Với kinh nghiệm cá nhân và qua nghiên cứu chính sách nhà ở nhiều nước, tôi e rằng đánh thuế nặng lên sở hữu nhà từ căn thứ hai không đảm bảo làm giá nhà hạ xuống.
Khoảng ba tháng trước, vợ chồng tôi mua một căn nhà ở thành phố Bristol, Anh để sửa lại và cho thuê. Chúng tôi đã bỏ ra trên 80 nghìn bảng Anh vốn tự có, rồi phải nộp thuế và phí đến gần 55 nghìn bảng.
Trong số tiền đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là "thuế tem" (stamp duty land tax), khoảng 32 nghìn bảng (nghĩa là lên tới 40% vốn tự có chúng tôi phải bỏ ra). Loại thuế này ra đời từ năm 2003 ở Anh, hiện tại bắt đầu áp dụng cho bất cứ giao dịch nào từ 250 nghìn bảng Anh trở lên, và lũy tiến. Ví dụ người mua nhà giá trị trên 250 nghìn bảng phải đóng thuế 5% giá trị giao dịch, trong khi người mua nhà trên 1,5 triệu bảng phải đóng gấp gần 2,5 lần (12%). Và nếu đó là căn nhà thứ hai trở đi, tất cả giao dịch nhà thứ hai với giá trị trên 250 nghìn bảng này phải trả thêm 3% nữa.
Ngoài khoản thuế này, chúng tôi phải sử dụng dịch vụ luật sư, định giá, và nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) cao trên các dịch vụ đó. Vì vậy mà vốn gốc mua nhà bỏ ra hơn 80 nghìn bảng nhưng lại phải đóng thuế, phí và các loại dịch vụ đến 55 nghìn bảng, gần 70% vốn gốc mua nhà.
Thuế và phí nặng như vậy, nhưng giá nhà ở Anh không hề giảm. Theo dữ liệu của Cục đăng ký nhà đất ở Anh, giá nhà bình quân năm 2003 khi áp dụng thuế này là 135 nghìn bảng Anh, và hiện nay là khoảng 300 nghìn bảng.
Một bài viết gần đây cũng chỉ ra nhiều nước có những cách khác nhau để đánh thuế lên người sở hữu nhiều nhà. Nhưng hầu hết các nước này, trong đó có Singapore, Hàn Quốc, Anh, Canada và Australia, đều trong trạng thái giá nhà tăng không ngừng nghỉ và người trẻ ngày càng khó mua nhà. Dựa vào các kinh nghiệm trên của các nước, có thể thấy đánh thuế lên căn nhà thứ hai nhiều khả năng không làm giảm giá nhà như mong đợi.
Nhưng chính sách này có thể sẽ có tác dụng hạn chế mua đi bán lại ngắn hạn như Bộ Xây dựng nhắm tới. Bởi vì nếu cứ phải nộp 5-12% giá trị giao dịch như ở Anh, và người mua nhà sử dụng đòn bẩy tài chính, thì khoản tiền bỏ ra ban đầu khá lớn (như trường hợp của tôi là đến 40% vốn mua nhà), thì người muốn lướt sóng sẽ gánh thêm khoản chi phí lớn. Nếu tỷ suất sinh lợi không tương ứng, người ta sẽ giảm lướt sóng lại mà mua nhà, đất giữ lâu hơn.
Có điều, ít lướt sóng lại không có nghĩa là giá nhà đất sẽ giảm. Cùng lắm, nó tăng chậm hơn mà thôi. Có người tin rằng vậy là đủ, khi mà giá nhà tăng chậm lại, thì người dân có thể có cơ hội "bắt kịp".
Thực tế ở Anh cho thấy điều ngược lại. Từ khi thuế áp dụng vào 2003, tỷ số giá nhà trên thu nhập khả dụng (tiền dôi dư có thể được dùng tích lũy mua nhà) lại không ngừng tăng lên, đến mức hiện tại ở Anh đã gọi là tình trạng khủng hoảng nhà ở.
Vì sao có nghịch lý đó? Vì phải gánh chịu nhiều khoản thuế, phí ban đầu, và chi phí lãi vay trong những năm gần đây không được khấu trừ thuế nữa, người mua nhà đầu tư ở Anh đã tăng tiền thuê tương ứng. Giá tiền thuê nhà ở Anh vì vậy tăng nhanh hơn nhiều so với giá nhà. Kết quả là người ở thuê ngày càng không còn đủ tích lũy để mua nhà.
"Hoa hồng trên ngực trái" đang đặc biệt thu hút khán giả truyền hình với tuyến nhân vật chính được quan tâm nhất là Bảo (Hồng Đăng) và Khuê (Hồng Diễm). Ở lần thứ 4 tái hợp, cặp đôi được yêu thích nhất màn ảnh phía Bắc vào vai hai người nếm trải mùi phản bội và có tình cảm với nhau. Mặc dù gần như thua kém Bảo về mọi mặt nhưng Khuê lại thận trọng trước tình cảm của anh, thậm chí cự tuyệt và tát Bảo khi anh cưỡng hôn cô. Điều này khiến nhiều fan của Bảo cũng như Hồng Đăng khó chịu và phản đối nhân vật Khuê lẫn diễn viên Hồng Diễm.
Trước cơn bão chỉ trích của người hâm mộ, Hồng Diễm nói: "Những gì xuất phát từ cảm xúc thì khó để mang lý lẽ đúng sai ra xét nét nên rất cảm ơn tình cảm yêu, ghét, tức giận mà khán giả dành cho Khuê". Nữ diễn viên chia sẻ với VietnamNet: "Giờ cứ ai ngược dòng với soái ca Bảo là bị chửi hết. Lúc vui vẻ với soái ca thì được khen xinh các kiểu, ngược dòng soái ca là bị kêu mẹ sề 2 con, già xấu còn đòi làm cao".
![]() |
![]() |
Chuyện tình Bảo và Khuê nhận sự quan tâm đặc biệt của khán giả theo dõi phim. |
Việc Khuê từ chối tình cảm của Bảo, nhân vật được cho là mẫu đàn ông hấp dẫn nhất trên truyền hình từ trước đến nay khiến nhiều fan bức xúc với Khuê với những bình luận như: Khuê bị khùng rồi, kiêu vớ vẩn, kiêu lập dị như hâm ý, lại còn láo, dám tát Bảo mới sợ chứ; Cho Khuê về với Thái đi vì Bảo xứng đáng gặp được người tốt hơn Khuê...
Tuy nhiên cũng có khán giả bênh vực nhân vật này: "Chả hiểu sao mấy bạn nói ghét Khuê được. Khách quan mà nói Khuê cần có thời gian. Chả nhẽ Khuê lại theo Bảo ngay thì Khuê thành người dễ chinh phục. Đừng vì yêu Bảo quá mà đánh các nhân vật khác phiến diện", bạn Duy Tiến bình luận.
"Hoa hồng trên ngực trái" dài 46 tập, phát sóng vào thứ 4 và 5 hàng tuần trên VTV3.
Mỹ Anh
Trên phim, nhân vật Bảo chỉ bị ăn tát 1 lần nhưng thực tế ở hậu trường diễn viên Hồng Đăng bị Hồng Diễm bạt tai liên tục.
" alt=""/>Hồng Diễm bị vạ lây vì Khuê 'Hoa hồng trên ngực trái'