Tuy nhiên, việc chuyển mục đích sử dụng đất phải căn cứ vào Điều 52 Luật Đất đai năm 2013 quy định về căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất”.
Theo đó, thửa đất của gia đình bạn cần đáp ứng điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất tuân thủ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện và nhu cầu sử dụng đất.
Về trình tự, thủ tục theo Điều 69, Nghị định 43/2104/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
"1. Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.
2. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
3. Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định”.
Về hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất tại Khoản 1, Điều 6. Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất:
1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hồ sơ gồm:
a) Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Bạn chuẩn bị 01 bộ hồ sơ và nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai.
Về tiền sử dụng đất phải nộp khi chuyển mục đích sử dụng đất bạn tìm hiểu theo Khoản 2, Điều 5, Nghị định số 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân và Thông tư 76/2014/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất.
Tư vấn bởi luật sư Phạm Thị Bích Hảo - Công ty Luật Đức An, Đoàn luật sư TP. Hà Nội
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
" alt=""/>Thủ tục chuyển đổi đất sản xuất kinh doanh sang đất ởHay căn hộ ở khu tập thể Thành Công ở đường Nguyên Hồng, phường Thành Công (quận Đống Đa) có diện tích 38m2, đang cần bán với giá 2,6 tỷ đồng.
Căn hộ có sổ đỏ chính chủ, diện tích thực tế chỉ 38m2, nhưng diện tích sử dụng có thể lên tới 80m2 và nằm ở tầng 3 của khu tập thể. Như vậy, căn hộ này có giá hơn 68 triệu đồng/m2.
Đáng chú ý, căn nhà tập thể mặt phố Kim Mã Thượng, phường Cống Vị (quận Ba Đình) có diện tích 30m2 đang rao bán với mức giá 3,1 tỷ đồng. Tức là khoảng trên 103 triệu đồng/m2.
Căn hộ này chỉ có 1 phòng ngủ, nhưng theo người bán vị trí ngay tầng 1, mặt tiền căn hộ 3,5m nên tiện cho việc cho thuê kinh doanh.
Cũng rao bán mức giá tới 100 triệu đồng/m2, căn hộ tập thể ở tầng 1, trong ngõ phố Hàng Bông, phường Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm) có giá 3,3 tỷ đồng, diện tích trong sổ đỏ là 32,9m2.
Người bán cho biết, diện tích thực tế sử dụng của căn hộ là 42m2 và có gác lửng 15m2, rộng hơn so với diện tích trong “sổ đỏ”. Căn hộ có mặt tiền hơn 4m, cách mặt phố Hàng Buồm chừng 50m. Hiện đang cho thuê làm homestay với giá 15 triệu đồng/tháng.
Theo khảo sát, với các khu tập thể cũ ở quận Thanh Xuân hay Hà Đông, xa trung tâm Hà Nội hơn, mức giá rao bán dao động quanh mức 24 – 39 triệu đồng/m2.
Lý do nhà tập thể cũ vẫn được săn mua
Chị Nguyễn Hà vừa chốt mua căn hộ tập thể cũ ở phố Lương Ngọc Quyến, quận Hà Đông với giá 1,5 tỷ đồng sau một thời gian đi tìm nhà.
Chị Hà cho biết, các căn chung cư đã qua sử dụng được vài năm khá khó để có mức giá 1,5 tỷ đồng, phù hợp tài chính của gia đình chị. Hoặc nếu có thì căn hộ lại chưa có sổ hồng.
Do vậy, chị chốt mua căn hộ tập thể cũ vì vị trí ở ngay tầng 1, tiện cho việc bán hàng online của mình, lại sẵn “sổ đỏ”.
Trong khi đó, chia sẻ với PV VietNamNet, chị Thanh Hương, một môi giới ở Hà Nội cho biết, nguồn cung căn hộ tập thể cần bán không quá nhiều, giỏ hàng của chị hiện cũng chỉ có vài căn.
Theo chị Hương, với những người có tài chính hơn 1 tỷ đồng họ chọn mua nhà tập thể cũ bởi gần như không phải chịu các khoản phí dịch vụ, phí bảo trì như ở chung cư, nên có thể tiết kiệm được một khoản tiền chi thường xuyên hàng tháng.
Nếu mua được đúng căn hộ tập thể đã được chủ cũ sửa sang, chỉ việc về ở thì không cần mất thêm tiền để cải tạo hay mua sắm nội thất.
Còn với những khách có sẵn 2-3 tỷ đồng chọn mua căn hộ tập thể cũ ở khu vực quận trung tâm là bởi vị trí thuận tiện với việc đi lại học tập của con, đi làm của bố mẹ.
“Nguồn cung chung cư quận nội đô không nhiều, giá lại cao. Trong khi nhà tập thể giá mỗi mét vuông dù cao nhưng vì diện tích trong “sổ đỏ” nhỏ song diện tích sử dụng thực tế nhiều hơn do các căn hộ cơi nới từ trước. Do đó, 2-3 tỷ đồng là có thể tìm mua căn hộ tập thể”, chị Hương cho hay.
Với kinh nghiệm của mình, chị Hương cho rằng, người mua khi tìm các căn hộ tập thể cần nắm các quy định, thông tin về niên hạn sử dụng nhà để đảm bảo quyền lợi khi nhà tập thể cũ đến hạn phải cải tạo.
Trước tiên chúng tôi xin chia sẻ với bạn vì tổn thất lớn lao này. Hy vọng bạn sẽ mau chóng vượt qua được khó khăn này. Về phần tài sản do chồng bạn để lại chúng tôi xin tư vấn như sau:
Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình, quyền sử dụng đất và nhà mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, không loại trừ trường hợp chỉ một trong hai người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì bạn không nói rõ tài sản bố mẹ chồng cho cả hai bạn hay cho mình chồng bạn trước khi kết hôn. Vì vậy chúng tôi sẽ chia ra hai trường hợp để bạn nắm rõ vấn đề.
![]() |
Ảnh chỉ có tính chất minh họa |
Trường hợp không có căn cứ chứng minh thì những tài sản đó là tài sản riêng của chồng bạn, thì nhà, đất đều được xác định là tài sản chung. Vì thế, dù chỉ có tên chồng bạn trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì đây vẫn được xác định là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng bạn.
Khi chồng bạn mất, hôn nhân chấm dứt, bạn hoặc những người thừa kế khác có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng bạn được chia đôi – nghĩa là ½ giá trị quyền sử dụng đất và nhà nói trên sẽ là tài sản của riêng bạn.
Phần giá trị còn lại của nhà và đất sẽ được xác định là di sản thừa kế của chồng bạn để lại và cũng được chia theo pháp luật (chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất là cha, mẹ, chồng, con của người chết).
Trường hợp thứ hai, nếu có căn cứ chứng minh được nhà và đất trên là tài sản của chồng bạn có được trước thời kỳ hôn nhân; là tài sản chồng bạn được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng thì tài sản được xác định là của riêng của chồng bạn. Sau khi chồng bạn mất, toàn bộ tài sản này trở thành di sản thừa kế được chia theo pháp luật cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chồng bạn còn sống tại thời điểm chồng bạn qua đời – trừ trường hợp không được quyền hưởng di sản (điều 643 Bộ luật dân sự – BLDS), bị truất quyền hưởng di sản (khoản 1 điều 648) hoặc từ chối nhận di sản (điều 642 BLDS).
Việc tiến hành thủ tục phân chia và khai nhận di dản, bạn cùng những người đồng thừa kế cần đến UBND hoặc văn phòng công chứng nơi có đất để làm thục tục.
Hồ sơ bạn cần chuẩn bị là giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất, giấy chứng tử của chồng bạn, giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh hoặc những giấy tờ khác liên quan chứng minh mối quan hệ của những người thừa kế với người chết, giấy tờ tùy thân của những người thừa kế.
Dù ở trường hợp thứ nhất hay trường hợp thứ 2 bạn vẫn được hưởng di sản mà chồng bạn để lại.
Tư vấn bởi luật sư Nguyễn Thị Thanh
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Tôi đã trải qua nhiều mối tình trắc trở, nên tôi muốn sinh con mà không cần lấy chồng. Tôi có đủ khả năng tài chính để nuôi con một mình.
" alt=""/>Chồng có tài sản riêng, qua đời không để lại di chúc vợ có được hưởng