![]() |
Chiến lược đi trước một bước
Trung Quốc đã tài trợ vắc xin Covid-19 miễn phí cho hơn 50 quốc gia khác. Bắc Kinh cũng hướng đến mục tiêu cung cấp vắc xin sớm cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Tính tới cuối tháng 3, đại lục đã chuyển giao 115 triệu liều khắp thế giới, trong khi EU mới xuất khẩu 58 triệu liều.
Tại châu Âu, Trung Quốc đã cung cấp vắc xin cho Hungary, nước thành viên EU và 2 ứng viên gia nhập khối gồm Serbia và Thổ Nhĩ Kỳ. Thủ tướng Hungary Viktor Orban từng cho đăng tải một bức ảnh chụp ông đang được tiêm vắc xin của hãng dược Trung Quốc Sinopharm.
Trong khi đó, vắc xin Sputnik V của Nga ngày càng được chấp nhận rộng rãi hơn trong khu vực. Cơ quan quản lý dược châu Âu (EMA) đang xem xét hiệu quả của loại vắc xin này, trong khi chế phẩm đã giành được sự khen ngợi từ người đứng đầu ủy ban thường trực của Đức về tiêm chủng. Bộ trưởng Y tế Đức đã đề cập đến việc khắc phục tình trạng thiếu nguồn cung ở EU bằng vắc xin do Trung Quốc và Nga phát triển, sau khi chúng được EMA phê duyệt.
Thủ hiến Bavaria Markus Söder thông báo đã đặt hàng sơ bộ 2,5 triệu liều Sputnik V, được sản xuất ngay tại vùng lãnh thổ này. Hồi tháng 3, Thủ tướng Đức Angela Merkel từng tuyên bố có "dữ liệu tốt" về Sputnik V và rằng tất cả các loại vắc xin đều được chào đón khi chúng được cơ quan quản lý y tế bật đèn xanh.
Bà Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thảo luận với Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc hợp tác sản xuất Sputnik V.
Nga đã không bỏ lỡ cơ hội gắn các đề nghị cung ứng hoặc hợp tác sản xuất vắc xin cho Đông Âu và vùng Balkan với thông điệp quyền lực mềm, nêu bật sự hỗ trợ của Moscow đối với các quốc gia nằm trong chính sách mở rộng và khu vực lân cận của EU. Hơn 50 quốc gia đã đặt hàng Sputnik V.
Nga đã xúc tiến chuyển giao vắc xin cho Serbia và Montenegro, trong khi Croatia đã bắt đầu đàm phán với Nga về việc thu mua Sputnik V. Bộ trưởng Y tế Croatia được cho là đã yêu cầu nhà chức trách trong nước cho phép tiêm vắc xin của Nga mà không cần đợi sự chấp thuận của EMA.
CH Séc và Slovakia cũng tìm tới Nga để được cung ứng Sputnik V. Tuy nhiên, Thủ tướng Slovakia Igor Matovic đã từ chức vào tháng 3 sau khi không giành được liên minh cầm quyền chấp nhận quyết định của riêng ông về việc mua 2 triệu liều vắc xin Nga.
Hungary trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên tiêm Sputnik V cho dân vào tháng 2/2021, sau khi phê duyệt khẩn cấp việc sử dụng vắc xin này. Áo cũng đàm phán với Moscow về việc mua vắc xin Nga sau khi được EMA hoàn tất đánh giá về chế phẩm. Thủ tướng Áo Sebastian Kurz cáo buộc EMA quá chậm trễ trong việc phê duyệt Sputnik V.
Tham vọng mở rộng cánh cửa địa chính trị
Việc triển khai muộn kế hoạch thu mua và phân phối vắc xin của EU đã mang lại cho Bắc Kinh và Moscow cơ hội thương mại và ngoại giao phù hợp với chiến lược và thông điệp về quyền lực mềm của họ. Trước đó, ngay giai đoạn đầu của đại dịch, Trung Quốc và Nga đã tham gia cung ứng khẩu trang và thiết bị bảo hộ y tế cá nhân cho các nước châu Âu trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm trầm trọng.
Theo tổ chức tư vấn địa chính trị GIS, đối với Trung Quốc, việc xuất khẩu và tài trợ vắc xin cho châu Âu là một phần của "Con đường Tơ lụa y tế", phần mở rộng của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), thể hiện sức mạnh y tế của đại lục cũng như sự tận tâm của họ vì những điều tốt đẹp hơn cho công chúng toàn cầu. Bắc Kinh đồng thời tìm cách chống lại các quan điểm chỉ trích đại lục, thông qua chiến lược ca ngợi thành công kinh tế, các thành tựu khoa học và y tế, văn hóa và ngôn ngữ.
Bắc Kinh đang hoàn tất việc xây dựng Viện Khổng Tử lớn nhất châu Âu ở Serbia, một trong những nước sớm nhận được vắc xin tài trợ từ Trung Quốc.
Tương tự, Moscow cũng muốn tạo dựng ấn tượng rằng nền y học của họ đang vượt trước phương Tây một bước, bất chấp tỷ lệ chủng ngừa bên trong lãnh thổ Nga vẫn còn thấp. Cái tên Sputnik V gợi nhắc tới vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới, do Liên Xô phóng vào không gian năm 1957. Ngày 11/8/2020, Nga đã nhanh chóng trở thành nước có vắc xin Covid-19 đầu tiên trên thế giới được phê chuẩn sử dụng.
Trong khi đó, EU vẫn thiếu một chiến lược địa chính trị đáng tin cậy cho Balkan, một khu vực bao quanh bởi các nước thành viên EU, vốn vừa là các nhà tài trợ vừa là những nhà đầu tư chính của họ. Cho đến nay, EU đã cung cấp 70 triệu Euro từ các quỹ hiện có để hỗ trợ các nước Balkan mua vắc xin cũng như mang tới gói tài trợ 3,3 tỷ Euro nhằm giải quyết khủng hoảng y tế, trợ giúp đầu tư và kích thích phục hồi.
EU gần đây cũng tăng gấp đôi đóng góp của khối lên 1 tỷ Euro cho COVAX, chương trình chia sẻ vắc xin toàn cầu COVAX do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đứng đầu, vốn dự kiến hỗ trợ cả các nước Balkan và các quốc gia đối tác phía đông. Song, những nỗ lực này không đáp ứng được nhu cầu của các nước láng giềng và các chương trình phòng chống dịch triển khai trong chính EU.
Hồi tháng 3, Ủy ban châu Âu đã chấm dứt quyền miễn trừ áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu vắc xin của EU dành cho các nước Balkan, càng làm giảm khả năng tác động sức mạnh mềm của liên minh đối với khu vực.
Lựa chọn chiến lược
Trên chuyên trang phân tích của GIS, cây bút Michael Leigh tin rằng EU chưa hẳn đã mất "quyền lực mềm" ở sân nhà về tay Nga và Trung Quốc. Nếu một số chính phủ ở Balkan và Đông Âu dường như ưu tiên vắc xin Covid-19 của hai nước này thì đó chỉ nhằm đối phó với sự chậm trễ trong giao hàng của các nhà cung ứng phương Tây, không phải một lựa chọn chiến lược.
Song, EU được khuyến nghị nên củng cố vị thế của liên minh trong khu vực bằng các chính sách bao trùm hơn, bày tỏ tín hiệu rõ ràng hơn và các biện pháp mạnh mẽ hơn nhằm chống lại thông tin sai lệch.
EU cũng cần đẩy nhanh việc cung cấp vắc xin thông qua COVAX và bổ sung các khoản tài trợ khác khi việc triển khai chủng ngừa bên trong khối đang tăng tốc. Liên minh được đề nghị nên cân nhắc khôi phục miễn trừ cho phía tây Balkan khỏi cơ chế kiểm soát xuất khẩu vắc xin.
Tuấn Anh
Tổng thống Vladimir Putin lên án một số nước nhất quyết không phê duyệt lưu hành Sputnik V, vắc xin ngừa Covid-19 do Nga phát triển, đồng thời gọi đó là biện pháp hạn chế phi lý, mang động cơ chính trị.
" alt=""/>Ngoại giao vắc xin Covid![]() |
HLV Shin Tae Yong |
"Cuộc đua giành ngôi nhất bảng B diễn ra rất hấp dẫn. Việt Nam và Indonesia bằng điểm nhưng chúng tôi giành ngôi nhất bảng nhờ ghi được nhiều bàn thắng hơn.
Trước lượt đấu cuối, tôi dự đoán tuyển Việt Nam thắng Campuchia dễ dàng, và thực tế đã thắng 4-0. Vì thế, tôi lệnh cho các cầu thủ Indonesia bằng mọi giá phải ghi được nhiều bàn thắng trong trận gặp Malaysia. Tôi xin chúc mừng các cầu thủ vì đã hoàn thành mục tiêu", HLV Shin Tae Yong hạnh phúc nói sau khi có được ngôi nhất bảng B.
"Trước giờ bóng lăn, tôi liên tục dặn các học trò rằng ngay kể cả khi nhận bàn thua trước, tuyệt đối không được hoảng loạn, hãy cứ tiếp tục thi đấu với sự tự tin.
![]() |
Indonesia vào bán kết với ngôi nhất bảng |
Tôi cũng yêu cầu toàn đội không thua trong những pha tranh chấp 50-50 để giành bóng. Tôi rất hài lòng khi toàn đội có sự tiến bộ qua từng trận",nhà cần quân người Hàn Quốc tiết lộ những yêu cầu của mình với học trò trước trận đấu.
Gặp Singapore ở bán kết AFF Cup 2020, HLV Shin Tae Yong khẳng định Indonesia sẽ thay đổi chiến thuật cho phù hợp, nhưng giữ nguyên tiền đạo và hàng phòng ngự. HLV đồng hương thầy Park cũng cho biết sẽ cố gắng giúp toàn đội nâng cao sức mạnh hết mức có thể.
Đại Nam
Sau khi "mở tài khoản" với cú đúp trong trận thắng 4-0 trước Campuchia, Tiến Linh rất quyết tâm ghi bàn vào lưới Thái Lan ở bán kết AFF Cup 2020.
" alt=""/>HLV Indonesia sợ tuột ngôi đầu bảng vào tay Việt NamÔng Trump sẽ bổ nhiệm con rể làm "Tổng quản" Nhà Trắng?
Cảnh sát Pháp tiêu diệt nghi phạm khủng bố chợ Giáng sinh
Hình ảnh cực hiếm ở khu phi quân sự liên Triều
Rất ít người có dịp ngồi nhấm nháp ly cocktail trên du thuyền riêng của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un như Michael Spavor. Thương gia người Canada này vốn có các mối quan hệ lâu dài với Bình Nhưỡng.
![]() |
Chủ tịch Kim Jong Un uống cocktail với Michael Spavor trên du thuyền riêng của lãnh đạo Triều Tiên ở Wonsan năm 2013. (Ảnh: Reuters) |
Chính quyền Ottawa thông báo đang tìm kiếm Michael Spavor sau khi ông bị thẩm vấn ở Trung Quốc và mất tích sau cuộc liên lạc gần đây nhất với các nhà chức trách Canada. Theo BBC, ông đang bị điều tra vì tình nghi gây hại cho lợi ích quốc gia của Trung Quốc.
Sự biến mất của Spavor diễn ra giữa lúc căng thẳng đang leo thang giữa Trung Quốc và Canada, sau khi Ottawa bắt nữ giám đốc tài chính của tập đoàn viễn thông Huawei Mạnh Vãn Chu hôm 1/12 theo yêu cầu của Mỹ.
Trước đó, một công dân khác của Canada là nhà cựu ngoại giao Michael Kovrig đã bị bắt ở Bắc Kinh trong hoàn cảnh tương tự. Nhưng các mối quan hệ gần gũi của Spavor với Triều Tiên - một đồng minh của Trung Quốc – sẽ càng làm tăng kịch tính xung quanh những tranh cãi ngoại giao gay gắt hiện nay.
![]() |
Ảnh: Michael Spavor |
Michael Spavor điều hành một tổ chức có tên gọi Trao đổi Văn hóa Paektu – chuyên thúc đẩy du lịch và đầu tư vào Triều Tiên. Ông cũng là người "tiếp sức" cho tình bạn giữa Chủ tịch Kim Jong Un và ngôi sao bóng rổ Mỹ Dennis Rodman, sắp xếp cho hai người gặp nhau năm 2013.
"Đó là trải nghiệm thú vị nhất của tôi trong đời... Chúng tôi đã chơi ở đó 3 ngày", thương gia Canada kể với Reuters năm 2017.
Những hình ảnh được chụp khi đó và được đưa lên mạng xã hội cho thấy, Spavor đang uống trà đá cùng lãnh đạo Triều Tiên sau khi lượn máy bay thăm thú gần thành phố cảng Wonsan.
Tổ chức của ông cũng vận hành các chuyến tour ở Triều Tiên, nhân danh các nhóm như sinh viên và những người đầu tư Trung Quốc quan tâm. Theo trang mạng của Spavor, phần chính trong công việc của ông là thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Triều Tiên.
"Chúng tôi đã đạt được mục tiêu đó bằng cách kết nối những cá nhân và tập thể có quan tâm với mạng lưới liên lạc rộng khắp của chúng tôi ở bên trong [Triều Tiên]" – BBC dẫn thông điệp trên website Trao đổi Văn hóa Paektu. Trên thực tế, điều này có nghĩa là đưa các đoàn đầu tư tới Triều Tiên, và giới thiệu họ với các đối tác kinh doanh tiềm năng.
"Đã có sự gia tăng lợi ích nhất định giữa các đối tác Triều Tiên trong việc kinh doanh qua biên giới", ông Spavor kể với Asia Times hồi đầu năm nay.
Trang web còn cho biết, ông Spavor đã nhận được nhiều yêu cầu tư vấn từ các công ty Đức, Canada, Anh, Italia, Đài Loan và Singapore về việc đầu tư vào Triều Tiên.
![]() |
Michael Spavor có các mối quan hệ đặc biệt với ông Kim Jong Un. (Ảnh: BBC) |
Là người nói tiếng Hàn thành thạo, Spavor đóng trụ sở ở thành phố Dandong của Trung Quốc, giáp biên với Triều Tiên. Khoảng cách giữa hai bên gần đến nỗi có thể bơi từ cửa sông của Dandong sang bờ sông Yalu phía Triều Tiên trong ít phút. Spavor từng kể rằng từ đây ông cảm thấy sự rung chuyển của một vụ thử hạt nhân mà Triều Tiên thực hiện trong khi đang ngồi ăn sáng hồi tháng 9 năm ngoái.
Thương gia Canada này cũng sống ở Bình Nhưỡng, nơi ông giữ vai trò giám đốc quản lý của một tổ chức phi chính phủ Canada đặt tại đây. Tuy nhiên, chính các mối quan hệ cá nhân thân thiết của Spavor với Chính phủ Triều Tiên mới là yếu tố khiến ông có được sự tiếp cận ưu tiên với đất nước này.
![]() |
Michael Spavor chụp ảnh cùng học sinh Triều Tiên. (Ảnh: Reuters) |
Hồi tháng 1, Spavor được tiếp cận một cuộc diễu binh lớn ở Bình Nhưỡng trong khi báo chí nước ngoài bị cấm hiện diện. Ông đã đăng tải nhiều đoạn video lên tài khoản Twitter và Instagram của mình, cho thấy ông ở vị trí quan trọng trong suốt sự kiện. Dù vậy, Spavor ít khi bàn về chính trị.
"Tôi thực sự không có gì để bình luận về các vấn đề nhân quyền và chính trị", ông bày tỏ trong một cuộc phỏng vấn năm 2013. "Những vấn đề đó tốt hơn là để các chính phủ thảo luận".
Trong thông điệp gần đây nhất trên truyền thông xã hội, Spavor cho biết sẽ đi Seoul vào thứ Hai tới để "tham vấn công việc" và mời bạn bè đi uống. Tuy nhiên, kế hoạch này dường như đã đổ bể, và những người bạn của Spavor đã công khai gửi tin ủng hộ ông sau khi có tin ông bị bắt.
Thanh Hảo
Ngoại trưởng Canada cảnh báo Mỹ không nên chính trị hóa vụ dẫn độ “công chúa Huawei” Mạnh Vãn Chu.
" alt=""/>Kim Jong Un: Thương gia Canada bị TQ bắt giữ là bạn Kim Jong Un