Tích tắc được tạo ra nhằm giúp các chuyên gia phát triển phần mềm duy trì sự đồng bộ hóa của các hiệu ứng video, theo một mô tả trên trang chia sẻ mã GitHub. Một tích tắc bằng 1/705.600.000 của một giây và là đơn vị tiếp theo của một phần tỉ giây.
Một nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford (Anh) cho biết, đơn vị thời gian mới sẽ không tạo ra nhiều tác động tổng thể, nhưng có thể giúp mang tới những trải nghiệm thực tế ảo tốt hơn.
Theo các chuyên gia, tích tắc được định nghĩa bằng ngôn ngữ lập trình C++, loại ngôn ngữ được sử dụng để tạo ra các hiệu ứng hình ảnh cho phim ảnh, truyền hình và những dạng media khác. Nó sẽ mang tới cho các chuyên gia lập trình một cách thức mới để đo lường thời gian giữa các khung hình media mà không cần dùng tới phân số.
Matt Hammond, kỹ sư trưởng tại Ban nghiên cứu và phát triển của hãng thông tấn BBCnhận định, sự ra đời của tích tắc có thể giảm thiểu được các lỗi, chẳng hạn như tình trạng lắp trong đồ họa. "Khi các số sử dụng không phải là số nguyên, các tính toán của máy tính có thể dần dần xuất hiện lỗi. Những lỗi này có thể tích tụ theo thời gian, cuối cùng gây ra sự thiếu chính xác rõ thấy", ông Hammond giải thích.
Christopher Horvath, người sáng tạo ra đơn vị "tích tắc" đã công khai chia sẻ ý tưởng của mình trên Facebook vào đầu năm 2017, theo mô tả trên trang GitHub. Ông Horvath sau đó đã thực hiện nhiều điều chỉnh đối với đơn vị đo lường mới này theo các phản hồi góp ý.
Tích tắc không phải là đơn vị thời gian đầu tiên do một doanh nghiệp lớn sáng tạo ra. Hãng Swatch từng giới thiệu Thời gian Internet vào năm 1998, phân chia ngày thành 1.000 "nhịp". Trong đó, một nhịp tương đương 1 phút và 26,4 giây. Đơn vị này ra đời nhằm loại bỏ nhu cầu phải sử dụng múi giờ, nhưng cho tới nay vẫn chưa được chấp nhận trên khắp toàn cầu.
Tuấn Anh(Theo BBC)
Sau chiến thắng của U23 Việt Nam, lượng người follow (theo dõi) Facebook thủ môn Bùi Tiến Dũng tăng tới nửa triệu chỉ sau một đêm.
" alt=""/>Facebook phát minh ra đơn vị thời gian mớiTrong một thông điệp đăng tải hôm 11/1, CEO Facebook Mark Zuckerberg viết, mục tiêu của mạng xã hội này không còn là chủ yếu làm nổi bật "nội dung liên quan" dành cho 2 tỉ người dùng Facebook. Thay vào đó, mạng xã hội này sẽ ưu tiên các tương tác xã hội có ý nghĩa, mang lại lợi ích cho người dùng.
"Chúng tôi xây dựng Facebook để giúp mọi người duy trì kết nối và đưa chúng ta gần hơn với những người quan trọng với mình. Song, gần đây, chúng tôi đã nhận được phản hồi từ cộng đồng rằng các nội dung công khai - bài đăng từ các doanh nghiệp, thương hiệu và các hãng truyền thông - đang lấn át các giây phút riêng tư, vốn giúp chúng ta gắn kết hơn với nhau", ông chủ Facebook giải thích.
Các thuật toán ưu tiên những bài đăng của các thương hiệu, doanh nghiệp và hãng truyền thông trên News Feed của người dùng đã nhiều lần giúp Facebook đạt doanh thu cao kỷ lục, lên đến đỉnh điểm là 34 tỉ USD hồi năm ngoái. Tuy nhiên, chiến lược này cũng vấp phải những chỉ trích dữ dội vì dung dưỡng các nội dung có tính kích động và gây hiểu lầm. Áp lực tăng cao sau cuộc tổng tuyển cử Mỹ năm 2016, trong đó Facebook đã chứng minh có một vai trò quan trọng, góp phần mang lại chiến dịch vận động tranh cử tổng thống thành công cho ông Donald Trump. Trong thời gian diễn ra các vòng bỏ phiếu, các đối tượng và tổ chức được xác định có quan hệ với Nga đã tạo ra nhiều nội dung tiếp cận hơn 126 triệu người dùng Facebook, với phần lớn trong số đó quảng bá cho ông Trump.
Theo ông Zuckerberg, sau quá trình "đại cải tiến", người dùng Facebook sẽ nhìn thấy ít nội dung từ các doanh nghiệp, thương hiệu và giới truyền thông hơn, trong khi sẽ thấy nhiều nội dung chia sẻ từ bạn bè, gia đình và các nhóm tham gia trên News Feed của họ hơn. Các yếu tố như số lượng người hồi đáp, bình luận hoặc chia sẻ bài đăng sẽ kém quan trọng hơn việc khởi phát một cuộc trò chuyện thành công của nội dung đó. Các thay đổi là một phần trong nỗ lực tái thiết kế Facebook nhằm tăng "các tương tác có ý nghĩa" và giảm "sự tiếp nhận thụ động các nội dung chất lượng thấp, ngay cả khi nó sẽ làm giảm một vài chỉ số tham gia của chúng ta trong ngắn hạn".
Người dùng hiện có thể chờ đợi nhiều thay đổi hơn với Facebook trong thời gian tới. Mục tiêu của ông Zuckerberg cho năm 2018 bao gồm cả việc "bảo đảm thời gian dành cho Facebook là thời gian tiêu dùng có ý nghĩa". "Đây sẽ là một năm nghiêm túc cho sự tự tiến bộ và tôi kỳ vọng sẽ học hỏi được nhiều từ việc cùng nhau bắt tay giải quyết các vấn đề của chúng ta", CEO Facebook nhấn mạnh.
Tuấn Anh(theo Quartz, BBC)
Chiều ngày 11/1, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã có buổi tiếp chính thức ông Damian Yeo, Giám đốc chính sách và nhóm pháp lý khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Facebook.
" alt=""/>Facebook sắp 'đại cải tiến' nội dung hiển thị trên News FeedChuyên gia Tạ Quang Thái
Theo thông tin được Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể trao đổi tại Uỷ ban Tư pháp ngày 6/3, một nội dung đã gây “dậy sóng” dư luận khi lãnh đạo Bộ cho hay đang xem xét đề xuất phương án tất cả những người mất bằng lái xe phải thi lại để tránh tình trạng lợi dụng việc này xin thêm bằng thứ 2, thậm chí bằng thứ 3.
Nhiều quan điểm cho rằng, câu chuyện lãnh đạo Bộ GTVT lo lắng có sự lợi dụng sơ hở trong việc cấp lại bằng lái xe để có thêm bằng sẽ rất nhỏ nếu so với việc áp dụng thi lại với tất cả trường hợp bị mất.
Điều này gây lãng phí rất nhiều thời gian, tiền bạc và tại sao lại không đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào giải quyết bài toán này?
Liên quan đến vấn đề nói trên, trao đổi với ICTnews, ông Tạ Quang Thái, đồng sáng lập startup Rada cho rằng dưới góc độ quản lý, rất có thể quan điểm của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể xuất phát từ tình huống tài xế cứ báo mất rồi lại cấp lại bằng mới để nhỡ có vi phạm nghiêm trọng, bị thu bằng thì coi như bỏ đi và lại dùng bằng khác như bình thường.
Về mặt quản lý, trong thực tế thì hệ thống lưu và quản lý hồ sơ từ đào tạo, thi cử, cấp bằng… ở nhiều nơi đã được điện tử hóa, lưu trữ điện tử. Như vậy, vấn đề còn lại là cần liên thông giữa các cơ quan, đơn vị, các tỉnh thành để việc truy cập, tra cứu và cập nhật hiện trạng hồ sơ một cách dễ dàng, thuận tiện hơn cho đội ngũ kiểm tra.
“Công nghệ đã sẵn sàng và có thể thực hiện được, không có gì khó khăn, quan trọng là cơ quan quản lý triển khai nhanh hay chậm”, ông Tạ Quang Thái nhấn mạnh.
" alt=""/>Nếu quản lý bằng công nghệ, mất bằng lái sẽ không cần thi lại