"Có những đoạn chúng tôi phải bò qua"
Kỹ sư này cho hay, khu vực anh Aiden Shaw Web, nam du khách mất tích 6 ngày trước, gặp nạn rất nguy hiểm.
“Từ trụ cáp treo dọc T3 đến T4 chủ yếu là vách đá cheo leo, đường vô cùng nhỏ hẹp và các mỏm đá dốc thẳng đứng trơn trượt. Nếu đi đường này phải đi với tốc độ rất chậm, không những thế rắn rết nhiều”.
![]() |
Khu vực tìm kiếm du khách Anh vô cùng nguy hiểm |
Kỹ sư này đưa ra nhận định: “Có thể nam thanh niên người Anh đã đi men theo đường tuyến từ T3 lên T4 rồi gặp nạn tử vong”.
Anh nói thêm: “Việc chinh phục Fansipan không ai đi vào khu đường trên bởi như thế chỉ còn cách đi qua rễ cây, nhìn xuống bên dưới là vực thẳm nên nếu không may dẫm phải dễ cây mục trượt rơi xuống thì chắc chắn sẽ mất xác. Hơn nữa có một số đường du lịch đảm bảo an toàn hơn khi chinh phục mà không nhất thiết đi đường này”.
![]() |
Khu vực phát hiện thi thể nạn nhân |
Theo một kỹ sư khác cũng từng thi công ở đây cho biết: “Lúc trước khi thi công đoạn trụ cáp treo nối giữa T3 và T4 có vực sâu nhất trong vùng, có đoạn sâu tới hơn 800m tĩnh không và hiểm trở nhất. Lúc đó đoàn thi công của chúng tôi khi đi phải từng người bò qua, không được đi cùng một lúc để tránh việc sập xuống vực sâu thì tất cả mất xác”.
Ông Nguyễn Duy Thịnh, Phó Giám đốc VQG Hoàng Liên Sơn, cũng thông tin thêm: “Khu vực T4 dốc nhất, rất trơn trượt và hiếm người qua lại kể cả người dân bản địa. Chỉ có giai đoạn thi công cáp treo lên Fansipan thì có người của đơn vị thi công họ vào để làm các trụ cột, hầu hết khách du lịch chinh phục đỉnh Fansipan đều đi theo 3 tuyến du lịch chúng tôi đang quản lý”.
Hành trình của phượt thủ người Anh
Theo những tấm ảnh đăng tải trên Facebook cá nhân và chia sẻ của bạn bè Aiden, anh đã có một chuyến đi khám phá các nước Đông Nam Á từ tháng 3/2016.
Tại Lào, phượt thủ trẻ đã tới Vientiane, Vang Vieng - thị trấn nhỏ cách thủ đô vài tiếng ngồi ôtô, cố đô Luang Pra Bang. Webb đã tới thăm khu du lịch bảo tồn và thác nước Kuangsi cùng bạn bè.
Sau đó, Aiden đến Thái Lan, đặt chân tới một loạt các thành phố du lịch nổi tiếng như Bangkok, Krabi, Chiang Rai, Chiang Mai, Lamphun.
![]() |
Phượt thủ người Anh |
Với sở thích du lịch mạo hiểm, anh đã tham gia các hoạt động nhảy dù, chèo thuyền thác, leo núi tại xứ sở Chùa Vàng.
Cuối cùng, Aiden tới Việt Nam, anh đã qua TP HCM, Mũi Né, Đà Lạt, vườn quốc gia Cát Tiên, Đồng Nai, Lâm Đồng.
Ngày 3/6, Aiden bắt đầu thực hiện chuyến leo núi một mình từ hướng thôn Sín Chải, dọc theo tuyến cáp treo đến đỉnh Fansipan. 18h cùng ngày, anh thông báo cho bạn gái mình bị tai nạn, ngã xuống thác, chấn thương đầu gối và đá cắt chảy nhiều máu. Chàng trai đã gửi định vị GPS và tiếp tục thông tin với bạn gái đến ngày 4/6 thì mất liên lạc.
Ngay sau đó, cô ruột Aiden - bà Lisa Shaw Webb - kêu gọi trên Facebook, mong mọi người ở Việt Nam đang đi qua khu vực này chung tay tìm kiếm chàng trai.
Đến sáng 9/6, lực lượng tìm kiếm cứu hộ đã phát hiện thi thể của du khách sau 6 ngày mất tích.
Hạnh Thúy
" alt=""/>Khu vực phượt thủ Anh gặp nạn nguy hiểm thế nào?Hiện tại, bệnh viện đã triển khai điều trị tâm lý cho các bệnh nhân. Bác sĩ Cơ chia sẻ, sau vụ hỏa hoạn, tâm lý của tất cả nạn nhân bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là trường hợp có người thân qua đời. Có những người hoảng loạn, suy sụp sau khi nhận tin người thân tử vong hết. Họ cần có sự hỗ trợ của các bác sĩ về mặt tâm lý.
Ngoài ra, các bệnh nhân đang thực hiện liệu trình oxy cao áp phòng biến chứng não do ngộ độc CO. Theo bác sĩ Cơ, tất cả bệnh nhân đều điều trị toàn diện từ tổn thương thực thể tới tinh thần, dinh dưỡng, dự phòng các biến chứng xa về thần kinh và các cơ quan khác. Hằng ngày, Hội đồng chuyên môn của Bệnh viện vẫn trao đổi đưa ra các phương án tốt nhất cho người bệnh.
Sau gần 1 tuần xảy ra hỏa hoạn, các bệnh nhân vẫn được điều trị tích cực nhất theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế. Bệnh viện vẫn chưa thu bất cứ một khoản phí nào của người bệnh.
Trước đó, đêm 12/9 xảy ra vụ hỏa hoạn tại chung cư mini số 37 ngõ 29/70 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội, khiến 56 người tử vong và 37 người bị thương.
Hình ảnh virus CMV khi phóng đại
Các bác sĩ nhanh chóng hỗ trợ sản phụ vượt cạn an toàn, bé trai chào đời nặng 2.7 kg. Tuy nhiên ngay sau đó trẻ có diễn biến bất thường.
Dù được cấp cứu, đặt nội khí quản và điều trị tích cực ngay lập tức song trẻ vẫn vàng nhợt toàn thân, ban tím vùng lưng, tim đập rời rạc. 11 giờ sau, trẻ đã không qua khỏi.
Thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu, bác sĩ cho biết trẻ nhiễm virus CMV là nguyên nhân dẫn đến tử vong. Mẫu máu của sản phụ cũng được xét nghiệm đối chứng, khẳng định nhiễm virus CMS trước khi chuyển dạ.
CMV (Cytomegalovirus) là virus phổ biến gây ra các bệnh nhiễm trùng như: Thủy đậu, giời leo, herpes... Loại virus này gây ra nhiều mặt bệnh cho nhiều lứa tuổi. Đa phần người nhiễm virus là những đối tượng bị suy giảm miễn dịch như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai...
Theo thống kê tại Hoa Kỳ, có khoảng 40-80% người lớn bị nhiễm CMV trước tuổi 40, tỷ lệ này ở các nước đang phát triển là 90%.
Lưng bệnh nhi với các mảng xuất huyết ngay sau khi chào đời
Cuộc sống cộng đồng và vệ sinh cá nhân kém là điều kiện thuận lợi cho sự lây truyền virus này. Đường lây truyền của virus là từ người sang người thông qua việc tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh, bao gồm: Máu, nước bọt, nước tiểu, sữa, tinh dịch và lây truyền qua nhau thai khi người mẹ bị mắc.
Người nhiễm virus CMV thường không có biểu hiện nên rất khó phát hiện bệnh. Một khi cơ thể đã nhiễm CMV sẽ tồn tại trong cơ thể suốt đời.
Chu kỳ của CMV gồm giai đoạn ở thể ngủ và giai đoạn hoạt động trở lại. Khi cơ thể khỏe mạnh, CMV chủ yếu không hoạt động. Khi hệ miễn dịch bị suy giảm, CMV có thể tái hoạt động và gây ra bệnh lý cho cơ thể.
Nhiễm trùng CMV bẩm sinh có thể không có triệu chứng nhưng có thể gây sảy thai, thai chết lưu, hoặc tử vong sau sinh.
Một số biến chứng của virus gây nên đốm mảng xuất huyết trên da, gan to, lách to, vàng da, teo não và đầu nhỏ, chậm phát triển … Như trường hợp trên là một điển hình.
Mặc dù là virus phổ biến nhưng đến nay vẫn chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu cho người mắc CMV.
Do đó các bác sĩ khuyến cáo, khi mang thai, việc xét nghiệm máu chẩn đoán trước sinh là vô cùng cần thiết để phát hiện sớm CMV, từ đó bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, hạn chế tình trạng lây nhiễm virus từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.
Thúy Hạnh
Bé trai chào đời ở tuần 37 với lớp vảy cứng dày kèm theo các vết nứt sâu do căn bệnh hiếm gặp.
" alt=""/>Mẹ nhiễm virus CMV thường gặp, con vừa sinh ra đã tử vong