
 |
|
Nhằm chung tay cùng cả nước hỗ trợ những người dân bị ảnh hưởng sau đại dịch, VNPT VinaPhone song hành cùng Tạp chí Đẹp và nhạc sỹ Huy Tuấn triển khai chương trình “Hoà nhạc marathon trực tuyến Hồi sinh” với sự tham gia của hơn 30 nghệ sỹ và người truyền cảm hứng, với mục đích gây quỹ cho hoạt động thiện nguyện vì người có hoàn cảnh khó khăn.
Hơn 30 nghệ sỹ hàng đầu Việt Nam và những người truyền cảm hứng bao gồm: Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Linh, Quang Dũng, Trần Mạnh Tuấn - An Trần, Quang Hà, Phan Mạnh Quỳnh, Uyên Linh, Lê Hiếu, Lưu Hương Giang - Hồ Hoài Anh, Đinh Hương, Khánh Linh, OnlyC, Ngọc Khuê, Hoàng Tôn, Đạt G - Du Uyên, Hà Lê, Ngọt, Nguyễn Hải Phong, Bùi Công Nam, TDK, Vũ Thu Hoài, Đạo diễn Lê Hoàng, Nhà báo Diễm Quỳnh, Đạo diễn Việt Tú, Nhà báo Trần Mai Anh, MC Phan Anh, Nhà báo Vũ Mạnh Cường, MC Liêu Hà Trinh, ... sẽ tham gia chương trình với sự dẫn dắt và kết nối của MC ở 2 điểm cầu Sài Gòn và Hà Nội. Các ca khúc được trình bày trong liveshow đều mang tinh thần lạc quan, tự hào, cổ vũ tinh thần Việt Nam kiên cường và hồi sinh sau đại dịch.
Tổng đạo diễn chương trình, nhạc sỹ Huy Tuấn cho biết: “Mặc dù trên thế giới và Việt Nam thời gian qua đã có nhiều chương trình livestream gây quỹ hồi phục sau dịch bệnh, “Hoà nhạc marathon trực tuyến Hồi Sinh” vẫn đảm bảo có những “điểm sáng” riêng, sự kết nối giữa dòng chảy âm nhạc và những câu chuyện truyền cảm hứng. Với một chương trình được đầu tư công phu và chuyên nghiệp, cùng sự đồng lòng từ tập thể các nghệ sỹ, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần lan toả tinh thần “vì nhau” đến cộng đồng, cũng như cổ vũ nhau cùng tiến lên sau đại dịch".
 |
|
Chia sẻ về sự kiện, Phó Tổng Giám đốc VNPT VinaPhone, ông Nguyễn Trường Giang cho biết: “Chúng tôi rất vinh hạnh khi được là đơn vị đồng tổ chức chương trình “Hoà nhạc marathon trực tuyến Hồi sinh” – một chương trình mang ý nghĩa thiện nguyện, đề cao tinh thần “lá lành đùm lá rách” của người Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Trước những tác động của dịch bệnh trên nhiều lĩnh vực đời sống - kinh tế, những người vốn có hoàn cảnh khó khăn lại càng khó khăn hơn khi mất nguồn thu nhập, gánh nặng mưu sinh càng đè nặng. Thấu hiểu và chia sẻ, chúng tôi kỳ vọng chương trình “Hoà nhạc marathon trực tuyến Hồi sinh” sẽ giúp kết nối những trái tim yêu thương, đùm bọc để gây quỹ hỗ trợ các chương trình thiện nguyện, tiếp thêm năng lượng và thái độ sống tích cực cho người dân Việt Nam, vực dậy mạnh mẽ sau dịch bệnh”.
Chiến dịch diễn ra trong bối cảnh Việt Nam cơ bản bước qua giai đoạn “ngủ đông” sau đại dịch. Các doanh nghiệp lấy lại niềm tin và sự phấn khởi, những người nghèo cần được hỗ trợ nhu yếu phẩm khi quay lại cuộc sống năng động bình thường. Dự án đưa âm nhạc trở thành nguồn cảm hứng tiếp thêm năng lượng, sự lạc quan và nghị lực sống cho toàn thể xã hội. Mỗi người, bằng khả năng của mình đều có thể chung tay góp sức thực hiện một việc làm ý nghĩa góp phần hồi sinh sau đại dịch.
Khi tham gia chương trình, các nghệ sỹ sẽ kêu gọi đóng góp vào một tài khoản công khai để mọi người dân đều có thể gây quỹ cùng với chương trình. 100% số tiền gây quỹ sẽ được chia sẻ cho các hoạt động thiện nguyện: Siêu thị hạnh phúc 0 đồng do tập đoàn APEC khởi xướng, chương trình thiện nguyện “Kết nối Hồi sinh” của Đoàn khối các cơ quan Trung ương, chương trình hỗ trợ người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn do Hội người khuyết tật Hà Đông thực hiện.
Để ủng hộ cho chương trình thiện nguyện thông qua liveshow âm nhạc trực tuyến, khán giả có thể quyên góp trước, trong và sau chương trình bằng hình thức: chuyển khoản đến tài khoản “Hoà Nhạc Hồi Sinh” với số tài khoản 214504723 - Hội sở ngân hàng VP Bank.
NT

VinaPhone thay logo mạng "VinaPhone #StayHome", tặng cước thoại và data hỗ trợ khách hàng chống dịch
Đại diện VinaPhone cho biết, trong những ngày cả nước thực hiện cách ly xã hội, mỗi thông điệp yêu thương, mỗi hành động trợ giúp dù nhỏ, đều sẽ là nguồn động lực lớn lao, giúp Việt Nam vượt qua thời điểm khó khăn này.
" alt=""/>Hoà nhạc trực tuyến thiện nguyện với sự tham gia của 30 nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam
- Khoảng 30% dân số Việt Nam có rối loạn tâm thần, trong đó có 25% mắc trầm cảm, là nguyên nhân khiến 36.000 - 40.000 tự tử mỗi năm.Viện Sức khoẻ tâm thần, BV Bạch Mai đang điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc trầm cảm nặng, muốn tìm đến cái chết.
Trong số đó, có một nam thanh niên tự cuốn dây điện vào cổ tay, cổ chân rồi cắm điện để tự tử. Một nữ bệnh nhân 20 tuổi tự cầm dao cứa cổ, rạch cổ tay.
Một cô gái 21 tuổi là sinh viên tại Hà Nội, sau khi chia tay người yêu cùng áp lực ở trường đã rơi vào trạng thái trầm cảm.
 |
Bác sĩ thăm khám cho một nữ bệnh nhân đang điều trị trầm cảm tại BV Bạch Mai |
Từ một cô gái khoẻ mạnh, vui vẻ, nữ sinh viên rơi vào trạng thái chán ăn, mất ngủ liên miên, mỗi đêm chỉ ngủ được 3-4 tiếng. Trong 6 tuần, cô sụt 4kg.
Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, không muốn đi học, không muốn làm việc gì. Liên tục trong 6 tuần rơi vào trạng thái chán nản, mất ngủ và hay ngồi khóc một mình.
Bệnh nhân này nhiều lần chia sẻ với mẹ về cảm giác cuộc sống không còn ý nghĩa, thường xuyên cáu gắt, giận dữ, nhiều lần nói với mẹ cô muốn chết để không phải đau khổ như hiện tại.
May mắn, cô gái 21 tuổi này được gia đình đưa đến viện trước khi có hành động dẫn đến tự sát.
Ngoài ra còn có trường hợp một cụ ông 79 tuổi phải nhập viện cấp cứu khi không chịu nói năng gì, cơ thể suy nhược, gầy sút 3kg trong 3 tuần.
Trước khi vào viện 3 ngày, cụ ông buồn chán nói về cái chết, khóc nhiều, sau đó im lặng, không chịu ăn hay uống bất cứ thứ gì, kể cả nước để được chết.
Bệnh nhân sau đó đã được bù nước, hồi tỉnh trở lại và đang điều trị theo phác đồ trầm cảm.
Số lượng bệnh nhân trầm cảm tăng chóng mặt
TS Dương Minh Tâm, Trưởng phòng rối loạn liên quan stress, Viện Sức khoẻ tâm thần cho biết, cách đây 15 năm, mỗi ngày cả viện chỉ có 1-2 bệnh nhân đến khám. Hiện con số này lên tới 200, trong đó có khoảng 50 bệnh nhân đến khám và điều trị trầm cảm.
Trong năm qua, Viện khám và điều trị ngoại trú cho hơn 18.000 bệnh nhân mắc trầm cảm (chiếm 30%), điều trị nội trú 446 lượt bệnh nhân.
Bệnh trầm cảm có xu hướng tăng do áp lực cuộc sống tăng lên, stress nhiều, gặp nhiều sang chấn...
Theo TS Tâm, trầm cảm có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là từ 18-45 tuổi. Phụ nữ có nguy cơ mắc trầm cảm gấp đôi nam giới.
PGS.TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khoẻ tâm thần thông tin thêm, hiện có khoảng 30% dân số Việt Nam có rối loạn tâm thần, trong đó 25% mắc trầm cảm.
 |
PGS.TS Lê Doãn Phương. Ảnh: T.Hạnh |
“Trầm cảm chính là nguyên nhân khiến 36.000-40.000 người tự tử mỗi năm. Nghiên cứu mới nhất ở Viện chúng tôi cho thấy, gần 37% bệnh nhân mắc trầm cảm từ 45 tuổi trở lên có ý tưởng hoặc hành vi tự sát”, PGS Phương chia sẻ.
Đa số các trường hợp tự sát do bệnh nhân cảm thấy mình vô dụng, tội lỗi, không xứng đáng sống.
Việc điều trị trầm cảm gặp nhiều khó khăn do phần lớn người bệnh không biết mình bị mắc bệnh nên thường điều trị tại các chuyên khoa khác trước khi đến chuyên khoa tâm thần.
Do vậy, trầm cảm có xu hướng dễ trở thành mạn tính và tái diễn cũng như phục hồi không hoàn toàn giữa các giai đoạn.

80% người Việt không điều trị rối loạn tâm thần
Hiện ở Việt Nam có tới 13,5 triệu người bị rối loạn tâm thần, trong đó 70-80% người bệnh chưa được điều trị.
" alt=""/>Gần 40000 người Việt tự tử mỗi năm do trầm cảm