- Cô ca sĩ trẻ đã bắt đầu năm 2016 bằng một bản song ca dễ thương cùng Phạm Hồng Phước.

- Cô ca sĩ trẻ đã bắt đầu năm 2016 bằng một bản song ca dễ thương cùng Phạm Hồng Phước.
Nếu so với thông tư 12/2011/TT-BGDĐT bị thay thế, thì thông tư mới này đã bỏ quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học. Thông tin này ngay lập tức đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong giáo viên, phụ huynh học sinh.
Để có thông tin cụ thể hơn về điều chỉnh của Bộ GD-ĐT, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT):
- Ông có thể làm rõ sự điều chỉnh trong thông tư mới lần này so với trước đây về quy định liên quan đến việc học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học?
Điều 37 của Thông tư 32 vừa được ban hành quy định về các hành vi mà học sinh không được làm. Một trong số đó là “Sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp mà không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”.
Bộ GD-ĐT đưa ra quy định này để hỗ trợ trong trường hợp học sinh cần truy cứu, tìm những nguồn học liệu để hỗ trợ cho bài học khi được sự cho phép của giáo viên.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng |
Theo thông tư 12 trước đây, hành vi học sinh không được làm là “sử dụng điện thoại di động trong giờ học”. Tức là cấm hoàn toàn việc sử dụng điện thoại trong giờ học, đã vào lớp học là không được dùng điện thoại. Như vậy, thông tư mới sẽ áp dụng từ ngày 1/11 tới đây là chỉ cấm việc sử dụng mà không phục vụ cho việc học tập và việc sử dụng sẽ có sự quản lý của giáo viên.
- Vì sao Bộ GD-ĐT quyết định đưa ra việc điều chỉnh này, thưa ông?
Hiện nay, trong bối cảnh xã hội chuyển biến mạnh mẽ, hướng đến chuyển đổi số trong giáo dục, ngành giáo dục đang hướng dẫn và khuyến khích giáo viên, học sinh sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Khi đã dạy học qua internet thì phải có phương tiện cho học sinh truy cập vào các nguồn học liệu như máy tính, điện thoại di động và các công cụ khác,...
Với thời đại công nghệ thông tin, nguồn học liệu điện tử trên mạng ngày càng phong phú và được phát triển để hỗ trợ việc dạy học của giáo viên và học sinh.
Ở các quốc gia có điều kiện, học sinh khi đến lớp có thể vừa thực hiện các bài học trên lớp vừa có thể tra cứu thông tin, truy cập các bài học ở trên mạng. Giáo viên tổ chức cho học sinh học tập theo cách như vậy để phát triển phẩm chất, năng lực.
Với những lớp học chưa có điều kiện về phòng máy tính và không nhất thiết phải vào phòng máy thì trong hoạt động học tập mà giáo viên giao cho học sinh sẽ có những bài học mà ở đó học sinh có thể truy cập vào mạng hoặc các nguồn học liệu mạng LAN của trường. Có nghĩa rằng khi đó, học sinh có thể sử dụng điện thoại như là một công cụ để truy cập những điều đó song phải thực hiện theo nội dung bài học và nhiệm vụ mà giáo viên giao cho.
- Tuy nhiên, hiện nhiều phụ huynh lo lắng, nếu được sử dụng điện thoại trong lớp thì sẽ học sinh sẽ khó tập trung trong giờ học?
Trong một giờ học của một lớp học thì mọi hành động của học sinh phải được giáo viên kiểm soát. Trong lớp học, người giáo viên đang quản lý và tổ chức các hoạt động dạy học cho học sinh, học sinh phải hoàn thành nhiệm vụ học tập. Ngoài ra, cần phải hiểu rằng việc giáo viên cho phép sử dụng điện thoại cho mục đích học tập cũng chỉ trong một giai đoạn ngắn để thực hiện, sau đó phải dừng lại chứ không thể có chuyện sử dụng điện thoại xuyên suốt giờ học.
Có thể hình dung, trên lớp, giáo viên sẽ giao cho học sinh nhiệm vụ. Như vậy có thể học sinh này sẽ tra trên mạng để truy cứu thêm thông tin để thực hiện nhưng cũng có học sinh lại không cần đến mà vẫn hoàn thành được nhiệm vụ học tập.
Như vậy, Bộ GD-ĐT không cấm dùng điện thoại trong lớp nhưng cũng không có nghĩa là được dùng một cách thoải mái, không có sự kiểm soát.
Thanh Hùng
Trong khi nhiều người cho rằng điện thoại thông minh là công cụ hữu hiệu giúp học trò mở rộng kiến thức ngoài sách vở, không ít phụ huynh lại lo lắng, ranh giới giữa game và tra cứu thông tin học tập chỉ cách nhau một cú ấn nút.
" alt=""/>Vì sao Bộ GDBác sĩ chẩn đoán, cô Hằng bị viêm phổi, phù phổi cấp khiến cơ thể sưng phù. Sau khi sử dụng thuốc để thải nước ra khỏi cơ thể thì tình trạng phù đã giảm, tuy nhiên sức khỏe của cô vẫn rất yếu. Ngoài ra, cô còn bị suy thận mạn, suy tim.
![]() |
Bác sĩ Bệnh viện Quận 2 đang thăm khám cho cô Hằng. |
Bởi không có người nhà nên mọi sinh hoạt cá nhân của cô Hằng đều dựa hết vào nhân viên của bệnh viện. Con trai cô chỉ tranh thủ vào với mẹ một lúc buổi tối, hoặc có hôm ở lại cả đêm, nhưng trời còn chưa sáng, em đã phải dậy đi làm.
Nằm viện, cô đơn, phần lớn thời gian cô Hằng ngủ mê mệt. Cô buồn bã: “Nếu có người nói chuyện cùng, tôi có thể nói cả ngày. Nhưng chẳng có ai cả, nên chỉ có thể ngủ thôi”.
Trước đây, gia đình cô mướn phòng trọ ở xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Sức khỏe vốn yếu nên hằng ngày, cô chỉ ở nhà làm nội trợ. Chồng cô thường đi bộ dọc các con đường lên thị trấn để bán vé số. Một ngày cách đây khoảng 2 năm, tai nạn bất ngờ khiến chồng cô tử vong tại chỗ.
“Ngay cả cái hòm cũng phải nhờ mọi người thương xót mà gom góp nhau mua cho ổng nằm”, cô nghẹn giọng.
![]() |
Hai hàng nước mắt thi nhau chảy trên gương mặt sưng phù của người đàn bà mệnh khổ. |
Vợ chồng cô có đứa con trai duy nhất, đặt tên là Thảo. Họ hi vọng đứa con hiếm muộn lớn lên sẽ hiếu thảo với cha mẹ già. Mà đứa trẻ đúng là hiếu thuận. Không một ngày được đến trường, ngay từ nhỏ, em đã phải đi lượm ve chai, phụ cha kiếm tiền sinh hoạt phí. Cha mất đột ngột, Thảo trở thành chỗ dựa duy nhất của người mẹ ốm yếu.
Cô Hằng tâm sự: “Thằng nhỏ thương mẹ lắm, đi làm tối ngày để lo cho mẹ. Nhưng mà kiếm tiền khó quá, có thời điểm 2 mẹ con bị đuổi khỏi nhà trọ vì không có tiền trả. Rồi nó xin vào làm ở một tiệm bánh tại TP.HCM, chuyển cả tôi vào mướn phòng ở để tiện chăm sóc. Chưa được bao lâu thì tôi phát bệnh nặng, nó bắt phải nhập viện, không thì chết”.
Vốn chi phí điều trị của cô Hằng cũng không tính là nhiều, dự kiến cả đợt điều trị chỉ khoảng 25 triệu đồng. Thế nhưng, đồng lương 5 triệu còm cõi của Thảo sau khi trả tiền nhà trọ hơn 2 triệu thì chẳng còn được bao nhiêu. Vì vậy, từ khi cô Hằng nhập viện đến nay, Thảo chưa đóng tạm ứng viện phí cho mẹ được chút nào.
![]() |
Không có người chăm sóc, cô Hằng chỉ có thể chìm vào giấc ngủ mê mệt. Đến tối con trai mới vào thăm. |
“Những anh chị em của tôi đều có gia đình riêng hết rồi, ai cũng khó khăn nên chẳng giúp đỡ được gì. Tất cả mọi việc bây giờ đều đổ lên đầu thằng Thảo. Đôi khi, có người hỏi nó chuyện yêu đương, nó chỉ cười đáp, gia đình khổ như vậy, đâu có ai chịu thương nó. Tôi nghe nó nói mà lòng đau thắt lại. Nó sinh ra trong gia đình tôi nên mới phải chịu khổ”, nước mắt của người đàn bà cô độc lặng lẽ rơi suốt buổi trò chuyện.
Thương xót cho hoàn cảnh của gia đình, Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Quận 2 đã thông qua Báo VietNamNet để kết nối với những tấm lòng hảo tâm. Mong sao 2 mẹ con cô Hằng sẽ nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng, để bớt phần gánh nặng kinh tế cho chàng trai 18 tuổi, tương lai của em sẽ bớt cơ cực, chật vật hơn.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: