Không chỉ riêng phương Đông, đối với nhiều quốc gia khác trên thế giới thì việc sở hữu một tấm biển số ưng ý cũng là mối quan tâm của giới doanh nhân và những người nổi tiếng. Họ sẵn sàng mua một tấm biển số với chi phí không tưởng để "cá nhân hóa" cho chiếc xe của mình. Vậy đâu là những tấm biển số đắt nhất hành tinh?
25 0 - Anh Quốc
Vào năm 2014, John Collins, một người có niềm đam mê mãnh liệt với xe cổ điển và là chủ của một đại lý chuyên về xe cổ điển đã bỏ ra số tiền 684.155 USD để mua một tấm biển số với số hiệu "25 0" cho chiếc Ferrari 250 SWB của mình.
28 - Hồng Kông
Số "28" trong tiếng Quảng Đông là con số may mắn bởi nó được phát âm gần giống với từ "yih faat" (dịch phát), mang nghĩa sẽ luôn nhận được tài lộc. Với chi phí khoảng hơn 2 triệu USD, chiếc xe của những chủ nhân sở hữu tấm biển số này sẽ trở thành tâm điểm trên đường phố.
1 - Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
Vào năm 2016, một doanh nhân 33 tuổi ở Abu Dhabi đã ký tấm séc trị giá hơn 8 triệu USD để sở hữu tấm biển số giới hạn với chữ số "1" duy nhất. Tuy nhiên, cơ quan công tố đã ra lệnh bắt giữ người này sau khi nhà tổ chức đấu giá đệ đơn tố cáo người đàn ông này đã ký một tấm séc vô giá trị. Người này ngay sau đó đã phải chịu ngồi tù 3 năm.
D5 - Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
Balwinder Sahani, một doanh nhân người Ấn Độ đã trả số tiền gần 9 triệu USD để mua biển số "D5" từ buổi đấu giá được Cơ quan Giao thông đường bộ Dubai tổ chức. Trước đó vào năm 2015, người này từng mua biển số O9 với chi phí hơn 6 triệu USD.
M1 - Anh Quốc
Vào năm 2006, một biển số xe tại nước Anh với số hiệu "M1" đã được bán với giá gần 400.000 USD tại lễ hội Goodwood Festival Speed. Đó cũng từng là tấm biển số đầu tiên được đăng ký tại hạt Cheshire, chủ nhân ban đầu của tấm biển số này là một cặp cha con từng lái chiếc Darracq 2 xy-lanh vào năm 1903.
F1 - Anh Quốc
Biển số mang số hiệu "F1" đang được sử dụng trên một chiếc Bugatti Veyron Super Sport. Chủ nhân của nó, Afzal Kahn từng rao bán biển số này với giá hơn 18 triệu USD. Ban đầu, Kahn đã mua biển số này với giá 495.664 USD.
Theo Zing News
Hôm nay, 24/1, vị chủ nhân may mắn bốc trúng biển ngũ quý 5 cho chiếc Hyundai Santa Fe 2019 đã quyết định rao bán chiếc xe với giá 2,5 tỷ đồng, chênh hơn 1 tỷ so với giá gốc.
" alt=""/>Những biển số xe đắt nhất thế giới có giá cả triệu USDPGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, bệnh liên cầu cầu lợn rải rác quanh năm nhưng tăng mạnh vào những tháng cuối năm và đầu năm Tết Nguyên đán do nhiều nơi mổ lợn ăn Tết và giữ tập tục ăn tiết canh cho may mắn.
Kết quả điều tra dịch dễ cho thấy, 70% bệnh nhân mắc liên cầu lợn có ăn tiết canh, số còn lại do ăn nem chạo sống, thịt lợn tái, do tiếp xúc, giết mổ lợn.
60-100% đàn lợn mang mầm bệnh
Ông Phu cho biết, người dân thường có quan điểm cho rằng lợn do gia đình nuôi, lợn thả rông là lợn sạch, có thể yên tâm ăn tiết canh.
Song thực tế, giống lợn nào cũng có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn. Tỉ lệ mang mầm bệnh liên cầu khuẩn không triệu chứng trong một đàn lợn khoảng 60%-100%, bằng mắt thường không thể phát hiện.
![]() |
Tiết canh là nguyên nhân gây ra ít nhất 70% các ca mắc liên cầu lợn |
Thông thường, vi khuẩn liên cầu cư trú ở vùng họng của lợn, tuy nhiên bệnh chỉ phát tác trên những con lợn có miễn dịch yếu. Số còn lại trở thành lợn lành mang mầm bệnh, trong máu và thịt vẫn chứa vi khuẩn. Do đó người dân khi ăn thịt, tiết canh chưa chín vẫn nhiễm bệnh như thường.
Lợn mang liên cầu khuẩn là nguồn lây nhiễm trực tiếp sang người khi ăn thịt lợn và các sản phẩm từ lợn bệnh hay lợn mang mầm bệnh chưa nấu chín hoặc do tiếp xúc với mầm bệnh thông qua các tổn thương, trầy xước trên da, đặc biệt những người giết mổ, chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, chế biến thực phẩm…
Phân, chất độn chuồng, các loại thức ăn và nước uống trong chuồng nuôi cũng có thể trở thành nguồn bệnh thứ cấp. Chưa có bằng chứng về nguy cơ lây từ người sang người.
Ở nhiệt độ 25 độ C, liên cầu khuẩn lợn sẽ sống được 24 giờ trong bụi và 8 ngày trong phân.
Thời gian ủ bệnh của liên cầu lợn trên người có thể vài tiếng đến 4 - 5 ngày, tùy cơ địa mỗi người.
Mắc rồi vẫn mắc lại
Khi nhiễm liên cầu lợn, bệnh diễn biến cực kỳ nhanh, gây sốc nhiễm khuẩn, hôn mê và suy đa phủ tạng. Bệnh gồm 3 thể: Nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai.
Ban đầu, người bệnh có biểu hiện sốt nóng, sốt lạnh, buồn nôn, nôn và đi ngoài (nhưng không đi nhiều lần) khiến nhiều người lầm tưởng với các rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm thông thường.
![]() |
Một trường hợp mắc liên cầu lợn điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới TƯ |
Người bệnh cũng có biểu hiện đau đầu, ù tai, điếc, cứng gáy, tri giác lơ mơ, xuất hiện các ban hoại tử trên da do nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ vì liên cầu lợn.
Trường hợp nặng, người bệnh có các biểu hiện: Sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng… hôn mê và tử vong.
Bệnh có thể điều trị bằng kháng sinh, tuy nhiên thời gian điều trị thường kéo dài với những loại kháng sinh đặc trị liều cao và phải sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ khác như lọc máu, hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn.
Nếu bệnh nhân bị liên cầu khuẩn lợn thể viêm màng não mủ có thể phải nằm viện điều trị ít nhất 3 tuần, có những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết phải điều trị đến 2 tháng, với chi phí lên đến hàng trăm triệu đồng.
Tỉ lệ tử vong do nhiễm liên cầu lợn khoảng 7%. Trong số những trường hợp được cứu sống, 40% sẽ có di chứng điếc không hồi phục. Trong năm 2017, cả nước ghi nhận 171 ca mắc liên cầu lợn, trong đó có 14 ca tử vong.
Đáng lưu ý, sau khi nhiễm liên cầu lợn, người bệnh vẫn hoàn toàn có thể mắc lại lần sau do bệnh không để lại miễn dịch lâu dài trong cơ thể người.
Đến nay cũng chưa có vắc xin phòng bệnh, vì vậy cách phòng bệnh hiệu quả nhất là nấu chín kĩ thực phẩm.
Từ chàng trai vạm vỡ hơn 60kg, G. giờ không thể ăn hay đi lại, cơ thể chỉ còn da bọc xương.
" alt=""/>Cục trưởng: Ăn tiết canh lợn lành cũng dính liên cầu khuẩn