Kính thực tế ảo Oculus cùng màn hình Portal đều sử dụng phiên bản tùy biến của hệ điều hành Android. Ảnh: The Verge
Người đứng đầu bộ phận thiết bị thực tế ảo của Facebook, ông Ficus Kirkpatrick cho rằng sự phụ thuộc này có thể sẽ được khắc phục trong tương lai, bằng cách chuyển đổi từ hệ điều hành của Google sang hệ điều hành do Facebook tự phát triển.
"Chúng tôi muốn đảm bảo chỗ đứng của mình trong tương lai. Chúng tôi không cho rằng mình có thể làm được điều đó khi buộc phải tin tưởng đối thủ của mình, do vậy chúng tôi sẽ tự làm", Andrew Bosworth, người đứng đầu bộ phận phần cứng của Facebook chia sẻ.
Ngoài Oculus và Portal, Facebook cũng đang phát triển một bộ kính thực tế ảo tăng cường (AR). Ông Bosworth chia sẻ bộ kính này, có tên mã Orion, có thể được giới thiệu vào năm 2023. Đây cũng là thời điểm Apple dự định giới thiệu bộ kính thực tế ảo của họ.
Bên cạnh đó, Facebook cũng đang phát triển một thiết bị giao tiếp với não người, cho phép người dùng sử dụng suy nghĩ để điều khiển máy tính.
![]() |
Facebook cho rằng việc tựphát triển hệ điều hành sẽ giúp cho họ kiểm soát tốt hơn phần cứng, tạo ra các sản phẩm cạnh tranh hơn. Ảnh: TechCrunch |
Tham vọng của Facebook là có thể trở thành một Apple mới, kiểm soát cả phần cứng lẫn phần mềm. Họ cũng đang phát triển một con chip xử lý riêng, cùng với trợ lý ảo bắt đầu từ năm 2019.
The Verge nhắc lại nỗ lực gần nhất để giới thiệu một thiết bị chạy "phần mềm" của Facebook đã thất bại thảm hại. Đó chính là chiếc điện thoại do HTC sản xuất vào năm 2013, với màn hình chính tích hợp News Feed từ Facebook. Những năm gần đây, danh tiếng của Facebook cũng bị tổn hại qua những vụ scandal lộ dữ liệu người dùng liên tục, do vậy thuyết phục người dùng tin tưởng vào những phần cứng do Facebook phát triển sẽ là một thách thức lớn của mạng xã hội này.
Theo Zing
Gã khổng lồ truyền thông xã hội sở hữu bốn trong số năm ứng dụng được tải xuống hàng đầu, bao gồm ứng dụng chính Facebook, Messenger, Whats App và Instagram.
" alt=""/>Facebook tham vọng xây dựng hệ điều hành của riêng mìnhTác giả của chiếc USB cá cơm là một sinh viên ngành hóa chất với tài khoản Twitter @ni28_xp. Cậu đã dùng resin (keo đổ nhựa trong suốt) và các phương pháp thủ công để đưa mạch điện vào con cá.
Lý do @ni28_xp chọn cá cơm là vì nó ít được các hiệp hội bảo vệ động vật nhắc đến, không dễ gây tranh cãi.
Vả lại, cá cơm là món ăn rất phổ biến ở Nhật, bán sẵn ngoài chợ. Đừng nghĩ phải chui vào cái USB là khổ, số phận của chúng là trở thành thức ăn của con người và nhiều loài động vật khác, hơi buồn một chút là như vậy.
Khi kết nối vào máy tính, USB cá cơm trông như thế này:
@ni28_xp còn đăng ảnh gif cho thấy quá trình hoạt động của chiếc USB độc lạ:
Cho bất cứ ai muốn sở hữu sản phẩm này: Nó sẽ được bày bán tại hội chợ chuyên đồ hand-made "HandMade In Japan Fes 2019" tại Tokyo vào ngày 12/1 tới đây. Mỗi chiếc USB cá cơm có giá 7800 yên (khoảng 1,7 triệu đồng). Ngoài ra, bạn sẽ được giảm giá 20% nếu theo dõi Twitter của @ni28_xp.
Với giá bán khá cao, liệu sản phẩm độc lạ này có vớt vát lại được sự biến mất của USB trước các loại hình lưu trữ cloud?
Theo GenK
" alt=""/>Sinh viên Nhật dùng nguyên con cá cơm để làm USB, rất tiếc bộ não chưa lưu được dữ liệuSau đó cô hoàn thành chương trình thạc sỹ kinh tế của trường Đại học California, Santa Cruz vào năm 1993. Đây là nơi cô gặp chồng tương lai – Dennis Troper, một thạc sỹ ngành Quản trị kinh doanh (MBA) tốt nghiệp Trường Quản trị Anderson trực thuộc Đại học California, Los Angeles.
Sau khi hoàn thành chương trình MBA vào năm 1998, Wojcicki trở lại Bay Area rồi kết hôn với Troper vào tháng Tám, hai người định cư ở Menlo Park. Từ đây, làm việc cho Intel về mảng marketing.
Cặp đôi này sau đó đã mua một ngôi nhà có bốn phòng ngủ rộng 185 m2 ở số 232 Santa Margarita Ave với giá 600.000 đô la (gần 14 tỷ VND). Để giúp chi trả cho khoản vay mua nhà, Wojcicki đã cho hai sinh viên Stanford thuê ga-ra để ô tô. Họ chính là Larry Page và Sergey Brin.
Khi ấy khoản tiền mà hai cậu sinh viên này trả cho Wojcicki hàng tháng là 1.700 USD. Trong bài phát biểu vào năm 2013, Susan kể lại: "có hôm chúng tôi ngồi ăn pizza và kẹo M&M với nhau trong nhà để xe, họ đã cho tôi thấy cách mà công nghệ có thể thay đổi thế giới này".
Một ngày nọ, công việc chính tại Intel của cô đã bị gián đoạn do Google gặp sự cố với máy chủ khiến Susan không thể tìm thông tin quan trọng mà cô cần. Đó chính là lúc cô nhận ra được sự phụ thuộc vào "cái trang web được phát triển bởi hai gã trong chính ga-ra của mình", và cô quyết định rằng mình sẽ trở thành một phần của công ty này.
Ảnh: USA Today
Vào năm 1999, Wojcicki gia nhập đội ngũ của Google với tư cách là nhân viên thứ 16. Khi ấy cô được đảm nhận trách nhiệm quản lí hoạt động marketing của công ty và được giao cho một khoản ngân sách ít ỏi để tìm cách đánh bóng tên tuổi của Google.
Khi ấy Wojcicki đã mang thai bốn tháng, sau đó cô đã trở thành nhân viên đầu tiên của Google được hưởng chế độ nghỉ hộ sản. Trong một cuộc phỏng vấn với Glamourvào năm 2014, cô kể rằng quyết định tham gia vào dự án khởi nghiệp chỉ với 15 thành viên khi đang mang bầu quả thực "là một bước nhảy vọt. Nhưng đôi khi bạn phải chấp nhận làm điều đúng đắn nhất cho mình khi ấy".
Một trong những dự án đầu tiên của Wojcicki chính là trang trí cho logo của Google sao cho phù hợp với không khí của dịp lễ hoặc các sự kiện đặc biệt. Tác phẩm đầu tiên của cô là hình vẽ người ngoài hành tinh đang hạ cánh trên dòng chữ Google. Dự án này đã thành công và hiện trở thành một "đặc sản" gần như thường ngày của công ty này.
Vào năm 2003, một ý tưởng mới đã nảy sinh trong đầu của Wojcicki, nó đã giúp tăng đáng kể tiềm năng quảng cáo của công cụ tìm kiếm này. Cô đề suất rằng ngoài phần tìm kiếm, quảng cáo của Google cũng nên được lồng vào những trang web và blog có trên mạng internet. Ý tưởng này chính là tiền thân của AdSense, thứ đã cho phép Google vượt mốc 100 triệu đô la doanh thu quảng cáo vào năm 2018.
Năm 2005 đánh dấu sự ra đời của nền tảng chia sẻ video trực tuyến Google Videos dưới sự điều hành của Susan Wojcicki. Đoạn clip đầu tiên mà cô đăng tải là về "một con rối màu tím hát một giai điệu vô nghĩa". Trước những phản ứng mạnh mẽ từ chính con cái mình, cô đã nhận ra được sức mạnh của những nội dung tạo bởi người dùng và tiềm năng thu hút khách truy cập của chúng.
Tuy nhiên vào thời điểm ấy, một trang web chia sẻ video miễn phí khác là Youtube đang là tâm điểm của sự chú ý, nó đã đè bẹp nền tảng của Google nhờ khả năng giúp cho nội dung được đăng tải có thể xem ngay tức thì. Sau đó, Susan đã chia sẻ một đoạn video của chính mình ghi lại cảnh hai cậu bé Trung Quốc đang hát nhép theo một bài hát của nhóm Backstreet Boys như một nỗ lực để thuyết phục Google mua lại nền tảng này.
Vào năm 2006, Wojcicki đã thực hiện một số tính toán giúp hợp thức hóa việc mua lại Youtube. Cùng năm ấy, Google đã quyết định mua lại nền tảng chia sẻ video này với giá 1,65 tỷ đô la.
Vào tháng 10/2010, Wojcicki được thăng chức từ phó chủ tịch lên phó chủ tịch cấp cao chuyên giám sát về các sản phẩm quảng cáo. Tại thời điểm ấy, ở Google, mới chỉ có tám người được đảm nhận chức vụ này.
Tháng 2/2014, Wojcicki đã thay thế nhân viên thứ 9 của Google là Salar Kamangar để đảm nhận vai trò là CEO của Youtube.
Ảnh: Business Insider
Trong năm đầu tiên đảm nhận chức vụ này, Wojcicki đã nghỉ thai sản để sinh đứa con thứ năm. Vị giám đốc điều hành mới của YouTube từng viết trên The Wall Street Journal rằng nước Mỹ nên trở thành quốc gia đi đầu về phúc lợi thai sản. Cô khẳng định: "Sự hỗ trợ cho quyền làm mẹ không nên chỉ dựa trên những quan niệm về sự may mắn, nó phải trở thành một điều tất yếu".
Năm 2016, cô tiết lộ rằng mình và chồng có những quy tắc khắt khe để tách biệt giữa công việc và đời sống cá nhân. Theo đó, cô sẽ tắt mọi thiết bị điện tử và không kiểm tra email vào ban đêm nhằm tăng năng suất làm việc của mình. Cô tin rằng: "Nếu bạn đang làm việc 24/7 thì chắc chắn sẽ không có ý tưởng thú vị nào nảy sinh trong đầu của bạn đâu".
Wojcicki và chồng hiện đang có năm người con, cô cũng áp dụng những giới hạn về thời lượng sử dụng các thiết bị điện tử để giúp chúng có thể tập chung hơn vào hiện tại. Cô đôi khi còn cách ly con cái mình khỏi điện thoại, đặc biệt là vào các dịp nghỉ lễ, ngoài ra, thời lượng xem Youtube của chúng cũng bị giới hạn.
Trong nhiều năm qua, Wojcicki thường xuyên thẳng thắn bày tỏ quan điểm về cách để rút ngắn sự cách biệt về mặt giới tính trong lĩnh vực công nghệ. Trong một lần trả lời phỏng vấn với Forbesvào năm 2018, cô nói: "Công nghệ là một nguồn lực khổng lồ giúp thay đổi thế giới theo nhiều cách mà ta không thể đoán trước được. Nhưng nếu tỷ lệ nữ giới đóng góp cho lực lượng ấy chỉ chiếm 20-30%, thì đó chính là một vấn đề".
Vào năm 2017, cô cũng đã đăng tải một bài viết với tiêu đề là "Làm thế nào để phá vỡ thế độc tôn của đàn ông tại Thung lũng Silicon" trên trang Vanity Fair. Cuối năm ấy, một bài viết khác của cô cũng được chia sẻ trên Forbes, trong đó có mô tả lại cách cô phân tích con gái của mình rằng không hề có lí do về mặt sinh học nào giải thích cho sự thiếu vắng của phụ nữ trong ngành công nghệ.
Wojcicki chính là người đã giám sát cho việc ra mắt những sản phẩm lớn trong vài năm trở lại đây, trong đó có Youtube Gaming, Youtube Musics, Youtube Premium và Youtube TV. Dưới sự lãnh đạo của cô, Youtube hiện đã chạm tới mốc 1,8 tỷ người sử dụng hàng tháng, chỉ kém một chút so với con số 2 tỷ của Facebook. Nền tảng này cũng đã trở thành một trong những mạng xã hội phổ biến nhất đối với người dùng ở độ tuổi thanh thiếu niên.
Wojcicki hiện đang nắm giữ vị trí thứ sáu trong bảng xếp hạng "Người phụ nữ quyền lực nhất" của Forbes. Giá trị tài sản ròng mà cô đang sở hữu hiện gần chạm mốc 500 triệu USD.
Trung ND theo Business Insider
" alt=""/>Sự nghiệp của 'bà trùm' YouTube, người từng cho Google thuê ga