Buổi học môn Tiếng Việt theo Chương trình giáo dục phổ thông mới (CT GDPT) của học sinh lớp 1D Trường Tiểu học Thị trấn Tân An (Yên Dũng, Bắc Giang) diễn ra trong không khí sôi nổi. Theo yêu cầu của cô giáo, học sinh sẽ tìm tòi, lựa chọn và đọc trước lớp 1 bài thơ yêu thích nhất trong những tập thơ có ở nhà hay mượn từ thư viện trường. Đọc xong, dù chỉ mới học lớp 1, các học sinh này đã chủ động tương tác với lớp học về nội dung, nhân vật, sự việc trong bài thơ. Trong khi học trò đang trao đổi thì cô giáo Nguyễn Tố Thanh, chủ nhiệm lớp 1D giữ vai trò hướng dẫn, khích lệ học trò tham gia vào hoạt động học tập này.
![]() |
Với 28 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, cô Thanh cho biết, khi CT GDPT mới khuyến khích và hướng dẫn tổ chức các phương pháp dạy học tích cực, cô bắt đầu làm quen với việc dạy học theo dự án, mô hình lớp học đảo ngược… “Từ việc mơ hồ về dạy học phát triển phẩm chất năng lực, giờ đây tôi đã tự tin và làm chủ được việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học vào từng nội dung giảng dạy”- cô Thanh nói.
Các tiết học của cô giờ đây chủ yếu được tổ chức thành các hoạt động giáo dục để học sinh được nói, được làm, được thực hành nhiều hơn, từ đó chủ động động chiếm lĩnh tri thức và vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề của thực tiễn.
Tại trường Tiểu học An Lư (Thủy Nguyên, Hải Phòng), tiết học môn Toán của học sinh lớp 1A6 của cô giáo Lê Thị Thảo cũng đã có những thay đổi. Đó là những tiết học mở, hoàn toàn không có trong sách giáo khoa, những con số, phép tính đều được cô truyền tải thông qua các trò chơi, hoạt động nhóm. Để các em tự tin hơn, có lúc, học trò còn được đứng lên bục giảng để là “giáo viên” để đánh giá và cho điểm kết quả các phép toán.
Cô Thảo cho biết, sau các khóa bồi dưỡng, cô đã tự tin và chọn lọc phương pháp phù hợp với học sinh của khối lớp 1. Từ đó, thấy rõ học sinh hình thành được nhiều năng lực phẩm chất, trong đó nổi trội hơn so với các khoá trước là năng lực ngôn ngữ, tính toán, sự tự tin trong giao tiếp…
Quan tâm bồi dưỡng giáo viên khu vực đặc thù
Đã tham gia bồi dưỡng giáo viên cốt cán 3 modul 1, 2, 3, thầy Nguyễn Văn Thanh, trường THCS Đông La (Hoài Đức, TP. Hà Nội) cho biết, điều đặc biệt của lần bồi dưỡng này là các giảng viên sư phạm tổ chức lớp học theo nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá tích cực, để giáo viên trực tiếp trải nghiệm.
Cùng với đó, ngoài cung cấp lý thuyết về các nguyên tắc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực thì tài liệu của modul (gồm cả word, video, infographic) còn giới thiệu những phương pháp, kỹ thuật dạy học đáp ứng yêu cầu của này CT GDPT mới như phương pháp dạy học truy vấn, dạy học theo dự án, mô hình lớp học đảo ngược và các kỹ thuật giảng dạy như: hỏi đáp, làm việc nhóm, thuyết trình…
Tuy nhiên, góp ý thêm về công tác bồi dưỡng, Hiệu trưởng trường tiểu học học Kim Ngọc (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) Đào Chí Mạnh cho rằng, giảng viên sư phạm khi tham gia bồi dưỡng vẫn cần tăng cường hơn nữa việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để giáo viên thấm nhuần và áp dụng hiệu quả. “Bởi lẽ, muốn dạy học sinh phát triển phẩm chất, năng lực được cho học sinh thì trước tiên người thầy phải có trong mình thật tốt các năng lực, phẩm chất đó”, thầy Mạnh nói.
Đồng quan điểm, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lan Mẫu thuộc huyện miền núi Lục Nam (Bắc Giang) Nguyễn Xuân Tưởng cũng cho rằng, học qua trải nghiệm, thực hành là hiệu quả nhất, nên trong 3 ngày tập huấn trực tiếp, giảng viên sư phạm cần chú trọng đưa ra những dẫn chứng phân tích gũi với thực tế giảng dạy hàng ngày của giáo viên phổ thông, điều đó sẽ giúp thầy cô dễ hiểu, dễ nhớ và phát huy tốt nhất hiệu quả bài học vào bài giảng.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lan Mẫu cũng nêu thực trạng, một số phương pháp khá khó thực hiện trong thực tế, đặc biệt với những trường vùng khó khăn, trường có đông học sinh dân tộc thiểu số. “Tôi mong rằng, từ tài liệu khung, các giảng viên sư phạm có thể gợi mở hướng vận dụng, giải quyết đối với trường học đặc thù này, để giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục vẫn áp dụng được, mang lại lợi ích cho học sinh”, thầy Tưởng đề nghị.
Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn Trường THPT Như Xuân 2 (Như Xuân, Thanh Hoá) Võ Thị Thanh Xuân cho rằng, trong mọi tình huống, giáo viên phải là người chủ động. Chủ động tổ chức hoạt động dạy học, cùng các đồng nghiệp thảo luận, sinh hoạt chuyên môn. Bên cạnh tự bồi dưỡng về sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trên Hệ thống học tập trực tuyến Learing Microsoft Team, giáo viên cũng cần có sự sáng tạo, linh hoạt khi vận dụng. “Xuất phát từ điều kiện hiện có, khả năng của học sinh, từ đơn vị kiến thức, các thầy cô xây dựng kế hoạch bài dạy, làm những gì tốt nhất cho học sinh, tổ chức các hoạt động học. Đặc biệt cần chú ý, xuất phát điểm của học trò, mục tiêu từng hoạt động, các em tham gia được đến đâu, kết quả cuối cùng của hoạt động là gì", cô Xuân nói. |
Doãn Phong
" alt=""/>Giáo viên tự tin ‘làm chủ’ phương pháp dạy học![]() |
Dự án đường Vành đai 1 (đoạn Ô Đống Mác - Nguyễn Khoái) có chiều dài 570m, rộng 50m, được UBND TP Hà Nội phê duyệt vào cuối năm 2005 với tổng mức đầu tư là 383 tỷ đồng. Đến tháng 9/2014, dự án được điều chỉnh tăng mức đầu tư gấp gần 3 lần lên tới 1.139 tỷ đồng, tương đương gần 2 tỷ đồng/m. Đây được xem là con đường lập kỷ lục cả về kinh phí lẫn tiến độ thi công.
![]() |
Sau khi hoàn thành, dự án được kỳ vọng sẽ thay thế cho đoạn đường rộng chưa đầy 10 m, thường xuyên xảy ra ùn tắc từ ngã tư Trần Khát Chân - Lò Đúc lên đê Nguyễn Khoái, đồng thời tạo ra diện mạo mới cho Thủ Đô Hà Nội.
![]() |
Để thực hiện dự án này, quận Hai Bà Trưng phải thu hồi 41.240m2 đất tại 4 phường Đống Mác, Thanh Lương, Bạch Đằng, Thanh Nhàn, liên quan tới 670 hộ dân trong diện giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, việc xây dựng tuyến đường không tiến hành đồng bộ với quy hoạch nhà ở, dẫn đến việc xuất hiện nhiều ngôi nhà có hình dạng kỳ dị mọc lên hai bên đường.
![]() |
Hàng chục ngôi nhà bỗng dưng biến thành hầm. Mặt đường cao hơn nhà từ 1-2m, cầu thang dốc đứng.
![]() |
Mái nhà hai bên đường gần như ngang mặt đường. Để tạo lối di vào nhà, nhiều người dân đành phải bắc thang, xây bậc. Cuộc sống bị xáo trộn.
![]() |
Một căn nhà thấp hơn mặt đường khoảng 1m. Người dân ở đây cho hay đã làm đơn gửi chính quyền địa phương để cấp giấy phép sửa chữa nhưng chưa nhận được hướng dẫn hay phản hồi nào.
![]() |
Trong khi đó, không hiếm những căn nhà cao hơn mặt đường cả mét. Người dân phải bắc cầu thang vào nhà.
![]() |
Sau khi giải phóng mặt bằng, nhiều căn nhà chỉ còn lại diện tích khá nhỏ nhưng vẫn được người dân tận dụng làm hàng quán, chỗ ở.
![]() |
Việc hợp khối những căn nhà không đạt chuẩn được xem là giải pháp để "triệt" nhà siêu mỏng, siêu méo. Song phương án này vấp phải khó khăn bởi nhiều chủ nhà không thương lượng được giá bán.
![]() |
Ông Bái (70 tuổi, đoạn Ô Đống Mác - Nguyễn Khoái) cho biết, hiện tại diện tích căn nhà ông rộng khoảng 11m2, trong đó diện tích ở chỉ có 9m2, chiều sâu chưa đến 3m2. Căn nhà thậm chí không đủ để kê một chiếc giường.
![]() |
Mặt tiền một căn nhà "siêu méo" được tận dụng làm chỗ bán nước
![]() |
Ngôi nhà 4 tầng gây xôn xao dư luận khi được xây dựng ngay sát với cột điện cũng nằm trên tuyến đường này. Từ tầng 2, công trình đua ra vỉa hè gần 1m, “ôm” cây cột điện vào trong.
![]() |
Những căn nhà có hình tứ giác méo, mỏng khiến cho bộ mặt của tuyến đường đắt kỷ lục này trở nên nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị.
![]() |
Nhiều chuyên gia xây dựng cho hay, những căn nhà “siêu mỏng, siêu méo” không phải là mới. Trước đoạn Ô Đông Mác – Nguyễn Khoái, hàng loạt con đường ở Hà Nội như: Ô Chợ Dừa, Xã Đàn, đường Thanh Nhàn, Cầu Giấy, Trần Phú… cũng rơi vào tình trạng tương tự. Nguyên nhân được cho là việc thiếu đồng bộ, tách bạch trong việc xây dựng đường và quy hoạch nhà ở.
Theo Dân trí
Theo ông Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP. HCM, để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn, việc tham gia của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp trong quá trình đào tạo là vô cùng cần thiết.
“Sự tham gia và hợp tác này giúp nâng cao chất lượng đào tạo, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho học viên sau khi tốt nghiệp và đáp ứng nhu cầu thị trường. Mô hình hợp tác như hiện nay giữa NIC và các trường đào tạo, cơ sở giáo dục, doanh nghiệp cần được nhân rộng”, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM nhận định.
Trong bối cảnh nhân lực bán dẫn đang là chủ đề nóng, Đà Nẵng là một trong những địa phương tích cực nhất trong việc giải bài toán thiếu hụt nguồn kỹ sư bán dẫn trong nước.
Chia sẻ tại tọa đàm “Phát huy vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn”, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết, địa phương này đang nỗ lực kiến tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp tham gia vào phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn.
Đà Nẵng đã và đang triển khai nhiều giải pháp, tập trung vào việc xây dựng cơ sở pháp lý, tạo chính sách thu hút đầu tư; Chuẩn bị quỹ đất, cơ sở hạ tầng; Liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp trong đào tạo, phát triển nhân lực và thu hút chuyên gia lĩnh vực vi mạch, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.
Hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có khoảng 10 doanh nghiệp thiết kế vi mạch như Synopsys, FPT, Viettel, Savarti, Renesas, Synapse… với khoảng 550 kỹ sư được đào tạo từ các trường đại học. So với tương quan tổng thể nguồn nhân lực vi mạch, bán dẫn của Việt Nam, nguồn nhân lực thiết kế vi mạch của thành phố chiếm gần 10%.
Theo ông Nguyễn Văn Quảng, để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn tại địa phương, Đà Nẵng đã đưa vào hoạt động Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo từ tháng 1/2024.
Ngay sau khi thành lập, Trung tâm đã ký kết 2 hợp tác chiến lược với tập đoàn Synopsys và tập đoàn Intel để triển khai hợp tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực vi mạch, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo cho Đà Nẵng.
“Đà Nẵng xác định mục tiêu đến năm 2030 đào tạo, phát triển ít nhất 5.000 kỹ sư thuộc lĩnh vực vi mạch, bán dẫn. Trong đó, 2.000 kỹ sư thuộc lĩnh vực thiết kế và 3.000 kỹ sư, kỹ thuật viên thuộc lĩnh vực đóng gói, kiểm thử”, ông Quảng cho biết.
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh hiện nay, để hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn, yếu tố then chốt chính là sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp.