhi phải vào bệnh viện K Tân Triều để điều trị. Qua 6 đợt truyền hoá chất, cháu đủ điều kiện để mổ bảo tồn chân ở bệnh viện Vinmec.
Tuy nhiên, chi phí mổ hết vài trăm triệu đồng khiến chị Cúc phải chạy vạy khắp nơi. Nhờ nỗ lực từ các bác sĩ, Yến Nhi được ghép xương thành công, song cháu tiếp tục phải quay lại bệnh viện K để điều trị thêm bằng hoá chất.
Trớ trêu thay, đúng vào thời điểm đang dang dở phác đồ điều trị, tình hình dịch bệnh ở bệnh viện K Tân Triều diễn biến phức tạp. Bản thân chị Cúc cùng Yến Nhi đều bị nhiễm virus SARS-CoV-2.
“Thời điểm đó, lòng tôi như có lửa đốt. Mình bị nhiễm Covid-19 thì không sao vì cũng tiêm vắc xin rồi. Nhưng con gái tôi bị bệnh nền quá nặng như vậy, lại chưa được tiêm, tính mạng cháu bị đe doạ từng ngày khiến tôi vô cùng đau đớn. Bao nhiêu cái tai ương mà một mình cháu phải gánh chịu hết”, chị Cúc tâm sự về những ngày “tử thần” rình rập đe dọa tính mạng con gái.
Tết Nguyên Đán năm 2022 với nhiều gia đình là niềm vui vầy, sum họp, nhưng lại trở thành chuỗi ngày buồn nhất với hai mẹ con chị. Một năm cũ qua đi để lại gánh nặng hơn 500 triệu đồng chị vay mượn khắp nơi để chữa bệnh cho con.
![]() |
Hoàn cảnh của gia đình Lê Thị Cúc lúc này đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ |
Trong khi đó, chị đã phải nghỉ làm để đồng hành cùng con trên giường bệnh. Gánh nặng kinh tế lúc này dồn hết lên vai người chồng. Chồng chị chỉ làm lao động tự do, lại phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, vì thế mà thu nhập vô cùng bấp bênh. Mọi thứ trở nên khó khăn gấp bội trong suốt những ngày cả nhà phải cách ly vì có tiếp xúc với nhau.
Giờ đây, ngoài việc đối mặt với dịch bệnh, những tác dụng phụ của hoá chất khiến Yến Nhi bị tụt bạch cầu, dẫn đến sốt cao cùng biến chứng viêm tai giữa khiến cháu không còn nghe được gì. Ngay cả khi đang ở cái độ tuổi đẹp nhất, mọi thứ dường như đang khép lại đối với cháu.
“Mấy năm nay do bệnh dịch cháu đã không còn được đi học. Giờ cháu bị bệnh ung thư xương rồi chẳng biết bao giờ mới được quay lại học với các bạn. Cháu sợ giường bệnh, sợ hoá chất lắm”, Yến Nhi chia sẻ.
Hoàn cảnh gia đình chị Cúc cùng cháu Yến Nhi hết sức éo le. Lúc này đây, hai mẹ con cháu rất cần sự chung tay hỗ trợ từ cộng đồng.
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Hòa, tổ trưởng tổ 54 thì hoàn cảnh của gia đình chị Lê Thị Cúc thuộc diện khó khăn. Chị Cúc vừa mắc Covid- 19, có hai người con đều mắc bạo bệnh khiến gia đình lâm vào cảnh khốn đốn, hiện rất cần được cộng đồng giúp đỡ.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: