Cụ bà ở Long An chưa từng học qua lớp diễn xuất, thanh nhạc. Cả đời bà chỉ biết cày cấy để nuôi 9 người con khôn lớn.
Đầu năm 2021, Hoàng Quân, cháu trai của bà Tư nghỉ học về nhà vì Covid-19. Sợ bà nội cả ngày quanh quẩn trong nhà dễ buồn chán, chàng trai 22 tuổi hướng dẫn bà cách dùng điện thoại thông minh. Chưa từng tiếp xúc với đồ công nghệ nhưng qua vài lần được dạy, bà Tư sử dụng thuần thục. Bà biết sử dụng giọng nói mở ứng dụng nghe nhạc, lướt mạng xã hội. Tối đến lại mở Zalo gọi điện thoại cho các con để trò chuyện.
Sở dĩ gọi là tôm bò vì trước kia, khi người Liên Vị ăn món này: tôm được thả trong chậu hay xô nước, ăn đến đâu bắt đến đấy. Con tôm tươi còn phải nhảy tanh tách, khiến nước bắn tung tóe mới "đúng kiểu". Ngày nay, tôm được để vào trong bát ô tô hay đĩa sâu lòng để nhìn gọn gàng, đẹp đẽ hơn.
Tôm rảo còn tươi roi rói, nhảy tanh tách trong bát.
Để có món tôm bò đúng chuẩn Liên Vị thì trước nhất là phải chọn được loại tôm rảo - loại nhỏ, cỡ như đầu đũa là ngon nhất.
Nhưng giờ trong các nhà hàng thì loại tôm rảo này thường có kích cỡ to hơn, tầm bằng ngón tay trỏ, nặng 15-20 gram.
Tôm rảo, còn có tên gọi khác là tôm đất đồng, là loài tôm biển thuộc chi, họ tôm he. Tôm rảo có thân màu xanh trong, chùy trán hơi cong lên; các đốt bụng 2 - 3 có gờ ở lưng khá rõ; các chân bò thường có vằn nâu nhạt.
Tôm mua về được rửa sạch, để ráo nước hoặc sau khi rửa sạch với nước thì để vào một bát ô tô nước sạch.
Tôm vẫn phải tươi sống, nhảy tanh tách trong bát. Tôm bò bản chất cũng là món gỏi nên không thể thiếu các loại rau sống ăn kèm.
Ăn kèm cùng tôm sẽ là rau chuối thái mỏng, rau muống chẻ, diếp cá, rau thơm; thêm cả dứa, gừng tươi và cà rốt thái chỉ.
Một loại rau ăn kèm không thể thiếu là rau lá mui - một giống cây được trồng ở các ô đầm nuôi thủy sản. Lá mui là một loại kháng sinh rất tốt khi ăn sống hải sản. Người dân ở đây cũng thường chuẩn bị thêm bánh đa, cơm nguội để ăn kèm.
Cái vị của món tôm bò nằm ở loại nước chấm riêng có gọi là nước chua. Nước chua được nấu từ me xanh. Nước me đun sôi cho đến khi đặc quánh thì bỏ thêm lạc rang thơm, ớt chỉ thái nhỏ, vài tép tỏi đập dập, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Món nước chua không thể thiếu trong món tôm bò.
Khi ăn, thực khách sẽ chọn 1 - 2 con tôm rảo, bỏ đầu, gói trong lá mui, rau sống, cơm nguội sao cho gọn, vừa miếng rồi chấm vào nước chua.
"Người bản địa thì sẽ cho tôm nguyên con, rau, cơm nguội, bánh đa bẻ nhỏ vào bát, rồi chan nước me, thêm ít lạc rang, ớt tươi. Đưa vào miệng, cảm giác như con tôm vẫn nhảy tanh tách, quẫy quẫy lên" - anh Quang Huy (người dân Quảng Yên) chia sẻ.
Món tôm bò nổi danh Quảng Ninh. (Ảnh: Quang Huy).
Cái cảm giác như con tôm tươi đang nhảy tanh tách trong miệng có thể khiến thực khách thích thú, phấn khích nhưng cũng có thể khiến nhiều thực khách khác phải "sởn da gà".
Món ăn đặc sản của vùng Quảng Yên này không phải mùa nào cũng có, mùa nào cũng ngon và cũng không phải ở cửa hàng nào cũng chuẩn vị tôm bò Liên Vị.
Theo Dân trí
Dưới đây là bí kíp hấp cua chuẩn dân miền biển vẫn làm. Cùng lưu ngay để thực hiện tại nhà để món cua hấp ngon ngọt.
" alt=""/>Món tôm bò nhảy tanh tách trong miệng, thách thức thực khách ở Quảng NinhBánh mì Việt thời điểm này "làm mưa làm gió" ở châu Âu, là một trong những món ăn đường phố ngon nhất thế giới. Nhận thấy bánh mì chỉ xuất hiện lác đác tại vài cửa hàng nhỏ lẻ ở Nhật, chàng trai quê Quảng Nam liên lạc với anh trai Bùi Thanh Duy, bàn ý tưởng tạo dựng thương hiệu "Bánh mì Xin Chào".
Tên gọi này nảy ra khi Tâm thấy các thương nhân trong khu chợ châu Á thường đoán quốc tịch khách đi qua để mời chào. Thấy Tâm đi ngang qua, họ cất tiếng "Xin chào!", khiến anh hết sức ấn tượng. "Trong văn hóa Việt, ai cũng sẽ biết đến câu 'Xin chào' đầu tiên, giống như 'Hello' của Anh, 'Bonjour' của Pháp, hay 'Konichiwa' của Nhật", Tâm giải thích.
Anh Duy, hơn Tâm 5 tuổi, khi đó sống tại Osaka và vừa kết hôn. Nghe ý tưởng của em, anh bàn với vợ để dành tiền mừng cưới thực hiện tham vọng đưa ổ bánh mì Việt chinh phục người Nhật.
Xuất thân từ gia đình thuần nông ở vùng quê Quảng Nam, gia đình hai anh em cũng không dư dả, nhưng rất ủng hộ quyết tâm của Duy và Tâm. Hai anh em vay mượn thêm khắp nơi, tích góp được hai tỷ đồng chuẩn bị khởi nghiệp.
"Tôi đặt cược sức lực, trí lực, tuổi trẻ, tiền đồ, thậm chí cả tương lai và sự ổn định của gia đình anh trai vào dự án, nên phải dốc hết sức, tính toán kỹ từng khâu nhỏ và giữ tinh thần lạc quan", Tâm kể với VnExpress.
Để cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp khác tại thị trường F&B Nhật Bản, Tâm quyết chí xây dựng hình ảnh, sản phẩm chuyên nghiệp ngay từ đầu, hướng tới thành lập chuỗi cửa hàng. Ngay từ khi ra đời, sản phẩm bánh mì của anh đã có bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ.