Nơi này là một trong những điểm tham quan có sức hút đặc biệt nhất ở Iran. Một sườn đồi nhỏ liên tục bốc cháy do sự bắt lửa của các khí pyrophoric (những chất bốc cháy khi tiếp xúc với không khí) bốc ra từ bề mặt. Cảnh tượng trở nên ngoạn mục hơn trong đêm tối.
![]() |
Sườn núi được gọi là Tashkooh, có nghĩa "núi lửa" trong tiếng Ba Tư, nằm trong một thung lũng gần thành phố Ramhormoz ở tỉnh Khuzestan, phía tây Iran. |
![]() |
Trang Visit Irancho biết: "Trong khu vực này, các ngọn đồi thường có những lỗ thủng ở vị trí khác nhau, tựa như con suối với hàng trăm ngọn lửa bốc ra. Trong đó, khí tự nhiên từ sâu trong lòng đất bay hơi lên bề mặt là nguyên nhân gây bùng lửa". |
![]() |
Tashkooh được coi là di sản quốc gia. Mặc dù không được cắm biển chỉ dẫn, nơi đây vẫn thu hút rất nhiều du khách ghé thăm. Người dân địa phương thường đến Tashkooh trong những ngày cuối tuần. Họ tổ chức dã ngoại và nấu đồ ăn bằng ngọn lửa trên sườn đồi. Tuy nhiên, du khách được cảnh báo không tự đốt lửa tại khu vực do lượng khí cháy trong không khí rất lớn. |
![]() ![]() |
Tobias, sống ở Vienna với vợ người Iran, nói với MailOnline Travel: "Cái tên mà người dân địa phương đặt cho nơi này hơi gây hiểu nhầm. Tashkooh không phải là ngọn núi, mà là một sườn đồi nhỏ bên cạnh con đường ở vùng nông thôn Iran". |
![]() |
Một khách du lịch đến thăm Tashkooh là nhiếp ảnh gia du lịch người Đức Tobias Danz, cho biết: "Khi đến đây, chúng tôi bị thổi bay bởi mùi lưu huỳnh và hơi hydro sunfua bốc lên từ lớp xốp trên bề mặt núi". |
![]() |
Tobias Danz đã đăng những bức ảnh ngoạn mục về nơi này lên mạng xã hội. Anh nói thêm: "Ngoài ra, sức nóng gần ngọn lửa rất dữ dội, thi thoảng người dân địa phương nấu thức ăn của họ trên đó". Về cảm nhận khi được chiêm ngưỡng những ngọn lửa kỳ lạ ở đây, nhiếp ảnh gia cho rằng: "Đó là một trong những khoảnh khắc mà thiên nhiên khiến tôi không nói nên lời". |
Giáp ranh giới Italy và Thụy Sĩ, Haute-Savoie (Pháp) được xem là chốn tiên cảnh mà bất kỳ tín đồ xê dịch nào cũng ao ước một lần được đặt chân đến.
" alt=""/>Sườn đồi tự bốc cháy là điểm dã ngoại ở Iran![]() |
Sìn Hồ hoang sơ, hùng vĩ đắm mình trong miển mây bồng bềnh ảo diệu. Ảnh: Lê Hồng Hà |
Từ Điện Biên ta có thể đến Sìn Hồ theo quốc lộ 12 lên Mường Lay, đến ngã ba Chăn Nưa rồi rẽ vào Tỉnh lộ 128 để đi dọc theo dòng sông Đà hùng vĩ, chinh phục hai đoạn đèo Ma Thì Hồ (Mường Lay) và Chăn Nưa (Sìn Hồ) quanh năm mây phủ.
Dù đi theo đường nào, du khách cũng có thể tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ cùng cảm giác mạo hiểm khi uốn lượn theo cung đường lên xuống dốc khá hiểm trở.
![]() |
Bình Minh ở Sìn Hồ. Ảnh: Pháp luật Việt Nam |
Dọc hai bên đường, du khách sẽ bắt gặp nhiều thác nước, suối nước nhỏ với những dòng nước trong vắt, mát lạnh xen giữa màu lan rừng tím ngắt hay trắng muốt. Xa xa là đồi núi được phủ kín bởi mây mờ lung linh, huyền ảo.
Con đường để tới Sìn Hồ như một dải lụa ngoằn ngoèo xuyên qua đại ngàn và những dãy núi đá cao ngất trời.
Sìn Hồ cuốn hút bước chân lữ khách bởi biển mây bồng bềnh và sự hoang sơ của núi rừng vùng cao. Đây là một trong những địa điểm “săn mây” được nhiều bạn trẻ lựa chọn.
Bất kỳ ai đến với Sìn Hồ đều cảm thấy như đang lạc vào trong thế giới hư hư thực thực, phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Ẩn hiện trong những vầng mây là những ngôi nhà sàn thấp thoáng, bập bùng ánh lửa... Mây huyền ảo vấn vít quanh người, tưởng như chỉ cần giang rộng vòng tay là có thể ôm cả biển mây vào lòng.
![]() |
Khung cảnh khiến bất cứ ai đến Sìn Hồ đều mê đắm. Ảnh: Lê Hồng Hà |
Ở Sìn Hồ quanh năm mây phủ nên du khách có thể đến các địa điểm như Cổng Trời, Tả Ngảo, núi Tiên Ông, núi Ông Đá để được chiêm ngưỡng mây. Nếu đến vào buổi chiều, du khách sẽ được nhìn thấy một biển mây khoác trên mình màu hoàng hôn ảo diệu.
Thời điểm săn mây đẹp nhất trong năm là từ tháng 3 đến tháng 4.
![]() |
"Thiên đường săn mây" ở Sìn Hồ. Ảnh: Pháp luật Việt Nam |
Bên cạnh săn mây, Sìn Hồ còn nổi tiếng với những bài thuốc tắm bí truyền.
Từ trước đến nay, đồng bào dân tộc Dao ở thị trấn Sìn Hồ coi tắm lá thuốc là phương pháp chữa bệnh bằng đông y. Cách thu thập các loại lá cây rừng - nguyên liệu cho nồi nước thuốc được truyền loại qua nhiều đời.
Được biết, nguyên liệu có từ 15 - 20 loại lá rừng, có thể kể đến cù anh đéng, cù tẩy hây, hoàng đìu nheo, lùng ngải… Hiện nay, trong vùng đồng bào dân tộc Dao ở thị trấn còn rất ít người biết các loại lá này. Do vậy, lấy đủ nguyên liệu bà con phải vào rừng sâu, đi mất cả ngày đường.
Hiện nay, dịch vụ tắm lá thuốc của đồng bào dân tộc Dao là một trong những điểm nhấn của du lịch cao nguyên Sìn Hồ.
![]() |
Người phụ nữ này đang giới thiệu thảo mộc làm thuốc tắm. Ảnh: Dân Việt. |
Chợ phiên cũng là một điểm nhấn đặc sắc của du lịch Sìn Hồ. Chợ chỉ họp vào 2 ngày cuối tuần nên rất sôi nổi, không chỉ có người dân địa phương mà còn có những người dân từ thôn bản khác đổ về tham gia.
Chợ phiên này chủ yếu buôn bán những mặt hàng do bà con tự làm ra. Vào ngày này, chị em phụ nữ người dân tộc sặc sỡ trong những bộ váy thổ cẩm, gương mặt rạng rỡ, tiếng cười giòn tan tạo nên một không khí mang đậm chất văn hóa, một bức tranh vô cùng sống động.
Đến với phiên chợ Sìn Hồ, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản xứ núi và được hòa mình vào những điệu khèn lá du dương, điệu múa mềm mại của những chàng trai, cô gái trẻ...
![]() |
Một góc chợ phiên Sìn Hồ. |
Để khám phá Sìn Hồ, du khách có thể tham khảo một số kinh nghiệm dưới đây:
Từ Hà Nội đi Sìn Hồ
Từ Hà Nội các bạn có 2 lựa chọn để đi đến Lai Châu. Phương án thứ nhất đi qua đường 32 đi Nghĩa Lộ, Mù Cang Chải, Than Uyên rồi đến Lai Châu. Hãy lựa chọn phương án này nếu các bạn có kế hoạch khám phá Nghĩa Lộ hay ngắm mùa lúa chín ở Mù Cang Chải. Lựa chọn phương án này quãng đường sẽ xa hơn (khoảng 420km) và thời gian sẽ lâu hơn.
Phương án thứ hai là sử dụng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, sau đó lên Sa Pa và qua đèo Ô Quy Hồ để sang Lai Châu. Phương án thứ hai này quãng đường di chuyển sẽ giảm khoảng 40-50km, thời gian giảm khoảng 4 tiếng do chặng Hà Nội - Lào Cai đi hoàn toàn trên cao tốc.
Từ Lai Châu đi Sìn Hồ
Nếu sử dụng phương tiện công cộng, các bạn có thể bắt các tuyến xe giường nằm đi Lai Châu từ Mỹ Đình (Hà Nội) để đến trung tâm TP Lai Châu. Từ đây các bạn có thể sử dụng các tuyến xe đi các huyện để tới Sìn Hồ. Mỗi ngày thường có 2 chuyến xe khách xuất phát từ bến xe trung tâm Lai Châu đi huyện vùng cao này vào lúc 6h và 13h30.
Lưu trú ở Sìn Hồ
Ngay trung tâm huyện Sìn Hồ cũng có sẵn một số khách sạn, nhà nghỉ với chất lượng tương đối để các bạn lựa chọn. Các khách sạn này có đủ các tiện nghi tối thiểu, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của khách du lịch.
Nếu không thích ở khách sạn, các bạn có thể lựa chọn homestay tại bản, làng. Chủ homestay khá hiếu khách và giúp bạn trải nghiệm cuộc sống dân dã của bà con ở bản với giá cả hợp lý.
Kết hợp với các địa điểm khác
Để đến được Sìn Hồ, các bạn sẽ đi qua TP Lai Châu và huyện Tam Đường, đây cũng đều là những nơi có rất nhiều thắng cảnh đẹp như Cọn nước Nà Khương, Đồi chè Bản Bo, bản Nà Luồng... mà các bạn không nên bỏ lỡ. Hãy kết hợp những địa điểm này lại để sắp xếp thành một cung hoàn chỉnh nhé.
![]() |
Ruộng bậc thang Sìn Hồ. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Lai Châu. |
Sìn Hồ được xem là báu vật của Lai Châu. Nơi đây chưa được đầu tư khai thác du lịch nên gần như giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ.
" alt=""/>Thiên đường săn mây ở Sìn Hồ![]() |
Được biết, "cụ đa" này ngày xưa được trồng cạnh một miếu thờ thành hoàng làng, qua vài trăm năm, cây còn miếu mất. Cũng do chịu đựng sương gió, mưa bão, sấm sét, đôi khi lũ trẻ nghịch ngợm đốt lửa, "cổng làng" độc đáo này giờ đây đã có phần già nua, xơ xác. |
![]() |
Nằm cách Hà Nội khoảng 60km, đây là một địa điểm thú vị cho các bạn trẻ yêu thiên nhiên. Đến đây bạn có thể hòa mình vào không khí thiên nhiên mát mẻ của làng quê. Đã có nhiều người ghé thăm tận mắt "cụ đa" và lưu giữ những bộ ảnh đẹp. |
![]() |
Nhờ sự kì diệu của tạo hóa, rễ của cây đa không biết tự bao giờ cứ thế trồi lên từ lòng đất, vươn mình mạnh mẽ và tạo đúng một khoảng trống bên dưới đủ để cho người dân trong làng đi lại dễ dàng. |
![]() |
Cây đa này được công nhận là cây đa di sản. |
![]() |
Ông Hoàng Văn Cải (Tân Hưng, Hưng Yên) cho biết ông năm nay 63 tuổi, nghe các cụ cao tuổi trong làng kể lại trước đây khu vực này có một cái ao, cây đa được các cụ làm dây đu qua ao sau dần hình thành ra cây đa cổ thụ hai cụm thân như bây giờ. |
![]() |
Theo người dân kể lại, trước đây cây đa bị cháy và sét đánh làm chết một nhánh cây. |
![]() |
Cây đa có hai cụm thân bên trong rỗng tạo thành một lối đi tượng trưng cho một cái cổng làng cho người dân đi lại. |
![]() |
Hiện tại cây đa vẫn sống và phát triển tốt. |
![]() |
Trước đây cây đa từng bị cháy, người dân trong làng phải tưới nước ba ngày để cứu cây đa. |
![]() |
Toàn cảnh cây đa gần 500 tuổi ở Hưng Yên. |
Một số bạn trẻ trong nhóm phượt khi trekking ở cung Tà Năng - Phan Dũng đã cắt vỏ cây thông để lấy nhựa nhóm lửa. Hành động này nhận về phản ứng gay gắt từ cộng đồng.
" alt=""/>Cây đa 500 tuổi có bộ rễ khủng tạo thành cổng làng 'độc' nhất ở Hưng Yên