Ở Bệnh viện Lao phổi Trung ương, nhiều bác sĩ đã quá quen hình ảnh một người đàn ông độ ngoài 30 tuổi, lầm lũi chăm sóc người vợ qua từng cơn sinh tử. Nghe có người hỏi thăm mình, chị Nguyễn Thị Triều (34 tuổi, quê Quảng Ninh) khóc nức lên.Chồng chị, anh Kiều Văn Tuấn vội an ủi vợ. Anh bảo rằng từ ngày mắc những căn bệnh hiểm nghèo, thấy ai tới thăm hỏi, chị đều xúc động như vậy. Chị sợ cảm giác mọi người nhìn thấy bộ dạng mình thời điểm hiện tại.
 |
Cùng lúc mắc nhiều căn bệnh, tính mạng chị Nguyễn Thị Triều hết sức mong manh |
Kết hôn từ năm 2012, những tưởng chị Triều tìm được bến bờ hạnh phúc cùng người đàn ông yêu thương mình hết mực. Nào ngờ, anh chị phải trải qua 7 năm ròng hiếm muộn.
Gần một thập kỷ đi hết ông lang này, thầy thuốc kia mà không có kết quả, đến cuối năm 2019, cầm trong tay 40 triệu đồng dành dụm và 130 triệu đồng vay mượn ngân hàng, người thân, chị Triều đến Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh làm thụ tinh nhân tạo.
Thời điểm thụ tinh thành công, vợ chồng chị vỡ oà trong hạnh phúc. Thế nhưng, họ chẳng thể ngờ đó lại là khởi điểm của những tai ương mình sắp phải trải qua.
Ngay tháng thứ 4 thai kỳ, sức khoẻ chị Triều suy giảm nghiêm trọng. Trước đó, chị xuất hiện triệu chứng ho rất nhiều. Sau khi đi kiểm tra, kết quả dò ối cho thấy chị buộc phải bỏ đi đứa con chưa kịp cất tiếng khóc chào đời của mình.
Nghe tin dữ, vợ chồng chị Triều suy sụp. Bao nhiêu năm khát khao được một lần làm mẹ lại bị số phận tiếp tục đùa giỡn. Bất hạnh nối tiếp khi tính mạng chị bị đe dọa. Qua xét nghiệm, bác sĩ kết luận chị Triều mắc bệnh lao phổi, chỉ định chuyển tuyến đến Bệnh viện Lao phổi tỉnh Quảng Ninh.
Tình trạng ngày càng trầm trọng hơn. Chị Triều sốt liên tục 20 ngày, phải thở oxi rồi di chuyển bằng xe cấp cứu đến Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, các bác sĩ đã nỗ lực điều trị giúp chị tạm thời giữ được tính mạng.
Không dừng lại ở đó, số phận trớ trêu khi điều trị ở Bệnh viện Phổi Trung ương, chị Triều bị lao màng não dẫn đến tai biến liệt toàn thân, không ăn không nói được, lên cơn co giật. Bệnh viện trả về nhưng anh Tuấn không cam tâm, lại cố gắng vay mượn đưa vợ lên Bệnh viện châm cứu Trung ương với hy vọng "còn nước còn tát".
Kinh tế kiệt quệ
Giữa cơn bạo bệnh, nhờ được người chồng tử tế bên cạnh thương yêu, săn sóc hết mực đã phần nào an ủi chị Triều. Dẫu vậy, suốt 1 năm trời điều trị hết bệnh viện này tới bệnh viện khác, gia đình anh chị đã suy kiệt hoàn toàn về kinh tế.
Anh Tuấn trước đây đi làm tự do, thu nhập chỉ đủ ăn. Đến lúc vợ đổ bệnh, anh phải đi vay hết người này đến người kia số tiền tổng cộng lên đến 700 triệu đồng. Giờ đây, bên cạnh người vợ ngày đêm vật lộn cùng một loạt những căn bệnh hiểm nghèo, anh bất lực bởi không thể lo thêm được gì.
 |
Hoàn cảnh đáng thương của chị Triều đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ |
Bởi nhà nợ nần quá nhiều, bản thân anh do phải chăm sóc vợ 24/24 nên không có thời gian đi làm kiếm tiền, trang trải phần nào chi phí điều trị.
“Nghĩ thương vợ lắm, vừa mất con mà nhiều năm mới có được, giờ lại mắc bệnh hiểm nghèo không có tiền điều trị, đến tôi còn bế tắc nữa là cô ấy.
Giờ chẳng ai cho vợ chồng tôi vay nữa rồi, vì họ nghĩ chúng tôi lấy đâu ra tiền mà trả", anh bộc bạch.
Nằm trên giường bệnh chẳng thể nói thành lời, nước mắt chị Triều cứ lăn dài trên gò má hốc hác. Vợ chồng chị giờ đây đã hoàn toàn bất lực, lâm vào cảnh đường cùng, thậm chí ngay cả chút hy vọng le lói để trông chờ vào cũng không có.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Anh Kiều Văn Tuấn. Địa chỉ: Thôn Bấc, xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Số điện thoại: 0984649304. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2020.290 (chị Nguyễn Thị Triều) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436. |

Nam sinh mồ côi cha, mẹ ung thư giai đoạn cuối cần được tiếp sức
Bố mất vì suy tim chưa lâu, Bảo nén nỗi đau chăm người mẹ ung thư tử cung giai đoạn cuối và ông nội, ông ngoại đã già yếu. Nam sinh đang học lớp 11 trở thành trụ cột chính trong nhà.
" alt=""/>Mắc bệnh nguy hiểm, người phụ nữ mất con sau 7 năm ròng hiếm muộn
Những ngày đầu năm 2021, hơn 20 triệu người dân vùng ĐBSCL nức lòng với quyết định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi khởi công cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và khánh thành Lộ Tẻ - Rạch Sỏi.Đây là những dự án được trông đợi giải quyết “nút thắt cổ chai” về hạ tầng giao thông ĐBSCL để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống người dân trong vùng; rút ngắn thời gian từ TP.HCM đi các tỉnh miền Tây.
Bên cạnh đó, các cao tốc này cũng giúp việc kết nối giao thông của vùng ĐBSCL với TP.HCM một cách đồng bộ, mở ra không gian phát triển mới cho Tây Nam Bộ.
 |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khởi công cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ |
Giải 'cơn khát' cao tốc
Thực tế, trước khi khởi công tuyến Mỹ Thuận – Cần Thơ, thông xe đoạn Trung Lương – Mỹ Thuận và khánh thành Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, cả ĐBSCL chỉ có tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, dài chưa đến 50km đang hoạt động. Đây là một con số quá ít ỏi so với tiềm năng, vị trí và tầm phát triển của ĐBSCL – khu vực đóng góp 50% sản lượng lương thực, 65% sản lượng trái cây, 75% thuỷ sản cho cả nước.
Theo đánh giá của các chuyên gia, do nút thắt về giao thông nên những lợi thế về nông nghiệp, thuỷ sản của ĐBSCL chưa phát huy hết. Nguyên nhân do chi phí vận chuyển, logistics quá đắt đỏ. Chính vì thế, việc đầu tư hạ tầng giao thông vào khu vực này sẽ tiết kiệm được thời gian, giảm chi phí vận chuyển, logistics cho doanh nghiệp và người dân.
 |
Tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã được thông xe |
Theo Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể, giao thông vận tải là mạch máu của nền kinh tế. Giao thông phát triển đến đâu, các ngành kinh tế phát triển theo đến đó.
“Thực tế ở nước ta, những vùng kinh tế phát triển thì hạ tầng giao thông rất tốt. ĐBSCL là vùng trù phú, có điều kiện thuận lợi sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, trái cây… rất lớn. Tuy nhiên, ĐBSCL vẫn còn nghèo, vì hạ tầng giao thông nói riêng và hạ tầng kinh tế, kỹ thuật nói chung còn hạn chế.
Chính vì vậy, trong nhiều nhiệm kỳ qua, Đảng, Nhà nước đã tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông của vùng.
Đơn cử như thời gian qua nhiều công trình, dự án lớn được đầu tư hoàn thành, đưa vào sử dụng như cầu Cao Lãnh, Vàm Cống, tuyến cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi…, qua đó, cho thấy hệ thống hạ tầng giao thông ĐBSCL đang từng bước hoàn chỉnh để phát triển kinh tế...”, ông Thể cho biết.
 |
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể |
Theo ông Thể, trong năm 2021, Bộ GTVT sẽ khởi công tuyến tránh TP Long Xuyên (An Giang) và cầu Rạch Miễu 2 (nối Tiền Giang – Bến Tre). Bộ GTVT cũng phối hợp cùng các tỉnh, thành để hình thành hệ thống giao thông cho vùng ĐBSCL.
“Thời gian qua, Bộ GTVT đã phối hợp cùng các tỉnh, thành xây dựng kế hoạch trong 5 năm tới cố gắng khởi công tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau; Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng và tuyến quốc lộ 30, nối TP Cao Lãnh (Đồng Tháp) - An Hữu (Tiền Giang). Khi hoàn thành tuyến quốc lộ 30, người dân từ TP Rạch Giá (Kiên Giang) lên TP.HCM sẽ đi toàn bộ trên đường cao tốc”, ông Thể nói.
 |
Tuyến cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi vừa khánh, giúp rút ngắn thời gian từ Rạch Giá đến TP Cần Thơ và Cao Lãnh |
Vẫn theo ông Thể, chắc chắn đến năm 2023, cao tốc từ TP.HCM về đến TP Cần Thơ sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời cho biết, cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ góp phần giải quyết nhu cầu vận tải cho QL1, vốn đã quá tải như hiện nay. Cũng như góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội vùng ĐBSCL và đảm bảo quốc phòng, an ninh cho các tỉnh, thành trong khu vực nói riêng, cả nước nói chung.
“Đặc biệt, sau khi khánh thành tuyến Mỹ Thuận – Cần Thơ sẽ giảm tai nạn giao thông trên quốc lộ 1. Vĩnh Long sẽ quyết liệt chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng để sớm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư nhằm triển khai hoàn thành dự án theo kế hoạch đề ra”, ông Lữ Quang Ngời khẳng định.
 |
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn cho biết, tuyến cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi là công trình được hàng triệu người dân miền Tây mong chờ trong nhiều năm qua.
“Đây là dự án hạ tầng giao thông trọng điểm có ý nghĩa quan trọng, giúp lan toả phát triển nhanh, mạnh cho ĐBSCL; kết nối vùng với sân bay, cảng biển, cửa khẩu, góp phần vào sự phát triển của ĐBSCL", ông Nhàn nói.
Theo ông Nhàn việc khánh thành và đưa vào khai thác dự án sẽ tạo động lực mạnh mẽ, góp phần quan trọng thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ.
Ông Nhàn cho rằng dự án khánh thành góp phần đáp ứng điều kiện hạ tầng để thu hút và đón đầu chuyển dịch dòng vốn đầu tư, đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động, nâng cao mức thụ hưởng hạ tầng và đời sống cho nhân dân Kiên Giang nói riêng, các tỉnh, thành Tây Nam Bộ nói chung.
Vẫn theo ông Nhàn, tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi hoàn thành là khởi đầu cho giai đoạn tiếp theo, trong việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm, nâng cao năng lực khai thác, khả năng kết nối giao thông đến TP.HCM với các tỉnh ĐBSCL; đẩy mạnh liên kết vùng, liên kết khu vực mạnh mẽ hơn…
Ông Nhàn cho rằng, việc hình thành các trục cao tốc dọc, ngang sẽ giúp ĐBSCL đủ điều kiện phát triển, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả của đất nước, khu vực và thế giới.
"Đường băng" mới cho ĐBSCL
Phát biểu tại buổi phát lệnh khởi công cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong thời gian ngắn vừa qua, nhất là năm 2020, Chính phủ, Bộ GTVT và các bộ, ngành, địa phương đã bố trí nhiều nguồn lực để triển khai hiệu quả những công trình có ý nghĩa như: tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận…
“Nhiều công trình quan trọng trong chiến lược phát triển giao thông cả nước, đặc biệt là vùng ĐBSCL đã được triển khai có hiệu quả trong giai đoạn này", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
 |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ khởi công cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ |
Thủ tướng cho rằng việc triển khai các dự án giao thông là một cố gắng rất lớn thực hiện Nghị quyết 120 về phát triển ĐBSCL.
Để đáp ứng yêu cầu, sự ngóng trông của 13 tỉnh, thành ĐBSCL với trên 20 triệu dân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ GTVT, chủ đầu tư, đặc biệt đơn vị tư vấn, giám sát, thi công phải bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình, không để tình trạng làm trước hỏng sau, chất lượng kém.
Các tuyến đường cao tốc đã, đang và sắp xây dựng tại miền Tây là niềm vui chung cho người dân ĐBSCL sau bao năm chờ đợi. Bởi khi đường thông sẽ “khơi thông” nhiều thứ khác sau nhiều năm bị “nghẽn”.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT đã đề xuất đầu tư 7 tuyến cao tốc cho ĐBSCL, với tổng vốn đầu tư khoảng 64.554 tỷ đồng.
Trong đó, nhu cầu vốn trong giai đoạn 2021-2025, khoảng 37.272 tỷ đồng, bao gồm các đoạn: Cần Thơ - Cà Mau, Chơn Thành - Đức Hòa, Đức Hòa - Mỹ An, Mỹ An - Cao Lãnh, An Hữu - Cao Lãnh (thuộc tuyến cao tốc 2 Hồng Ngự - Trà Vinh), Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu.
Bộ GTVT cho biết, theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vùng ĐBSCL sẽ hình thành tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông và phía tây cùng với 3 tuyến cao tốc khu vực phía nam (Bạc Liêu - Rạch Giá - Hà Tiên, Cần Thơ - Cà Mau và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng) với tổng chiều dài khoảng 998km.

TP Thủ Đức - động lực tăng trưởng mới của TP.HCM
TP Thủ Đức sẽ đóng góp khoảng 30% GRDP cho TP.HCM, tương đương 7% GDP cả nước, là động lực mới để TP.HCM tăng trưởng nhanh và bền vững.
" alt=""/>Cao tốc ở miền Tây: 20 triệu dân nức lòng và kỳ vọng kéo kinh tế 'cất cánh'