Chiều 12/7 Sở Y tế TP.HCM đã thông tin về kết quả kiểm tra, đánh giá an toàn tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng thuộc Công ty cổ phần dược phẩm FPT Long Châu.
Theo Sở Y tế TP.HCM, trên địa bàn TP.HCM có 21 cơ sở tiêm chủng thuộc Công ty Cổ phần Dược phẩm FPT Long Châu. Thời gian qua, các Phòng Y tế đã phối hợp Trung tâm y tế quận, huyện, TP. Thủ Đức thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động tiêm chủng trên địa bàn quản lý theo quy định của Bộ Y tế. Qua báo cáo của các Phòng Y tế, các cơ sở tiêm chủng của Công ty Cổ phần Dược phẩm FPT Long Châu vẫn duy trì được các điều kiện thực hiện tiêm chủng, có một số cơ sở còn tồn tại cần khắc phục. Các Phòng Y tế đã lập biên bản và FPT Long Châu đã cam kết sẽ khắc phục.
Việc kiểm tra, đánh giá an toàn tiêm chủng tại các trung tâm tiêm chủng Long Châu được tiến hành sau khi xảy ra 2 trường hợp phản vệ sau tiêm vắc xin tại đây. Hiện nay, cả 2 trường hợp đã ổn định và xuất viện. Tiêm chủng Long Châu đã báo cáo và cung cấp thông tin cũng như hồ sơ liên quan đến 2 trường hợp này đến Sở Y tế và HCDC theo quy định.
Theo Thông cáo báo chí của Công ty Cổ phần Dược phẩm FPT Long Châu gửi đến VietNamNet cùng ngày 12/7, FPT Long Châu đã thực hiện hướng dẫn của Sở Y tế TP.HCM, tiến hành rà soát toàn diện các cơ sở tiêm chủng Long Châu và có ngay điều chỉnh phù hợp, cụ thể:
Về hệ thống cảnh báo theo dõi nhiệt độ bảo quản vaccine, còi đèn ở tủ lưu trữ vắc xin:
Các tủ lưu trữ vắc xin của Long Châu (thương hiệu Haier, đạt tiêu chuẩn WHO) được tích hợp đầy đủ thiết bị lưu trữ còi đèn ngay trong tủ. Khi tủ vượt quá nhiệt độ cài đặt, tức ngưỡng 3-7 độ, tủ sẽ ngay lập tức phát ra cảnh báo còi và đèn.
Bên cạnh đó, Long Châu có trang bị thiết bị theo dõi nhiệt độ tự động riêng, độc lập với tủ lạnh là Logtag. Khi nhiệt độ của tủ lạnh vượt quá ngưỡng cài đặt an toàn (3-7 độ), hệ thống cảnh báo còi đèn của thiết bị logtag cũng ngay lập tức được kích hoạt và gửi tin nhắn tự động đến tất cả các nhân sự liên quan của Long Châu ở tại cơ sở (quản lý, điều dưỡng) và trụ sở chính ngay cả vào ban đêm.
Tại trụ sở chính, đội giám sát 24/7 sẽ tiến hành các bước xử trí, phối hợp với cơ sở theo quy trình để đảm bảo nhiệt độ lưu trữ luôn được duy trì an toàn, xuyên suốt. Do vậy, hệ thống cảnh báo của Long Châu theo dõi xuyên suốt được nhiệt độ quy chuẩn trong mọi tình huống với 3 lớp phòng vệ riêng (cảnh báo thiết bị, cảnh báo logtag, cảnh báo ở trụ sở chính).
"Tuy nhiên, để việc cảnh báo được rõ ràng hơn nữa ngay tại cơ sở, chúng tôi tiếp thu hướng dẫn của Sở Y tế và đã bắt đầu tiến hành trang bị thêm hệ thống còi, đèn cảnh báo", Thông cáo của Tiêm chủng Long Châu nhấn mạnh.
Về máy phát điện: Tủ lưu trữ vắc xin chính, bảo quản vắc xin qua đêm tại trung tâm tiêm chủng Long Châu là tủ lưu trữ hãng Haier HBC - 260. Khi có sự cố mất điện, tủ duy trì nhiệt độ an toàn 2-8 độ thiết lập, duy trì an toàn và ổn định nhiệt độ chuẩn trong suốt quá trình trên 60 giờ. Bên cạnh đó, Tiêm chủng Long Châu vẫn có phương án dự phòng bổ sung là thuê máy phát điện từ đối tác để xử trí khi cần thiết.
Về quy trình 1 chiều: Tiêm chủng Long Châu áp dụng quy trình 01 chiều ngay từ đầu ở các cơ sở (Lê Văn Lương, Nguyễn Duy Trinh, 3/2…). Trong quá trình thực hiện các cơ sở mới sau này, một số cơ sở có đặc thù không gian khác nhau, Tiêm chủng Long Châu đã bố trí phòng xử trí sau tiêm ở bên trong phòng khám của bác sĩ để bác sĩ nhanh chóng xử lý cho bệnh nhân khi phát sinh sự cố”.
"Tuy nhiên, sau khi làm việc với Sở Y Tế TP.HCM, chúng tôi được hướng dẫn làm rõ bố trí không gian như vậy là chưa đúng quy định. Vì vậy, chúng tôi đã nghiêm túc tiếp thu và tiến hành điều chỉnh lại toàn bộ không gian của các cơ sở theo đúng quy trình 1 chiều như quy định của sở", Thông cáo cho biết.
Trong Thông cáo báo chí, Công ty Cổ phần Dược phẩm FPT Long Châu đồng thời cam kết luôn đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng vắc xin theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất; khkhẳng định sẽ nỗ lực từng ngày để nâng cao chất lượng dịch vụ, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật, đảm bảo sự hài lòng và an toàn cho khách hàng.
(Nguồn: Công ty Cổ phần Dược phẩm FPT Long Châu)
" alt=""/>FPT Long Châu thông tin về kết quả kiểm tra an toàn tiêm chủngTheo nghiên cứu được công bố trên ACS Central Science, các thành phần của DNA trong thực phẩm bị nhiệt phá hủy có thể được hấp thụ trong quá trình tiêu hóa và tích hợp vào DNA của người ăn. Điều này trực tiếp gây tổn thương cho DNA của con người, có khả năng gây ra đột biến gene dẫn đến ung thư và các bệnh khác.
Theo Express, phân tích được xem xét trên chuột và tế bào nuôi cấy trong phòng thí nghiệm nhưng nhóm nghiên cứu tin rằng tác động tương tự đối với con người.
Tác giả nghiên cứu Eric Kool cho biết: “Chúng tôi đã chỉ ra rằng việc nấu nướng có thể làm hỏng DNA trong thực phẩm và hấp thụ nguồn DNA này có thể gây rủi ro. Những phát hiện đó có thể thực sự thay đổi nhận thức của chúng ta về việc chuẩn bị thức ăn”.
Bất kỳ thực phẩm nào chúng ta ăn đều bao gồm DNA của các sinh vật gốc với các vitamin, khoáng chất, chất béo, protein và carbohydrate. Ví dụ, một miếng thịt bò bít tết nặng 500g sẽ chứa hơn 1g DNA của bò.
Điều này cho thấy việc con người tiếp xúc với DNA có khả năng bị hư hại do nhiệt là đáng kể.
Nhóm nghiên cứu đã nấu thịt bò băm, thịt lợn băm và khoai tây theo hai cách khác nhau - luộc hấp trong 15 phút hoặc nướng trong 20 phút.
Họ ghi nhận cả ba loại thực phẩm đều có biểu hiện tổn hại DNA khi đun sôi và nướng. Nhiệt độ cao hủy hoại DNA nhiều hơn trong hầu hết các trường hợp. Ngay cả khi chỉ đun sôi - nhiệt độ nấu tương đối thấp - vẫn dẫn đến một số tổn thương DNA. Hiện chưa rõ lý do khoai tây ít bị hủy hoại DNA ở nhiệt độ cao so với thịt.
Sau đó, một dung dịch chứa DNA bị hư hại do nhiệt được cho chuột ăn và tiếp xúc với các tế bào nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.
Kết quả ghi nhận, các tế bào bị tổn thương rõ rệt khi tiếp nhận DNA từ thực phẩm bị hư hại do nhiệt. Ở những con chuột, tổn thương DNA chủ yếu xuất hiện ở các tế bào ruột non do đó là nơi diễn ra hầu hết quá trình tiêu hóa thức ăn.
Nhóm tác giả hiện có kế hoạch thử nghiệm trên các loại thực phẩm khác với một số phương pháp chuẩn bị thực phẩm khác nhau.
Nhà khoa học Kool cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi đặt ra rất nhiều câu hỏi về nguy cơ sức khỏe mạn tính chưa được khám phá về ăn thực phẩm được nướng, chiên hoặc chế biến ở nhiệt độ cao”.
Vì những lý do này, một số người chọn bổ sung collagen từ thực phẩm có nguồn gốc động vật, vì nhiều loài (bao gồm lợn) có cấu trúc collagen tương tự như con người.
Trong 150g bì lợn có 11g protein, chủ yếu là keratin, elastin và collagen hợp thành. Collagen tương tự xi măng để gắn kết các tế bào thành mô cơ thể vững chắc. Collagen lợn được coi giống collagen người hơn collagen bò và do đó, dễ hấp thu và dung nạp hơn. Ngoài ra, phần bì lợn thường có giá rẻ, thậm chí ngoài chợ, người bán có thể cho không lấy tiền.
Collagen lợn rất giàu collagen loại I và III, chủ yếu được tìm thấy trong da. Do đó, bổ sung collagen từ lợn có thể hỗ trợ sức khỏevà cấu trúc của da, giảm thiểu sự xuất hiện của nếp nhăn và da chảy xệ.
Ngoài ra, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong khẩu phần 150g bì lợn luộc có 970 calo, 102g chất béo (37g chất béo bão hòa), 11g protein, 122mg cholesterol, 590mg muối. Bì lợn còn chứa vitamin A, C, D, sắt, canxi, kali.
Bì lợn có hàm lượng carbohydrate thấp, hầu như không có đường. Do đó, món ăn này thích hợp với những người có nhu cầu giảm cân.
Lý do không nên ăn quá nhiều
Tuy nhiên, bì lợn cũng có những nhược điểm khiến chúng ta không nên ăn quá nhiều. Trong 150g bì có tới 122mg cholesterol và 37g chất béo bão hòa. Các thành phần này kết hợp với nhau gây ra tác hại cho sức khỏe, có thể làm tắc nghẽn động mạch dẫn đến đau tim.
Không chỉ vậy, hàm lượng muối cao (gần 0,6g natri trong 150g bì) cũng không tốt cho cơ thể. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ ít hơn 2g natri mỗi ngày.
Khi lượng natri quá nhiều, cơ thể sẽ giữ nước trong máu để pha loãng natri. Quá trình này làm cho thể tích máu tăng lên, gây áp lực lên mạch máu, tăng huyết áp, ảnh hưởng xấu tới tim mạch.
Một số tác hại khác của dư thừa natri kéo dài là loãng xương, sỏi thận, béo phì, bệnh dạ dày, đường tiêu hóa.
Thêm vào đó, lượng chất béo, natri cao, thiếu các axit amin cần thiết khiến bì lợn khó tiêu nếu ăn nhiều.