TikTok đạt được người dùng thứ 1 tỷ vào năm 2021, chỉ 4 năm sau khi ra mắt thị trường toàn cầu, bằng một nửa thời gian mà Facebook, YouTube, hay Instagram cần đến, và nhanh hơn 3 năm so với WhatsApp. Hồi đầu tuần này, các nhà phân tích tại data.io đã phải thay đổi dự báo rằng TikTok sẽ đạt 1,5 tỷ người dùng hàng tháng trong năm nay, sau khi các dữ liệu phân tích cho thấy nền tảng này đã vượt cột mốc nói trên đến 100 triệu người dùng chỉ trong 3 tháng đầu năm.
Công ty còn giành được chiến thắng trong cuộc chiến chiếm thiện cảm từ người dùng mạng xã hội, chủ yếu là nhóm người từ 18 - 25 tuổi, cũng là nhóm người dùng có số lượng sụt giảm mạnh nhất trên Facebook. Thông số buộc công ty mẹ Meta phải tìm cách bù đắp bằng cách thu hút họ đến với nền tảng cùng công ty là Instagram.
Tiktok cũng ngày càng gây nghiện hơn. Mặc cho nền tảng này trên giấy tờ chỉ dành cho người dùng từ 13 tuổi trở lên, ước tính có khoảng 16% số trẻ từ 3 - 4 tuổi xem các nội dung trên TikTok, theo nghiên cứu tiến hành bởi công ty truyền thông Ofcom. Với nhóm trẻ từ 5 - 7 tuổi, con số này là 29%.
Năm ngoái, một người dùng TikTok trung bình dành ra 19,6 giờ mỗi tháng trên ứng dụng, tương đương với Facebook vốn là nền tảng mạng xã hội có số giờ sử dụng hàng đầu thế giới. Năm 2018, con số này đối với TikTok chỉ là 4,2 giờ, tức chỉ trong 4 năm, thời gian sử dụng TikTok trung bình của một người dùng đã tăng gần gấp 5 lần.
"Facebook luôn là đối thủ lớn nhất trong lĩnh vực này xét về tỉ lệ người dùng" - theo Sam O'Brien, giám đốc marketing của công ty marketing Affise. "Nhưng dường như họ không thể thuyết phục người dùng trung thành của TikTok quay về với nền tảng của mình. TikTok đã tìm ra cách riêng để mang lại những nội dung chất lượng gây nghiện cho nền tảng của mình"
Meta của Mark Zuckerberg vẫn thống trị thị trường - hiện tại, Facebook có 2,9 tỷ người dùng hàng tháng, và Instagram có 2 tỷ, ước tính doanh thu từ quảng cáo của cả hai vào năm 2024 sẽ lần lượt là 85 tỷ USD và 82 tỷ USD. Dẫu vậy, tháng trước, có thông tin cho rằng vì quá sợ hãi TikTok, Meta đã phải thuê một công ty bên ngoài nhằm bêu xấu nền tảng đối thủ, gọi TikTok là "một mối đe dọa thực sự, đặc biệt bởi nó là một ứng dụng thuộc sở hữu nước ngoài"
"Meta rõ ràng nhận thấy đang trong cuộc chiến chống lại TikTok để dành lấy sự yêu thích và chú ý của nhóm người dùng trẻ, vốn chiếm một phần lớn trong thị trường mạng xã hội" - O'Brien nói. "TikTok đã chứng kiến mức tăng trưởng mạnh về lượng người dùng kể từ khi đại dịch toàn cầu xảy ra, chiếm lấy một phần lớn trong số khách hàng của đối thủ"
Chiến thuật của Meta là lợi dụng sự hoài nghi mà chính quyền Donald Trump đã áp đặt lên các công ty Trung Quốc, từ gã khổng lồ viễn thông Huawei cho đến công ty mẹ của TikTok là ByteDance, gọi đó là một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia vì có khả năng gửi dữ liệu riêng tư của người dùng về cho chính quyền Trung Quốc.
Hai năm trước, Ấn Độ, một trong những thị trường lớn nhất đối với các nền tảng mạng xã hội, đã cấm 59 ứng dụng Trung Quốc, bao gồm TikTok. Tuy nhiên, những kế hoạch của ông Trump nhằm buộc ByteDance phải bán bộ phận quốc tế cho một công ty Mỹ, như Microsoft hay Oracle, đã tan thành mây khói sau khi ông thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ gần đây nhất.
Nhưng sự nghi hoặc từ phía người dùng vẫn còn đó, bao gồm tại Anh, quốc gia đã cấm sử dụng trang thiết bị Huawei trong các mạng di động trong nước. Năm ngoái, nghiên cứu chỉ ra rằng gần 1/3 số người Anh quan ngại TikTok có thể chia sẻ dữ liệu riêng tư của họ với chính quyền Trung Quốc. Trong nhóm người dùng từ 18 - 34 tuổi, có đến 1/3 tin rằng nền tảng này sẽ "dâng" dữ liệu của họ nếu bị chính quyền Trung Quốc yêu cầu.
ByteDance còn chịu áp lực từ quê nhà, trong bối cảnh chính quyền Trung Quốc tìm cách nắm quyền kiểm soát những gã khổng lồ công nghệ trong nước. Đồng sáng lập ByteDance, tỷ phú Zhang Yiming, hồi tháng 5 năm ngoái đã bất ngờ công bố từ chức CEO, và đến tháng 11 thì rời bỏ ghế chủ tịch ByteDance giữa thời điểm công ty thực hiện đợt đại tu cấu trúc, sẽ tách ra làm 6 bộ phận kinh doanh riêng rẽ.
Dẫu vậy, công ty vẫn không chùn bước, và vào tháng 12 năm ngoái TikTok đã được đánh giá là kỳ lân lớn nhất thế giới, sở hữu giá trị ước tính 353 tỷ USD - tăng từ mức 80 tỷ USD của một năm trước đó - và các nhà đầu tư đang chờ đợi một đợt IPO "bom tấn" trong tương lai gần. Tổng doanh thu của ByteDance, bao gồm hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc và doanh thu từ thương mại điện tử cũng như giao dịch in-app, tăng 70% trong năm ngoái lên mức 58 tỷ USD (năm 2020 là 34,3 tỷ USD).
Dù Meta vẫn là một công ty lớn hơn hẳn, và doanh thu của họ cũng tăng 37% trong năm ngoái lên mức 118 tỷ USD, Zuckerberg rõ ràng nhận thấy cần phải mở một cuộc phản công để giành lại uy tín cũng như đa dạng hóa mô hình kinh doanh dựa trên quảng cáo của mình.
Vốn nổi tiếng về khả năng "sao chép" những cải tiến từng được các đối thủ áp dụng thành công, Meta hiện đang nghiên cứu tung ra một loại tiền ảo mà các lãnh đạo công ty gọi là "Zuck buck", với mục đích cho phép người dùng mua và sử dụng trên Facebook và Instagram - một chiến thuật rất giống với chiến thuật mà TikTok đã và đang triển khai với kết quả khá mỹ mãn, thể hiện qua một báo cáo hồi đầu tuần với nội dung cho biết đây là ứng dụng màu mỡ bậc nhất thế giới dành cho giao dịch in-app. Theo đó, người dùng TikTok trong quý I/2022 đã chi ra đến 840 triệu USD để mua tiền ảo của nền tảng này, vốn dùng để tặng cho các nhà sáng tạo nội dung cũng như tăng uy tín cho các video của họ, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.
"Đó là kết quả khả quan nhất từng thấy đối với bất kỳ ứng dụng hay game nào" - theo Lexi Sydow, giám đốc nghiên cứu tại data.ai, công ty đưa ra báo cáo. "Đây là ứng dụng đầu tiên từng đánh bại một tựa game xét về số tiền người tiêu dùng bỏ ra trong một quý nhất định"
Kế hoạch đa dạng hóa doanh thu của Zuckerberg có lẽ là nỗ lực tiếp theo sau khi công ty thất bại trong việc tung ra "bản sao" TikTok mang tên Lasso vào năm 2018, một sản phẩm hẩm hiu với tuổi thọ chưa đầy 18 tháng. Meta hiện vẫn kiên nhẫn với sản phẩm video dạng ngắn là Reels, ra mắt năm 2020 trên Instagram và năm ngoái trên Facebook, nhưng dường như điều đó chẳng ngăn được TikTok tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
"Một số người trẻ đã từ bỏ hoàn toàn Facebook" - theo Jamie MacEwan, chuyên gia phân tích truyền thông tại Enders. "Ở Anh, nhóm người dùng từ 18 - 24 tuổi dành thời gian trên TikTok nhiều bằng Facebook, Instagram, và WhatsApp gộp lại. Đó là một cuộc cạnh tranh khốc liệt. TikTok đang phát triển nhanh nhất, phổ biến nhất, và là đối thủ đáng chú ý nhất".
(Theo Pháp luật và Bạn đọc, YahooFinance)
Facebook vẫn đang thống trị các nền tảng mạng xã hội, nhưng đã mất một số thị phần khi TikTok đã trở nên phổ biến hơn trong giới trẻ.
" alt=""/>TikTok trỗi dậy mạnh mẽ, đe dọa vị trí ứng dụng Facebook trong bộ nhớ smartphone người dùngMatthew Youlden, chàng trai tài năng thông thạo 9 thứ tiếng và hiểu được hơn 12 ngôn ngữ khác nhau
Xác định mục tiêu theo đuổi
Điều này nghe có vẻ hiển nhiên nhưng Matthew khẳng định nếu bạn không xác định được lý do đúng đắn khiến bạn muốn học ngôn ngữ đó, bạn sẽ khó có động lực để theo đuổi nó lâu dài. Học tiếng Anh để gây ấn tượng với một cậu bạn người Pháp hoàn toàn không phải là một lý do hợp lý. Nó khác hoàn toàn với việc tìm hiểu người bạn đó bằng ngôn ngữ của chính họ. Nhưng dù vì lý do gì đi nữa, một khi bạn đã quyết tâm học một ngoại ngữ, hãy cố gắng hết sức mình.
Chìm đắm trong nó
Khi đã tìm được lý do thích hợp làm động lực để cố gắng, Matthew tiết lộ phương pháp chủ chốt để học một ngoại ngữ, đó chính là để bạn chìm đắm trong ngôn ngữ ấy và thực hành nó mỗi ngày.
“Khi học một ngoại ngữ mới, tôi sẽ dùng thứ tiếng ấy suốt cả ngày. Nhiều tuần liền, tôi sẽ viết và nói bằng ngôn ngữ ấy. Hãy thực hành những gì bạn học được bằng cách viết thư, nói chuyện với chính mình, nghe nhạc, hoặc nghe đài,...
Nhớ rằng, kết quả tốt nhất khi học một thứ tiếng mới chính là mọi người có thể nói chuyện được với bạn bằng ngôn ngữ ấy. Bạn hãy bắt đầu bằng những cuộc trò chuyện đơn giản hằng ngày rồi từ từ kéo dài thời gian hay đổi những chủ đề khó hơn.
Tìm bạn thực hành
Matthew đã học một vài thứ tiếng cùng với anh trai song sinh của mình là Michael. Họ cùng nhau học tiếng Hy Lạp khi cả hai chỉ mới 8 tuổi. “Chúng tôi luôn cạnh tranh với nhau. Nếu tôi học tốt hơn anh ấy, anh ấy sẽ ghen tị, sau đó sẽ cố gắng học để vượt qua tôi và ngược lại. Tôi nghĩ đây là một phương pháp tuyệt vời để học một ngôn ngữ mới.”- Matthew nói.
Tuy nhiên nếu bạn không có anh, chị để cùng học ngoại ngữ, hãy tìm cho mình một người bạn học. Họ cũng sẽ là động lực thúc đẩy bạn cố gắng hơn và ngược lại.
Mang nó vào cuộc sống
Bạn học một ngôn ngữ mới để có thể sử dụng nó nhưng bạn không thể nói chuyện bằng thứ tiếng ấy với chính bản thân bạn thì hãy đưa ngôn ngữ ấy vào cuộc sống hằng ngày của bạn, Matthew tiết lộ. Nếu nơi bạn sống không dùng ngôn ngữ ấy thì bạn cũng không cần phải ra nước ngoài, hãy đến những nơi có nhiều người sử dụng nó. Ví dụ như khi học tiếng Hy Lạp, bạn hãy đến những nhà hàng Hy Lạp, gọi món và trò chuyện với những người ở đó.
Tìm thấy niềm vui
Tìm thấy niềm vui để có thêm đam mê khi học một ngôn ngữ rất quan trọng. Hai anh em, Michael và Matthew đã học tiếng Hy Lạp bằng cách cùng viết và thu âm bài hát. Bạn hãy nghĩ ra một vài cách học làm bạn hứng thú như xem phim, nghe nhạc, viết tuyện, vẽ truyện tranh, viết một bài thơ, hoặc nói chuyện với bất kỳ ai bạn muốn. Đó cũng là những việc sẽ đem đến niềm vui cho bạn khi học.
Học như một đứa trẻ
Học như một đứa trẻ nghĩa là thỏa sức khám phá, học hết mình và sẵn sàng mắc sai lầm và sửa sai. Bản thân chúng ta sẽ ghi nhớ rất lâu những bài học từ những sai lầm. Khi còn là trẻ con, chúng ta học tốt hơn, tiếp thu nhanh hơn khi trở thành người lớn. Bởi vì trẻ nhỏ săn sàng phạm lỗi để tìm hiểu, thỏa trí tò mò còn người lớn thì lại sợ phạm lỗi. Khi học một ngôn ngữ mới, hãy thừa nhận rằng bạn không thể biết hết mọi thứ và mắc lỗi là điều không thể tránh khỏi. Điều đó sẽ giúp bạn thoải mái hơn và dễ dàng tiến bộ hơn.
Học cách lắng nghe
Chúng ta phải học cách quan sát trước khi làm, cũng giống như chúng ta phải học cách lắng nghe trước khi chúng ta nói. Khi bắt đầu học một ngôn ngữ mới, bạn sẽ thấy nó thật khác lạ. Nhưng nếu dần dần tiếp xúc với nó, bạn sẽ thấy quen thuộc và việc “tiếp xúc” với một ngôn ngữ mới nghĩa là bạn phải biết lắng nghe nó.
Đối với Matthew, cách mà anh thường dùng để làm quen với một ngôn ngữ mới đó chính là nghe nó thường xuyên, ở mọi lúc, mọi nơi. Khi nghe nhiều, bạn sẽ quen được với thứ tiếng ấy, và dễ dàng nhớ cách phát âm.
Nói chuyện với chính mình
“Nghe thì thật kỳ cục nhưng đây là một cách thực hành rất tốt để học ngoại ngữ mà bạn có thể làm mọi lúc mọi nơi”, Matthew chia sẻ. Nó giúp bạn trau dồi khả năng đối đáp, ứng biến nhanh và mang lại cho bạn sự tự tin khi nói chuyện với người khác.