Công tác chuẩn bị coi như xong, chờ lịch là lên đường.
Đúng ngày hẹn, dù không cần hô hào, không cần thuyết phục nhưng thật là lạ: Có rất nhiều bạn từ ngày ra trường giờ mới đi họp lớp được, rồi có cả mấy bạn đang sống ở nước ngoài cũng về tham gia. Bởi vậy lần họp mặt này là lần họp mặt đông đủ nhất của lớp chúng tôi từ ngày ra trường cho đến nay. Xe chở chúng tôi xuất phát từ cổng trường đại học trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội thẳng tiến đến Hạ Long.
Lên xe ổn định chỗ ngồi một lát thì một bạn nữ có phần hoạt ngôn của lớp, gọi bạn là quản ca cũng đúng, bắt nhịp một trò chơi: Bắt đầu từ bạn ngồi hàng ghế đầu tiên nói một từ tiếng Anh, bạn kế tiếp phải nói từ khác có chữ cái bắt đầu chính là chữ cái cuối cùng của từ bạn trước vừa nói, cứ như vậy đến hết lượt rồi lại quay vòng. Luật chơi là trong vòng 5 giây ai không nghĩ được ra từ thì sẽ bị mất lượt và bị phạt tiền. Số tiến này sẽ được nộp vào quỹ lớp. Tuy nhiên chơi mãi trò này mà cũng chưa thấy ai bị phạt. May là đến điểm ăn sáng nên tạm "game over" trò này.
Ăn sáng xong hình trình của chúng tôi lại tiếp tục. Lại chơi trò chơi.
Lần này không phải bạn nữ kia mà là một bạn nam khởi sự một trò chơi khác: Cả lớp chia thành 2 đội, đội nam và đội nữ, mỗi đội cử ra một đại diện để liệt kê các bộ phận người bắt đầu bằng chữ L. Đội nào liệt kê được ít bộ phận hơn sẽ thua! Ở đây chúng tôi chỉ là vui thôi, không hề thô tục, nếu có “tục” thì là “tục thanh” chứ không phải “tục thô”. Cứ làm thế nào mà cười thả ga, xả hết stress là được.
Kết quả: 1 - 0 đã nghiêng về đội nữ!
Người ghi bàn thắng quyết định cho đội nữ là người có cái tên thật nữ tính, và thực tế trong mắt cả lớp đại học thì bạn này cũng luôn dịu dàng, nhu mì, thế mà hôm nay dường như bạn đã phá cách, bạn đã mang cho cả lớp những tiếng cười vô cùng vui vẻ.
“T đã làm chuyện động trời” - như lời một người trong lớp nói về bạn ấy. Bạn ấy giống như hình ảnh con sóng trong thơ của Xuân Quỳnh: “Ồn ào và lặng lẽ, Dữ dội và dịu êm”. Bạn là người phụ nữ có tri thức, có thể dịu dàng đấy nhưng khi cần lại rất quyết liệt, nhu mì đấy nhưng lại rất hài ước… đó là mẫu người phụ nữ mà cánh đàn ông chân chính luôn khao khát.
Mải vui quá nên loáng một cái xe đã đến bến Vịnh Hạ Long. Chúng tôi được công ty tổ chức sự kiện bố trí đưa lên du thuyền, đại diện công ty nói về chương trình tham quan, chúc cả đoàn vui vẻ.
Chúng tôi được bố trí bữa trưa muộn, sau đó nghỉ ngơi để chiều đi tham quan, chèo thuyền kayak.
Ngoảnh đi ngoảnh lại thì trời đã tối. Lúc này cả lớp chúng tôi cùng tập trung lại, ai trông cũng vui vẻ, rạng ngời trong những bộ trang phục dạ hội rực rõ đối với các bạn nữ, các bạn nam thì ăn mặc đơn giản hơn nhưng cũng không kém phần sang trọng. Cả lớp cùng im lặng nghe bạn lớp trưởng phát biểu. Bạn bảo lâu rồi chúng ta mới có dịp gặp lại nhau, mong là dịp gặp nhau này sẽ thắt chặt hơn nữa tình cảm của các thành viên trong lớp…, rồi bạn bắt nhịp để cả lớp cùng nâng cốc. Lớp chúng mình là một gia đình, zooo…
Ngày họp lớp mọi người được dịp ôn lại “Những ngày xưa thân ái” đầy ắp những kỉ niệm vui buồn. Không phân biệt, không chỉ trích, không áp đặt, tôn trọng sự khác biệt, mọi người thỏa sức thể hiện, được sống thật với mình, được là chính mình, không phải...diễn - như lời một người nói. Và đấy chính là những điều quý giá nhất của chúng tôi.
Cả lớp vẫn nhớ như in chuyện tình của lớp trưởng với hoa khôi của lớp. Chuyện tình của họ như là khuôn mẫu của các tiểu thuyết ngôn tình vậy. Chàng đẹp trai, con nhà giàu tên T, còn nàng là hoa khôi của lớp và của kí túc xá nữ luôn, nàng tên H. Có lần đi chơi Chùa Thầy bằng xe đạp, chàng và nàng ban đầu đi cùng cả đoàn sau rồi thế nào họ… lạc đường luôn. Lãng mạn đến thế là cùng. Tiếc rằng họ đã không đi được cùng nhau đến hết con đường tình đẹp như thơ vậy.
Một điều ghi dấu kỉ niệm sâu sắc với chúng tôi nữa là chuyện khi nâng cốc chúc tụng thường hay đồng thanh… hô, chẳng hạn: H. ơi đừng… sợ vợ - khi tham dự lễ cưới của một bạn nam trong lớp. Lần họp lớp này thói quen đó vẫn còn nguyên, không mấy thay đổi.
Cả lớp lại đồng thanh: T & H hãy thuộc về nhau đêm nay. Thế là cả lớp cùng cười bất tận. (Hôm sau có người thắc mắc là đêm qua T & H có thuộc về nhau không nhỉ? Chắc chỉ có trời mới biết được - một người kết luận).
Cứ thế bữa tiệc như kéo dài vô tận. Đến tiết mục văn nghệ có người hát ”Mong ước kỉ niệm xưa”, người hát "Bạn tôi", “Trả lại em yêu”, “Trả lại em yêu chiếc khăn ngày nào. Vâng, những ngày xưa thân ái, xin trả lại cho em; trả lại cho em khung trời đại học, con đường đi học đầy hoa điệp vàng, đầy lá me bay…
Rồi khi màn đêm buông xuống, một vài bạn về phòng nghỉ, các bạn còn lại lại cùng kéo nhau lên boong tàu. Hôm chúng tôi đi lại đúng hôm Rằm dù không chọn. Giữa biển khơi xanh thẳm, trăng trên trời lại sáng lung linh, khung cảnh còn gì lãng mạn hơn nữa.
Lớp chúng tôi học Toán nhưng lại có rất nhiều bạn biết về thơ ca, hò vè… Lúc này ai biết gì thì diễn đấy. Có thể do khung cảnh lãng man, cộng với tình hình chiến sự tại Ukraina nên khi nghe một bạn đọc bài tho Đợi anh về của Simonov thì chúng tôi như thấm từng lời. Rồi có bạn hát opera, hát văn… - đủ các thể loại luôn.
Hình như mặt trời sắp hửng đông, mà đúng thât, 4h sáng rồi mà. Lúc này chúng tôi mới về phòng ngủ, kết thúc một “đêm trắng” tuyệt vời.
Chợp mắt được một lát thì đã nghe thấy bạn quản ca của lớp đi gõ cửa từng phòng gọi dậy để chụp ảnh. Cả lớp tập trung trên boong tàu trong trang phục đồng phục của lớp được thiết kế rất khỏe khoắn, năng động. Khung cảnh bình minh trên boong tàu giữa biển khơi là phông nền cho những bức ảnh, clip đẹp của chúng tôi.
Chụp ảnh, quay clip xong thì cũng đã quá giờ ăn sáng. Bây giờ cả lớp mới ngồi vào bàn ăn. Lại tiếng cười nói, tiếng zô vui vẻ. Cuộc vui tưởng như không có hồi kết, trong khi đó tàu vẫn đang từ từ về bến.
Khi rời du thuyền lên bờ thì cả lớp không ai bảo ai cùng đứng thành hàng dài giơ tay vẫy và hô to tới 3 lần tên du thuyền để cảm ơn sự phục vụ của nhân viên trên tàu: “B. tuyệt vời, B. tuyệt vời, B. tuyệt vời”. “Tuyệt vời” cũng là từ chúng tôi dành cho buổi họp lớp hôm nay.
Thời chúng tôi, những người giỏi nhất vẫn chọn học Toán. Bởi vậy lớp chúng tôi có rất nhiều bạn thi Toán quốc tế, Tin quốc tế, Toán quốc gia… Giờ đây sau nhiều năm ra trường, rất nhiều bạn thành công, tuy vậy có bạn vẫn còn khó khăn.
Nếu theo chuyên môn thì có nhiều người đã là giáo sư, tiến sĩ. Nếu không theo chuyên môn mà rẽ ngang thì có bạn là cơ trưởng của một hãng bay lớn, có bạn là quan chức cấp Cục, Vụ; quan chức đầu tỉnh; Lớp có nhiều cá tính như vậy mà vẫn chơi được với nhau nhiều năm rồi nên nếu không chân tình thì chắc chắn chẳng thể nào chơi được. Chúng tôi vẫn giữ liên lạc thường xuyên từ ngày ra trường. Người thân của một người bạn cùng lớp có lần mắng yêu chúng tôi: sao các anh họp lớp gì mà hay họp thế.
Độc giả Anh Phạm
" alt=""/>Mang chân tình đi họp lớpTheo ông Hà Huy Chiến, Phó Viện trưởng Viện Việt Nam học, cố vấn tổ chức sự kiện, trọng tâm của "Một nét văn hóa Hà Nội" là các phiên chợ sách diễn ra trong ba ngày từ 16 -18/4, giới thiệu đến bạn đọc và những nhà sưu tập các dòng sách quý được sưu tập, phục dựng và xuất bản lại theo đúng nguyên gốc ban đầu. |
Hai đơn vị tổ chức tập trung vào dòng sách học thuật, sách di sản bản đẹp và dòng sách thiếu nhi, trong đó chủ yếu là sách thiếu nhi dịch từ văn học Liên Xô (trước đây) và văn học Nga đã từng gắn bó với nhiều thế hệ bạn đọc Việt Nam. |
Những gian trưng bày sách được thiết kế và sắp đặt đầy tính nghệ thuật, bao quanh khu vực Hồ Văn để tạo thành những không gian văn hóa Hà Nội xưa qua các thời kỳ, từ những năm cuối thế kỷ 19 cho đến những năm tháng kháng chiến và thời bao cấp gian khó cùng các đồ dùng sinh hoạt, trang phục đặc trưng thể hiện cuộc sống sinh hoạt của người dân thành phố. |
Nhiều bộ sách quý bản đẹp được làm bằng chất liệu giấy dó theo phương thức thủ công truyền thống khá công phu và có hộp đựng sơn mài, kết tinh sáng tạo của những người làm sách và nghệ nhân. |
Ðiều này cho thấy các ấn phẩm sách ngày nay đã và đang được đầu tư nâng cao về hình thức cũng như chất lượng, tích hợp, truyền tải các giá trị văn hóa nghệ thuật khác nhau và vẫn thu hút bạn đọc, cho dù có sự cạnh tranh của các loại hình ấn phẩm sách, báo điện tử. |
Mỗi không gian tại chợ sách đều có những sân khấu tổ chức các loại hình nghệ thuật diễn xướng truyền thống do các nghệ sĩ, diễn viên và nghệ nhân thể hiện theo hình thức sân khấu dân gian kiểu những chiếu chèo, chiếu xẩm hay các canh hát ca trù, ngâm thơ, lẩy Kiều… |
Bên cạnh đó, khách tham dự sự kiện còn có dịp tìm hiểu, trải nghiệm những thú chơi tao nhã của người Hà Nội và quy trình làm nghề in, ấn, làm giấy dó cổ truyền, làm cốm, giã giò..., tham gia các trò chơi dân gian hoặc thưởng thức những món quà đặc trưng trong những quán hàng mang đầy hoài niệm của "Hà Nội phố". |
Tình Lê
Một trong những điểm nhấn tại chợ sách "Một nét văn hóa Hà Nội" là trưng bày những tác phẩm được in trên chất liệu giấy dó, cùng với hoạt động trải nghiệm làm giấy.
" alt=""/>'Một nét văn hóa Hà Nội' qua sách và nghệ thuật3 tiếng sau, phụ trách nhân sự đến thông báo rằng nhiệm vụ hoàn thành và nhận thù lao. Ông chủ công ty đã dẫn khách hàng đi ăn, việc thế thân cũng thành công. Ba nhân viên được thuê mau chóng giải tán. Công việc này được gọi là “nghề làm việc hư cấu”.
Trong văn phòng chỉ có 1 người là nhân viên thực thụ, 3 người còn lại là "diễn viên".
Trần Minh Chí tìm được công việc này từ một mẩu tin tuyển dụng trên mạng. "Công việc rất đơn giản, chỉ cần bạn ngồi trong văn phòng đủ giờ là sẽ nhận được thù lao". Hôm đó, anh Trần ngồi trong văn phòng đóng giả nhân viên, chơi điện thoại 3 tiếng liền nhưng lại được trả 90 tệ (khoảng 300.000 đồng).
Trước đó Minh Chí (27 tuổi) học chuyên ngành biên tập và xuất bản. Tốt nghiệp đại học, anh làm việc cho một công ty Internet tại Thâm Quyến. Sau khi bị sa thải vào nửa cuối năm 2020, anh bắt đầu làm những công việc lặt vặt, trở thành một “nhân viên hư cấu”.
Công việc kỳ quặc đầu tiên của anh là giả làm người mua nhà.
Tháng 8/2021, thời tiết ở Thâm Quyến rất nóng. Sau khi gặp nhau ở lối vào tàu điện ngầm, nhân viên môi giới bất động sản lái xe đưa Trần Minh Chí đến nơi giao dịch tại tòa nhà. Sau khi lên xe, người của công ty bắt đầu bàn bạc với Trần Minh Chí và sắp xếp vị trí cho anh. Anh vào vai lập trình viên của một công ty Internet với mức lương cao, hộ khẩu ở Thâm Quyến, có nhu cầu mua nhà để lập gia đình.
Trước khi vào việc, người này yêu cầu anh Trần phải học thuộc chính sách mua nhà ở Thâm Quyến cũng như quy chế tiền bạc để thuận lợi hơn khi trao đổi.
Tòa nhà đầu tiên nằm ở ngoại ô thành phố. Khi đặt chân đến, anh Trần vô cùng hốt hoảng vì có rất nhiều người cũng đến mua. Thứ tự của anh Trần là 100. Trong lòng Trần Minh Chí vô cùng băn khoăn: "Tại sao có nhiều người mua nhà như vậy lại còn thuê mình?". Rồi anh lại nghĩ, có thể họ cũng được thuê đến để mua nhà như anh.
Với thái độ nghiêm túc, có chút kinh nghiệm, Trần Minh Chí nhanh chóng nhập vai. Một nhân viên kinh doanh bất động sản tầm 40 tuổi mặc quần áo công sở chỉnh tề đưa anh đến nơi giao dịch. Người này giới thiệu một cách bài bản, khuôn mẫu những ưu điểm của căn nhà. Sau khi trao đổi thông tin, họ đưa anh lên tầng 2 để xem nhà mẫu. Toàn bộ quá trình diễn ra một cách nhanh chóng, lịch sự và khá thận trọng.
Khi đi thang máy, Trần Minh Chí nhận thấy hành động tinh tế của nhân viên bất động sản. Người này tập cười trong gương như đang đối diện với khách hàng. Khi thang vừa mở ra, nhân viên bán hàng tiếp tục dẫn anh đi thăm thú.
Sau khi kiểm tra xong, người này lấy giấy bút ra, dùng điện thoại tính giá tiền. Ngôi nhà rộng 107m2, 3 phòng ngủ, 1 phòng khách, có giá là 1,3 triệu tệ (4,5 tỷ đồng). Người môi giới bắt đầu độc diễn, kể chuyện vài năm trước anh ta mua một căn nhà có giá vài triệu tệ nhưng giờ đã tăng lên 10 triệu tệ. Câu chuyện này thu hút nhiều sự chú ý.
“Đừng do dự, cậu quyết đi, mai không lấy là có người mua mất đó”, nhân viên bán hàng nhắc nhở anh Trần.
Sau đó, anh Trần được dẫn đi xem các căn nhà khác. Thời tiết nóng bức nên chỉ có thể xem được 3 căn so với dự định ban đầu là 5 căn. Công việc kết thúc, Trần Minh Chí nhận được 100 tệ (350 nghìn đồng).
Trải nghiệm này đã khơi dậy sự tò mò của Minh Chí về công việc hư cấu này. Bằng kinh nghiệm của mình, anh liên tiếp nhận nhiều công việc khác nhau và mức thù lao cũng ngày một tăng lên.
Nhờ có chút kinh nghiệm chụp ảnh, có lần anh Trần còn được mời làm thợ chụp ảnh cho một cửa hàng ăn. Nhân vật nữ chính mặc váy ngắn, trang điểm đậm, gọi một bàn thức ăn theo thực đơn. Khi các món được dọn ra thì công việc bắt đầu.
Mỗi đĩa thức ăn cần được bày biện cẩn thận, điều chỉnh góc chụp cho đẹp mắt. Dưới tán cây, nữ chính chọn một món tráng miệng và giả vờ nếm thử một cách tao nhã. Anh Trần liên tục chụp ảnh. Khi thức ăn đã nguội, họ lại vội di chuyển đến địa điểm khác để chụp tiếp.
Dù đã gắng chụp đẹp nhưng nữ chính liên tục nhắc: "Ánh sáng tốt chưa, chú ý ống kính, da phải trắng hơn nhé, cẩn thận góc chụp..." khiến anh không thấy thoải mái chút nào.
Vài ngày sau đó, anh Trần thấy những bức ảnh mình chụp cô gái kia được đăng lên mạng xã hội với những dòng tương tác của người dùng mạng: "Cơm ở đây rất ngon, khuyến khích mọi người đến ăn nhé".
Ngay lúc này, anh cảm thấy rằng mình đang làm việc trong một thế giới giả tạo. Hình ảnh đẹp, món ăn đẹp nhưng cảm xúc của con người không thật, tất cả chỉ là đang diễn.
Dù cố gắng tìm kiếm ý nghĩa tích cực của công việc hư cấu nhưng Trần Minh Chí ngày càng phát hiện sự vô lý.
Anh nhận ra thế giới thực tế và hư cấu thực sự quá gần nhau, khó phân biệt được thật giả. Cuộc sống xô bồ khiến anh phải kiếm tìm công việc mưu sinh nhưng anh vẫn luôn thấy mù mờ trên con đường này và khi vọng tìm ra một công việc thực sự yêu thích và ý nghĩa với mình.
Trong một lần đi hội nghị, Trần Minh Chí may mắn gặp một người đồng nghiệp cũ. Cả hai nói về tình hình kinh tế khó khăn và quyết định hợp tác làm ăn. Một cánh cửa mới mở ra khiến anh Trần có thêm nhiều hứng khởi và tự tin rằng cả hai sẽ làm tốt.
Tú Linh (Theo Sohu)
" alt=""/>Nghề làm việc hư cấu 'hái' ra tiền