Cuộc hội đàm trực tuyến kéo dài gần 2 giờ đồng hồ hôm 7/12 giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin bắt đầu bằng màn chào hỏi nhẹ nhàng trước khi hai nhà lãnh đạo đề cập những vấn đề nhạy cảm, đặc biệt là cuộc khủng hoảng Ukraina trước đồn đoán rằng Nga sẽ xâm chiếm nước này trong tháng 1 tới và Moscow gọi đó là tin giả. |
Ảnh: Nhà Trắng/ Reuters |
Giới quan sát đã theo dõi rất sát sự kiện này để xem liệu hai bên có đạt được sự hiểu biết chung nhằm tiến tới chấm dứt cuộc khủng hoảng Ukraina hay không.
Giáo sư Jonathan Marcus thuộc Viện Chiến lược và An ninh thuộc Đại học Exeter (Anh) tỏ ra bi quan và cho rằng một cuộc hội đàm giữa hai vị tổng thống sẽ chưa thể làm được điều này. Mọi thứ còn phụ thuộc vào những gì họ rút ra sau đó, cùng những tín hiệu nhận được và gửi đi trong những ngày hoặc tuần sắp tới.
Còn theo giáo sư Giray Sadik - Giám đốc Trung tâm Các nghiên cứu Châu Âu, các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nga có ý nghĩa rất quan trọng vì chúng không chỉ liên quan đến Ukraina mà còn liên quan đến an ninh của châu Âu và rộng hơn thế, xét theo các chủ đề khó như các vấn đề hạt nhân vốn phụ thuộc vào cả các chủ thể bên ngoài châu Âu.
"Do các quốc gia trong khu vực rõ ràng không thể tự mình giải quyết những tranh cãi đó nên chúng ta đang chứng kiến sự can thiệp của các cường quốc…", ông Sadik bình luận.
Phía Nga bác bỏ các biện pháp trừng phạt có thể của EU và Mỹ, và thông báo ngắn gọn với báo chí sau cuộc hội đàm trực tuyến rằng Tổng thống Putin tuyên bố trừng phạt không phải điều mới lạ với Moscow vì chúng đã được áp đặt được một khoảng thời gian mà không hề mang lại kết quả tích cực nào đối với cả hai phía.
Giới phân tích cho rằng, cuộc hội đàm Biden – Putin được tổ chức còn là để thăm dò khả năng đạt tới các thỏa hiệp nhằm xuống thang tình hình ở trung tâm châu Âu. Dưới góc nhìn của Andrew Korybko, một chuyên gia phân tích chính trị người Mỹ ở Moscow, Ukraina đang nằm giữa cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Nga và Mỹ. Với Nga, trình trạng quân sự không liên kết của nước này đang bị thách thức bởi sự mở rộng của NATO dưới hình thức hỗ trợ Kiev.
"Theo quan điểm của Nga, đây là lằn ranh đỏ và nước này sẽ bảo vệ các lợi ích an ninh quốc gia theo ý hiểu của mình", ông Korybko bình luận, đồng thời nhận định điều đó bao gồm việc đáp trả bất kỳ hoạt động quy mô lớn nào do Kiev dẫn đầu ở vùng Donbas, vốn được coi là gây nguy hiểm cho sự toàn vẹn lãnh thổ.
Tuy nhiên, giáo sư Marcus chỉ ra ba kịch bản có thể xảy ra. Thứ nhất, Nga có thể lùi bước khi đối mặt với đe dọa trừng phạt kinh tế của phương Tây. Thứ hai, các bên có thể thiết lập một tiến trình ngoại giao mới nhằm ngăn chặn xung đột. Và thứ ba, Nga vẫn đang nắm giữ nhiều lợi thế trong khi châu Âu đối mặt khủng hoảng năng lượng vào mùa đông và còn ở Mỹ, ông Biden đang hứng tỷ lệ ủng hộ sụt giảm.
Trong khi đó, Mehmet Cagatay Guler - một nhà nghiên cứu thuộc tổ chức cố vấn SETA ở Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ), mức độ leo thang và hoạt động quân sự ở biên giới cho thấy Nga sẽ không dễ lùi lại trừ khi họ nhận được những gì mình theo đuổi.
Dẫu vậy, cuộc hội đàm trực tuyến Biden – Putin và các cuộc đàm phán tiếp sau đó giữa hai bên sẽ mang tầm quan trọng đặc biệt, vì có đàm phán thì kênh ngoại giao mới luôn mở cửa. Và kể cả kết quả chỉ mang tính biểu tượng, đàm phán vẫn cho thấy tiềm năng dẫn đến những kết quả mang tính xây dựng.
Thanh Hảo

Điều Tổng thống Biden nói với lãnh đạo Ukraina sau hội đàm với ông Putin
Trong cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Ukraina, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã trao đổi về cuộc gặp trực tuyến của ông với người đồng cấp Nga, cuộc khủng hoảng ở Donbass, tư cách thành viên NATO cho Ukraina, và các cải cách nội bộ ở Kiev.
" alt=""/>Khủng hoảng Ukraina: Nga
Hồi đầu năm nay, trò chuyện với trang tin tức công nghệ Recode, người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đã nêu ra điều tốt nhất về Facebook. |
Người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg. Ảnh: AP |
"Tôi nghĩ nếu bạn nhìn vào vòng cung lớn ở đây, điều thực sự đang xảy ra là các cá nhân ngày càng có nhiều quyền lực và nhiều cơ hội hơn để tạo ra cuộc sống và công việc theo ý mình, để kết nối với những người, những ý tưởng, và chia sẻ những ý tưởng mà họ muốn. Và tôi nghĩ điều đó sẽ dẫn đến một thế giới tốt đẹp hơn. Nó sẽ khác với thế giới mà chúng ta đã có trước đây. Tôi nghĩ nó sẽ đa dạng hơn, tôi nghĩ sẽ có nhiều ý tưởng và mô hình khác nhau hơn có thể tồn tại", Zuckerberg trao đổi với biên tập viên Casey Newton khi đó.
Mark Zuckerberg cũng cho rằng vẫn còn một vấn đề. Bằng cách trao quyền cho các cá nhân, Facebook đã phá vỡ hệ thống cấp bậc đã tồn tại qua nhiều thế hệ. "Điều tôi lo ngại là chúng ta quá thường xuyên nói ra những mặt tiêu cực của nó, từ quan điểm của các tổ chức có thể không đứng về phía chiến thắng của những thay đổi này".
Trong vài năm trở lại đây Facebook đã bị bủa vây bởi nhiều ý kiến cho rằng các sản phẩm của mạng xã hội này đang khiến thế giới trở thành một nơi xấu xí và chia rẽ hơn. Zuckerberg đã đảo ngược lời chỉ trích: Nạn nhân thực sự từ sự trỗi dậy của Facebook không phải là người dùng mà là một số tổ chức đang tức tối vì quyền lực của họ đang được phân phối lại cho người dân. Trong phiên bản của các sự kiện này, Facebook không những trao quyền cho người dùng mà còn giải phóng họ.
Thời gian qua, hình ảnh đó đã chịu cú giáng lớn khi nhiều hãng thông tấn đồng loạt đăng tải những thông tin rò rỉ từ tài liệu nội bộ của Facebook, do một người tên là Frances Haugen cung cấp. Nhân vật này từng làm việc tại Facebook 2 năm trước khi rời đi hồi tháng 5 vừa qua.
Những tài liệu rò rỉ phơi bày một Facebook trái ngược với quan điểm đầy màu hồng của Zuckerberg — một công ty chủ định cung cấp một sản phẩm được sử dụng để truyền bá thông tin sai lệch và thù hận, được sử dụng để tạo thuận lợi cho những phát ngôn thù hận, khủng bố và buôn bán tình dục; và những nỗ lực ít ỏi để ngăn chặn những điều này thường xuyên thất bại.
 |
Frances Haugen. Ảnh: AP |
Trong bài viết trên tạp chí The New Republic ngày 26/10, tác giả Alex Shephard mô tả đây là những rò rỉ nội bộ gây sốc nhất từ Facebook được đưa ra ánh sáng – có thể nói còn tệ hơn cả bê bối Cambridge Analytica chấn động mạng xã hội cách đây 3 năm. Những tiết lộ mới chỉ ra rằng các giám đốc điều hành của Facebook biết chính xác sản phẩm của họ đang làm gì đối với người dùng, và với cả thế giới nói chung. Họ cũng nhận thức rõ mình chưa hành động đủ để giảm thiểu những tác động gây hại cho xã hội. Trong hầu hết các trường hợp, công ty đặt lợi nhuận và tăng trưởng lên trên tất cả.
Nhà báo Mike Isaac của The New York Times viết: "Nhiều lần, [các nhà nghiên cứu tại Facebook] xác định mọi người đã lạm dụng các tính năng chủ chốt, hoặc các tính năng đó đã khuếch đại nội dung độc hại, trong số nhiều hiệu ứng khác. Trong một bản ghi nhớ nội bộ vào tháng 8/2019, một số nhà nghiên cứu phản ánh chính 'cơ chế sản phẩm cốt lõi' của Facebook, tức là những điều cơ bản về cách thức sản phẩm hoạt động, đã để mặc cho thông tin sai lệch và ngôn từ kích động thù địch lan truyền trên mạng. Họ chốt lại: 'Các cơ chế nền tảng của chúng ta không trung lập'".
Theo ông Shephard, kết luận trên cũng hiện rõ ở nhiều khía cạnh khác. Thông tin sai lệch về bầu cử lan rộng và sinh sôi nhanh chóng sau cuộc bầu cử năm 2020; một nhà khoa học dữ liệu cảnh báo 10% nội dung được xem sau cuộc bầu cử bị cáo buộc là gian lận trên diện rộng.
Facebook phát hiện sản phẩm của mình sẽ đưa ra các đề xuất về nội dung thuyết âm mưu QAnon cho những người dùng quan tâm đến các chủ đề bảo thủ chỉ trong vòng vài ngày.
"Cơ quan nghiên cứu liên tục phát hiện Facebook đẩy một số người dùng vào 'những lỗ thỏ' - những buồng vang thông tin ngày càng thu hẹp nhưng chứa thuyết âm mưu bạo lực phát triển mạnh", NBC News đưa tin. "Những người cực đoan thông qua những lỗ thỏ này tạo thành một bộ phận nhỏ trong tổng số người dùng, nhưng tính theo quy mô của Facebook, có thể lên tới hàng triệu cá nhân".
Các tài liệu cũng cho thấy, nỗ lực của Facebook nhằm ngăn chặn lan truyền thông tin sai trái bài vắc xin cũng không đầy đủ, và công ty quá chậm trễ trong việc nhận ra phản ứng của mình tồi tệ đến mức nào. Theo một tiết lộ đặc biệt gây sốc, thời gian 5 năm qua liên tục cho thấy nền tảng này dễ dàng bị lấn át bởi thông tin sai lệch, chứng tỏ nó được thiết kế chỉ để làm điều này.
Alex Shephard chỉ ra rằng, tình hình ở phần còn lại của thế giới còn tệ hơn ở Mỹ. Một số ít quốc gia – trong đó có Mỹ - được chú ý kiểm duyệt nội dung rộng rãi. Tuy những nỗ lực này thường không đầy đủ, chúng vẫn tốt hơn đáng kể so với những gì mà hầu hết thế giới nhận được.
Các nhà nghiên cứu phát hiện Facebook đã được sử dụng để truyền bá mọi thứ, từ phát ngôn thù hận đến thanh trừng sắc tộc. Trong khi đó, Mark Zuckerberg thậm chí đã can thiệp thay cho một số chính phủ, chẳng hạn như kiểm duyệt bài đăng.
Rất nhiều lần, mọi người chứng kiến Facebook làm điều này theo nhiều cách khác nhau: Chọn lợi nhuận và tăng trưởng, ngay cả khi lựa chọn đó gây bất hòa thấy rõ, lan truyền thông tin sai lệch về kích động bạo lực hoặc khiến thế giới trở nên tồi tệ hơn, theo nhà báo Alex Shephard.
Thanh Hảo

Cơn địa chấn rung chuyển Facebook
Facebook từng đối mặt với những người tố cáo, bão chỉ trích về quảng cáo và các cuộc điều tra của Quốc hội Mỹ. Song, hãng chưa từng đương đầu cả 3 cùng lúc như hiện nay, trong cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất 17 năm tồn tại.
" alt=""/>Facebook khiến thế giới xấu xí và chia rẽ hơn