Phụ nữ Việt Nam khi lấy chồng coi như đi mua một lá số cho cuộc đời mình (Ảnh minh họa).
Dựa vào đâu chị đánh giá tính cách của đàn ông Việt Nam là ích kỷ?
Tôi không về Việt Nam nhiều nhưng theo dõi thông tin qua báo chí, các kênh thông tin ở mạng xã hội và nhìn vào bản chất gia đình mình ở Việt Nam thì nghiệm ra điều đó. Bố tôi lấy mẹ tôi, đặt ra mọi nguyên tắc trong gia đình và mẹ tôi chỉ việc tuân theo, không bàn cãi. Có nhiều, rất nhiều điều không phù hợp với bà nhưng bà vẫn phải im lặng chịu đựng. Tiếng nói của mẹ tôi chỉ là tiếng nói chấp nhận, không thể quyết định điều gì.
Tôi hay thấy đàn ông hay nói rằng các ông đi làm nuôi vợ con. Nếu làm một phép so sánh đơn giản: Một thân một mình người đàn ông hay người phụ nữ, chẳng ai phải nuôi ai. Nhưng khi đã là gia đình, khi đã có con thì mọi việc lại khác.
Người đàn ông không thể mang bầu, không thể đẻ nên không hiểu thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ khi đảm nhận điều quá khó khăn của cuộc sống này. Khi sinh nở xong, người phụ nữ sẽ bị thiệt hại về sức khỏe, tinh thần rất nhiều. Nếu nói một người phụ nữ vô dụng, ăn bám chồng là người thiếu hiểu biết. Thế mà đàn ông Việt Nam đầy người nói thế mà cả xã hội chúng ta vẫn chấp nhận.
Trong khi ở Việt Nam, có một nghịch lý rằng, nhiều người đàn ông ăn bám vợ thật sự. Nhưng vợ anh ta không dám bỏ anh ta vì tư duy: Ván đã đóng thuyền. Bỏ một người chồng trong lúc anh ta khó khăn là không được. Đàn ông cho mình cái quyền ban ơn cho người phụ nữ một cuộc hôn nhân là may cho cô ta chứ không phải anh ta may vì lấy được vợ.
Cả một hệ thống xã hội nghĩ thế và chấp nhận thế rồi. Ngay cả những người phụ nữ cũng thấy thế là hợp lý. Họ kêu khổ là một chuyện, chấp nhận khổ là chuyện khác. Bi kịch là có rất nhiều phụ nữ cảm thấy khổ sở nhưng đều cho rằng đó là thiên chức của mình.
Đối với tôi, thiên chức người phụ nữ chỉ dành cho con và làm tốt bổn phận làm vợ là được. Họ không có thiên chức chịu đựng những điều vô lý, ích kỷ của đàn ông. Sự hi sinh tôi chỉ dành cho con.
Nhưng chị có nghĩ là phải có lí do logic nào đó thì người đàn ông Việt Nam mới có được những đặc quyền đặc lợi thế với phụ nữ chứ?
Tôi đã nói đó là ý thức hệ của xã hội. Ý thức hệ đó tồn tại từ thời phong kiến, đó là ý thức hệ phong kiến. Điều đó không phù hợp với hoàn cảnh xã hội hiện đại. Người ta cứ cố tình công nhận đó là điều đúng đắn mà không công nhận rằng: Chúng ta đang lạc hậu.
Nhiều khi tôi nghĩ, chính vì tư duy đó mà cả người đàn ông Việt Nam và người phụ nữ Việt Nam chúng ta đều lạc hậu trong chính gia đình mình.
Tôi đã từng chết cười với tâm sự của một cô rằng cô ta bị chồng dằn vặt chỉ vì cô ta quá sành chuyện giường chiếu. Hoặc có cô chịu khó chăm chồng chăm con quá, đùng cái bồ của chồng vác cái bụng to đến nhà. Anh chồng bảo cô vợ: Tại em hiền lành, chịu đựng và không biết giữ chồng… Muôn kiểu xoay của đàn ông cho thói hư tật xấu của mình.
Chọn lựa vợ là do anh ta. Rồi anh ta biến vợ thành con búp bê, những con bù nhìn. Sau đó thì chán. Chán ngấm ngầm có, chán công khai có. Lỗi tại những người phụ nữ, tôi thấy thế.
Nhiều lúc tôi lại tự nhủ: Nếu một ngày nào đó, ngôi sao cỡ Madona yêu một người đàn ông Việt Nam, liệu anh ta có dám yêu không nhỉ? Tôi cá rằng không. Vì cô ta đã đẹp lại quá tài năng, quá nhiều tiền, quá sexy, quá giỏi chuyện giường chiếu. Đàn ông Việt Nam không “thích” người phụ nữ như thế.
Chị đang nói xấu đàn ông Việt Nam đấy!
Có thể coi là như thế, tôi không tranh cãi. Mọi người có thể nghĩ vậy. Nhưng nếu có một người đàn ông cụ thể, anh ta có một vài biểu hiện như thế tôi cũng mắng thẳng mặt anh ta như vậy. Đằng nào tôi cũng không dám bốc lá thăm may rủi của cuộc đời mình để trông chờ vào những người đàn ông Việt Nam. Tôi có lựa chọn khác rồi.
Chắc có anh ác ý sẽ bảo tôi là: Nếu anh Tây mà có tệ bạc với chị, chị đừng có quay về Việt Nam cầu cứu những người đàn ông ở đây. Nói chung là từ trong bản chất suy nghĩ đã không phù hợp rồi.
Tôi không can thiệp được suy nghĩ và lựa chọn của chị! Mong chị luôn hạnh phúc!
(Theo Trí thức trẻ)" alt=""/>'Đàn ông Việt cơ bản là không đủ sức lấy vợ đẹp'Tại phòng giao dịch Vinaphone trên đường Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội trong sáng 16/10 chỉ lác đác vài người đến chuyển đổi lên thiết bị 4G (Ảnh: Khánh Vi).
Trên thực tế, số thuê bao đang sử dụng thiết bị chỉ hỗ trợ mạng 2G tại Việt Nam còn lại rất ít, chủ yếu sống tại các khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu.
Trong thời gian qua các nhà mạng như Viettel, Vinaphone, MobiFone, Vietnamobile... đã liên tục nhắn tin, nhắc nhở những thuê bao còn đang sử dụng thiết bị chỉ hỗ trợ mạng 2G để người dùng chuyển đổi lên thiết bị mới, đảm bảo thông tin liên lạc không bị gián đoạn.
Ghi nhận nhóm phóng viên báo Dân trítại phòng giao dịch ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Huế... cho thấy trong ngày đầu ngừng cung cấp dịch vụ mạng 2G không xảy ra tình trạng quá tải do người dùng gặp trở ngại trong quá trình liên lạc.
Tại Hà Nội trong sáng 16/10, người dùng đến đổi thiết bị từ 2G lên 4G diễn ra không nhiều, chỉ lác đác một số trường hợp chưa kịp nắm thông tin từ sớm.
Bà Nguyễn Thị Dậu nâng cấp lên thiết bị 4G khi nghe tin từ báo đài rằng ngày hôm nay sẽ cắt sóng 2G (Ảnh: Khánh Vi).
Bà Nguyễn Thị Dậu (83 tuổi) sống tại Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: "Tôi đi làm lại cả sim và máy, nghe thông tin từ báo đài trước ngày 16/10 máy sẽ không thể liên lạc, tôi cùng cháu gái cùng nhau đi làm lại từ sáng sớm. Hai bà cháu rất bất ngờ vì được tặng 1 chiếc điện thoại mới và sim miễn phí".
Nhân viên cửa hàng Viettel Store trên đường cầu Bươu (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: "Người dùng đến cửa hàng để nâng cấp lên thiết bị 4G rất ít. Việc này chỉ diễn ra sôi động vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 khi nghe thông tin thiết bị và sim 2G sẽ không còn thể liên lạc, người dùng đã chủ động đến chuyển đổi".
Anh Đức (50 tuổi) phấn khởi khi được nâng cấp lên thiết bị mới (Ảnh: Khánh Vi).
Các điểm giao dịch này vẫn hoạt động với lượng khách hàng như bình thường, trong đó người dùng chủ yếu giao dịch liên quan đến đăng ký các gói cước, trả phí dịch vụ...
Tại Huế, nhiều người dùng cho biết họ có nhận được tin nhắn từ nhà mạng về việc dừng dịch vụ 2G nên đã chủ động đổi sang thiết bị mới hỗ trợ mạng 4G để đảm bảo việc liên lạc không bị gián đoạn.
Phòng giao dịch của các nhà mạng hầu như không nhận được phản ánh nào của người dùng về gián đoạn liên lạc sau khi ngừng cung cấp dịch vụ 2G (Ảnh: T.Thủy).
Quá trình dừng dịch vụ 2G tại Việt Nam diễn ra êm đềm
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, một đại diện nhà mạng Viettel cho biết quá trình dừng dịch vụ 2G sẽ chỉ ảnh hưởng đến những người đang sử dụng các loại điện thoại đời cũ, chỉ hỗ trợ mạng 2G.
Để không gặp gián đoạn trong việc liên lạc, thuê bao chỉ cần đổi sang các thiết bị hỗ trợ công nghệ mạng mới hơn và họ có thể tự thực hiện điều này mà không cần phải đến các phòng giao dịch của nhà mạng để nhờ giúp đỡ.
Hiện số lượng người dùng thiết bị 2G tại Việt Nam còn lại rất ít, đến nay các phòng giao dịch của nhà mạng hầu như không nhận được phản ánh nào của người dùng về việc mất liên lạc do dừng sóng 2G.
Ghi nhận của phóng viên Dân trítại các hệ thống bán lẻ điện thoại di động cũng cho thấy lượng người dùng mua mới các loại điện thoại sau khi dịch vụ 2G ngừng cung cấp không tăng đột biến, điều này đồng nghĩa với việc dừng sóng 2G không ảnh hưởng đến người dùng hoặc họ đã chủ động đổi thiết bị từ trước.
Ghi nhận tại nhiều cửa hàng của các nhà mạng tại TPHCM, lượng người dùng đến để đổi lên thiết bị 4G cũng không có nhiều (Ảnh: Thế Anh).
Trong khi tại TPHCM, việc người dùng sử dụng thiết bị 2G nâng cấp lên 4G cũng không có nhiều.
Như vậy, có thể nói nhờ có lộ trình rõ ràng và thời gian chuẩn bị kéo dài, đến thời điểm hiện tại, quá trình dừng dịch vụ 2G tại Việt Nam diễn ra êm đềm, hầu như không ảnh hưởng gì đến các thuê bao di động trên cả nước.
Hiện tại các nhà mạng cũng đang có chương trình khuyến mãi, hỗ trợ người dùng bằng tiền hoặc giá cước để chuyển đổi từ các loại điện thoại 2G đời cũ lên điện thoại mới hơn để đảm bảo quá trình kết nối luôn được liền mạch.
" alt=""/>Ngừng dịch vụ 2G diễn ra êm đềm, không ảnh hưởng người dùng cả nướcChi phí đắt đỏ khiến cuộc sống của người trẻ ngày càng thêm áp lực. Ảnh: Andrea Piacquadio/Pexels.
The Sydney Morning Heraldđưa tin trong khoảng 955.000 người 15-24 tuổi ở bang New South Wales, hơn 221.000 người không sống chung với bố mẹ. Trong đó, thanh niên 18-19 tuổi chiếm 11% và 39% ở độ tuổi 20-24.
Ngoài ra, cũng có các trường hợp sống chung với gia đình nhưng phải trả tiền nhà.
“Thế hệ trẻ đang phải cân nhắc nhiều hơn về chuyện ăn uống, nên sống ở đâu và tìm việc làm như thế nào”, Zoe Robinson, đại diện văn phòng luật Advocate for Children and Young People, cho biết.
Cô nhấn mạnh dù học phí, tiền thuê nhà và chi tiêu sinh hoạt tăng cao, những người trẻ thường chỉ tìm được công việc bình thường với mức lương thấp.
Theo cuộc khảo sát hơn 1.000 người 10-24 tuổi của Robinson, 43% thanh thiếu niên sống độc lập gặp khó khăn về tài chính. Trong khi đó, 34% vẫn đang phụ thuộc nhiều vào gia đình.
Để cắt giảm chi tiêu, khoảng 1/3 người ở riêng ăn ít hơn, thậm chí bỏ bữa và 30% không sử dụng các dịch vụ y tế, sức khỏe. Ngoài ra, 1/3 sinh viên đại học và 8% học sinh trung học không mua các vật dụng thiết yếu phục vụ học tập.
Hiện nay, chi phí sinh hoạt đắt đỏ là gánh nặng lớn của thế hệ trẻ Australia, đặc biệt với những người sống tự lập.
Gia đình Sarah Cupitt (21 tuổi) vốn không khá giả. Năm 18 tuổi, cô chuyển ra ngoài sống riêng bằng trợ cấp cho người trẻ và thu nhập ít ỏi từ công việc bán thời gian.
Do nhịp tim nhanh và từng bị đột quỵ, Cupitt buộc phải bỏ lỡ cơ hội được tuyển dụng bởi công ty lớn và quay về làm việc tự do.
![]() |
Cupitt thường mua thức ăn giảm giá để tiết kiệm chi phí. Ảnh: Steven Siewert/The Sydney Morning Herald. |
Hiện tại, Cupitt thuê căn hộ 375 USD/tuần ở bang New South Wales. Đối mặt với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, cô chấp nhận nhịn đói, bỏ bữa để giảm bớt ngân sách chi tiêu.
“Việc sống một mình như quả bom hẹn giờ, sẽ sớm nổ nếu tình trạng khủng hoảng kinh tế vẫn tiếp tục kéo dài”, cô chia sẻ.
Hàng tuần, Cupitt chi 30 USD cho ăn uống với thực đơn chính là súp và ngũ cốc giảm giá 50%. Có những ngày, cô chỉ ăn 3 thanh ngũ cốc, 4 miếng bánh mì nướng.
Ngoài ra, Cupitt cũng ưu tiên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng để tiết kiệm tiền. Cô cũng không đi khám bệnh định kỳ từ năm 2022.
Theo Cupitt, nhiều trường hợp tìm người ở ghép, nhưng sẽ có không ít rủi ro, đặc biệt đối với phụ nữ. Vài người chọn chuyển đến sống ở những khu vực rất xa nơi làm việc.
Tương tự, Jack Nethery (23 tuổi) và Connor Hirst (21 tuổi), hiện sống ở vùng ngoại ô Redfern, thành phố Sydney, cũng đang trải qua những ngày mệt mỏi với chi phí sinh hoạt.
Nethery và Hirst ở chung với 2 chàng trai khác cùng trường. Cả 4 phải mất vài tháng để tìm thuê nhà và không phải tất cả đều đủ điều kiện nhận trợ cấp cho người trẻ.
![]() |
Các vật dụng trong nhà của 4 chàng trai chủ yếu là đồ khuyến mãi. Ảnh: Dion Georgopoulos/The Sydney Morning Herald. |
Sau thời gian dài gọi điện liên tục cho các đại lý bất động sản và chấp nhận việc phải trả tiền nhà cao hơn nhiều so với mức giá quảng cáo, cuối cùng họ cũng tìm được ngôi nhà phù hợp.
Để sắm sửa cho ngôi nhà, 4 thanh niên dành một tháng lùng sục nhiều trang web, mua những món đồ khuyến mãi và nhận quà tặng quảng bá sản phẩm của các công ty.
“Thời gian đầu, bàn ăn của chúng tôi còn không có ghế. Vì vậy mỗi khi đến bữa, mọi người chỉ đứng cạnh bàn, ăn vài miếng rồi thôi”, Nethery nói.
Nethery may mắn được bố mẹ giúp đỡ tài chính khi cần thiết. Trong khi đó, Hirst phải tự bươn chải bằng tiền tiết kiệm và kinh doanh online. Nếu chẳng may gặp vấn đề sức khỏe, anh sẽ không đến bệnh viện vì chi phí quá đắt đỏ.
“Tháng nào tôi cũng được nghe chuyện có ai đó đang chật vật với cuộc sống đi thuê nhà ở thành phố Sydney. Vì tiền thuê ngày càng cao, họ buộc phải chuyển đến những địa điểm xa nơi làm việc hơn”, Hirst nói.
Theo Zing