Đại tá Gene Lee thuộc Không lực Hoa Kỳ, người đã có nhiều thập kỷ kinh nghiệm không chiến bước vào cuộc đấu trên không “một mất một còn” với hệ thống trí thông minh nhân tạo này. Và kết quả thật bất ngờ, phi công nhân tạo kia đã có thể tránh né được lão tướng Lee và thậm chí bắn hạ ông trong mọi lần giao tranh. Lee đã gọi nó là “hệ thống trí thông minh nhân tạo dữ dội, phản ứng nhanh, năng nổ và đáng tin cậy nhất cho tới thời điểm này”.
Nếu bạn “đổ tội” cho người lính không quân kia là “kém tài” thì bạn đã lầm. Gene Lee là cựu Quản Lý Trực Chiến và người điều hướng chiến thuật của Không lực Hoa Kỳ. Ông đã điều khiển và trực tiếp bay hàng ngàn chuyến với vai trò là phi công lẫn chỉ huy nhiệm vụ. Ngắn gọn lại, thì tướng Lee biết rõ mình đang làm gì. Bên cạnh kinh nghiệm thực chiến, ông còn “đánh trận giả” với các hệ thống trí tuệ nhân tạo nhiều thập kỷ rồi.
Nhưng lần này, ông đã thực sự bất ngờ. “Hệ thống này thực sự nhận biết được ý đồ của tôi ngay lập tức và triển khai ứng phó rất nhanh. Tất cả đường bay và việc triển khai tên lửa tấn công của tôi đều bị nó ‘bắt bài’. Và nó chuyển thế phòng thủ-tấn công một cách rất hợp lý với tình hình nó đang đối mặt”.
Hệ thống AI này có tên là ALPHA, được phát triển bởi công ty Psibernetix, thành lập bởi tiến sỹ Nick Ernest thuộc Đại học Cincinati, liên kết với Viện Nghiên cứu của Không Lực Hoa Kỳ. Theo như các nhà phát triển, ALPHA được thiết kế riêng để thiết lập môi trường giả lập các nhiệm vụ không chiến.
Bí mật đứng sau sự thành công của ALPHA là hệ thống đưa ra quyết định tân tiến, tạo nên bởi các thuật toán logic. Các vấn đề mà hệ thống này phải giải quyết cũng giống như các vấn đề mà một phi công gặp phải. Nó sẽ “to xé thành bé”, biến vấn đề lớn thành các vấn đề nhỏ hơn và tiến hành xử lý chúng, bao gồm những hành động phản ứng ngay lập tức như tấn công, tránh né hay tiến hành phòng thủ. Tất cả đều được tính toán nhanh và chính xác, từ đó tạo nên một “phi công giả lập” cực kì thông minh, có thể tính toán nhanh hơn 250 lần cái chớp mắt của đối thủ.
Sau nhiều giờ “tham chiến” chống lại hệ thống AI mang tên ALPHA, tướng Lee đã phải chấp nhận thất bại: “Trở về nhà, tôi cảm thấy thật mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần. Có thể nó chỉ là hệ thống của trí thông minh nhân tạo thôi, nhưng thực sự nó là một thử thách cực kỳ khó khăn đối với tôi”.
Theo Trí thức trẻ/PopScience
" alt=""/>Phi công lão luyện của Mỹ bị bắn hạ bởi trí tuệ nhân tạo giả lậpDự án Software Heritage (di sản phần mềm) được xây dựng với sứ mệnh thu thập, sắp xếp, bảo tồn và tạo một kênh truy cập tiện lợi nơi các nhà phát triển có thể dễ dàng tìm thấy mã nguồn của tất cả các phần mềm vừa được công bố. Các nhà sáng lập của dự án Software Heritage cho rằng: Phần mềm là chìa khóa thu thập thông tin và là một phần cơ bản và quý giá của di sản nhân loại.
Dự án này được kỳ vọng sẽ tạo được một kênh chia sẻ kiến thức rộng lớn về phần mềm, lập trình cũng như trở thành một nguồn tham khảo chất lượng cho các nhà phát triển trên toàn thế giới. Thậm chí hơn thế nữa, nhờ các công cụ khai phá dữ liệu từ Software Heritage, người ta có thể nhìn thấy quá khứ, hiện tại của tất cả các phần mềm trên thế giới, và biết đâu qua đó sẽ giúp hé mở nhiều thứ cho tương lai của ngành phần mềm.
Dù mới chỉ được chính thức khởi động nhưng dự án Software Heritage đã "thu lượm" được một lượng mã nguồn khổng lồ nhất nhì thế giới từ các kho mã nguồn như Github, Debian, GNU... Hệ thống thống kê số lượng mã nguồn được thu thập của dự án cho biết Software Heritage đã đạt tới 2,6 tỷ file nguồn, gần 600 triệu commit và 22,8 triệu dự án phần mềm.
![]() |
Thống kê cũng cho thấy, phần lớn số này là các phần mềm nguồn mở (không bao gồm các dự án phái sinh) từ GitHub, các gói mã nguồn được cộng đồng phần mềm tự do Debian phân phối (từ tháng 8/2015) cùng một số thu thập được từ dự án GNU (từ tháng 8/2015).
" alt=""/>Ra mắt dự án thư viện mã nguồn phần mềm “khổng lồ” Software HeritageSau 10 năm nỗ lực nghiên cứu để xác định các gen chịu trách nhiệm về sự lão hóa, các nhà khoa học đã tìm thấy 238 gen đặc biệt mà khi tách chúng ra khỏi bộ gen, có thể kéo dài đáng kể tuổi thọ của tế bào nấm men trong phòng thí nghiệm. Họ phát hiện ra rằng, cuộc sống của nấm men có thể được kéo dài thêm khoảng 60% trong một số trường hợp.
Nếu như kết quả trên có thể được áp dụng ở người (điều này có thể xảy ra, vì có rất nhiều gen và kiểu di truyền liên quan của nấm men cũng được tìm thấy trong các dạng sống cao hơn), chúng ta có thể tăng thêm tuổi thọ của con người bằng cách cho dừng các quá trình lão hóa.
Chỉ cần các gen lão hóa được "tắt", tuổi thọ của con người sẽ được kéo dài?
Theo Brian Kennedy, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu lão khoa Buck (Mỹ), cũng là tác giả chính của nghiên cứu, thì “nghiên cứu này đã xem xét sự lão dựa trên toàn bộ hệ gen và cho chúng ta một bức tranh hoàn chỉnh hơn về quá trình lão hóa”. “Nó cũng thiết lập một khuôn khổ để xác định toàn bộ nhân tố có ảnh hưởng tới sự lão hóa ở sinh vật này”.
Cùng với các nhà nghiên cứu từ Đại học Washington (Mỹ), các nhà khoa học tại Viện Buck đã kiểm tra sự phát triển của 4.698 chủng nấm men riêng biệt. Ở mỗi chủng, họ đều xóa một gen duy nhất và theo dõi sự phân bào. Kết quả, họ đã xác định được 238 gen chịu trách nhiệm về sự lão hóa. Và chỉ cần chúng không hoạt động, các chủng nấm men sẽ được kéo dài sự sống. Các gen tương tự này cũng có mặt ở các loài động vật có vú, kể cả con người.
"Gần một nửa số gen ảnh hưởng đến quá trình lão hóa mà chúng tôi tìm thấy được bảo tồn động vật có vú", Kennedy cho biết. "Về lý thuyết, những yếu tố này có thể được can thiệp để kéo dài tuổi trẻ của con người. Những gì chúng ta phải làm bây giờ là tìm hiểu cách thức để khiến những gen này tuân theo ý mục tiêu của chúng ta”.
Theo Science Alert, kết quả tuyệt vời nhất của nghiên cứu này là việc phát hiện ra một gen đặc biệt có tên LOS1, mà khi loại bỏ có thể kéo dài tuổi thọ của nấm men lên tới 60%.
LOS1 được biết đến là gen tham gia vào quá trình xây dựng các protein, nhưng nó cũng liên quan đến sự hạn chế calo và kiểm soát sự tổn thương DNA.
“Việc hạn chế calo đã được biết đến có thể kéo dài tuổi thọ cho con người”, Kennedy nói. “Việc kiểm soát thương tổn DNA có ảnh hưởng tốt đến việc làm chậm quá trình lão hóa. LOS1 có thể được kết nối với các quá trình khác nhau”.
Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Cell Metabolism.
" alt=""/>Tắt gen lão hóa để tăng tuổi thọ của con người