Quả và rễ củ cây thương lục. Nguồn: Sở Y tế Lào Cai
Rễ củ thương lục mập, có nét giống củ nhân sâm nên dễ nhầm lẫn. Quả mọng, có màu đỏ tím. Trong Đông y, cây thương lục có thể dùng làm thuốc chữa một số bệnh nhưng phải dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Phytolaccatoxin là chất độc có trong tất cả các bộ phận của cây, khi ăn phải lượng nhiều sẽ có cảm giác tê môi, đầu lưỡi, đau bụng, vã mồ hôi, giãn đồng tử, tăng tiết đờm nhớt, nôn mửa, tụt huyết áp, co giật, liệt hô hấp, hôn mê và có thể tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Để không bị ngộ độc do độc tố tự nhiên, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Lào Cai khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn các loại động, thực vật lạ; không tự ý sử dụng thuốc nam, thuốc đông y khi chưa có hướng dẫn của thầy thuốc; rượu ngâm (rượu thuốc) không nên uống nhiều.
Khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩmxảy ra, cần lưu giữ và bảo quản toàn bộ thức ăn đã ăn để phục vụ điều tra, tuyệt đối không sử dụng khi chưa có ý kiến của cơ quan chức năng. Bệnh nhân có biểu hiện ngộ độc cần được đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
Nam sinh nhớ lại khung cảnh lúc đó vô cùng hỗn loạn. "Có người ra lệnh cho chúng tôi khóa cửa lại, nhưng 5 tên tay cầm súng đã nhanh chóng lao thẳng vào cửa chính của hội trường. Tôi ngồi cuối nên trốn dưới ghế", du học sinh Trung Quốc kể lại.
May mắn thoát chết, sau vụ tấn công Vũ Đồng được cảnh sát Nga đưa về trường học an toàn. Tuy nhiên, bạn thân nam sinh không may bị bắn chết trong quá trình thoát chạy. "Vừa chạy ra ngoài hội trường cô ấy lập tức bị bắn", nam sinh đau xót nhớ lại.
Vũ Đồng cho biết, bạn thân là nghệ sĩ thổi sáo, cao 1,65m, thích trượt băng nghệ thuật và có tính cách vui vẻ. Trước khi xảy ra sự việc, sáng 22/3, Vũ Đồng và bạn thân cùng đi ăn.
Cách Tòa thị chính Crocus không xa, Trần Nhất Minh - một du học sinh khác của Trung Quốc, cho biết: "Thời điểm xảy ra vụ việc, tôi đang ngồi ăn ở tầng 4 của trung tâm thương mại Crocus City Hall Moscow".
Nam sinh cho hay, tối 22/3, lượng người ở trung tâm thương mại tương đối nhiều. Nhất Minh nhớ lại: "Lúc đó có tiếng âm thanh lớn vang lên. Phản ứng đầu tiên của tôi nghĩ đây là cuộc tấn công bằng máy bay không người lái. Về sau tiếng súng vang lên giống như pháo nổ, không liên tục chỉ bắn lần lượt".
Nghe thấy tiếng la hét và súng bắn, Nhất Minh cùng hàng trăm người thoát chạy xuống tầng hầm trung tâm thương mại. "Sau khi chạy ra khỏi đây, tôi thấy kính tầng 4 vỡ, lửa bốc lên từ bên trong. Nhiều người đã để lại xe chạy thẳng lên đường vành đai thoát", Nhất Minh kể.
Nhất Minh chia sẻ, trong lúc đang chạy tiếng súng không ngừng vang lên. "Tôi ước tính tiếng súng kéo dài khoảng 10 phút. Vừa chạy tôi vừa thấy tầng 4 của trung tâm thương mại cháy lớn", Nhất Minh - nhân chứng trong vụ tấn công đẫm máu ở Moscow cho hay.
Cả 2 du học sinh Trung Quốc cho biết, sau gần 2 ngày vụ tấn công diễn ra vẫn còn bàng hoàng. Trong tâm trí của 2 nam sinh thứ còn sót lại là sự đau thương, mất mát và quang cảnh hoang tàn của Moscow.
Ông Quyền vốn là giám đốc, đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần Phú Quyền Thế (địa chỉ ở quận Ba Đình, Hà Nội).
Thời điểm năm 2007, Công an TP Hà Nội nhận được đơn thư của nhiều công ty, cá nhân tố cáo ông Nguyễn Xuân Quyền có hành vi vay tiền của họ rồi bỏ trốn để chiếm đoạt.
Cơ quan điều tra (CQĐT) sau đó đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Quyền về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Sau khi lệnh truy nã ông Quyền được phát đi, đến ngày 18/3/2023, cơ quan chức năng tại Tanzania phát hiện đại gianày là đối tượng đang bị truy nã quốc tế nên đã trục xuất về Việt Nam.
Ngày 3/4/2023, khi ông Quyền nhập cảnh Việt Nam qua sân bay Nội Bài đã bị CQĐT bắt giữ.
Cáo buộc cho rằng, công ty mà ông Quyền làm giám đốc và đại diện theo pháp luật hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thương mại, mua bán, môi giới nhà đất, thuê và cho thuê nhà, dịch vụ cầm đồ.
Trong các năm 2006-2007, đại gia này đã dùng pháp nhân của Công ty Phú Quyền Thế để lợi dụng việc kinh doanh mua bán bất động sản, đầu tư xây dựng nhà đất tại 124 Kim Mã, Hà Nội, để tạo dựng lòng tin, vay tiền của 17 cá nhân rồi sau đó bỏ trốn, chiếm đoạt.
Để tạo dựng lòng tin nhằm vay được tiền của 17 cá nhân, khi vay tiền ông Quyền viết giấy vay nợ, thỏa thuận lãi suất 4-4,5%/tháng. Giai đoạn đầu, bị can trả lãi theo thỏa thuận, nhưng sau đó không có khả năng trả nợ nên bỏ trốn để chiếm đoạt.
Theo cáo buộc, ông Quyền đã lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt của 17 bị hại số tiền hơn 59,5 tỷ đồng. Đến nay, bị can còn chiếm đoạt 56,9 tỷ đồng của các bị hại.
Trong số các bị hại phải kể đến bà Hoàng Thị H. (SN 1959, ở quận Tân Bình, TP.HCM). Từ tháng 7/2006- 1/2007, bà H. đã cho ông Quyền vay hơn 5 tỷ đồng với lãi suất thỏa thuận 4-4,5%/tháng. Sau khi vay, thời gian đầu ông Quyền trả lãi cho bà H. rồi sau đó khất nợ, bỏ trốn.
Đến tháng 11/2013, khi biết tin đại gia xuất cảnh trốn sang Mozambique, bà H. đã đặt vé máy bay, sang tận nơi tìm bị can để đòi tiền. Nhờ vậy, bà H. đòi được 20.000 USD.
Đến nay, bà H. đề nghị CQĐT xử lý bị can theo pháp luật và yêu cầu ông Quyền trả lại hơn 3,4 tỷ đồng đã chiếm đoạt.
Một nạn nhân khác bị mất rất nhiều tiền là ông Trương Anh T. (SN 1958, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Theo lời khai của ông T., bị can Quyền đã nhiều lần hỏi vay tiền ông với lãi suất 6%/tháng để mua bán nhà đất.
Ông T. cho vay hơn 26 tỷ đồng. Sau đó dù ông Quyền chưa trả được nợ nhưng ông T. vẫn tiếp tục cho vay thêm hơn 1,8 tỷ đồng. Ông T. đề nghị CQĐT xử lý hành vi của bị can, yêu cầu ông Quyền trả lại mình hơn 28 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ông Quyền phủ nhận khoản nợ trên và khai rằng đã trả hết nợ cho ông T. nhưng không thu lại giấy vay tiền.
Theo CQĐT, không có căn cứ, tài liệu để chứng minh việc ông Quyền đã trả tiền cho ông T. Trong khi đó, kết quả giám định chữ viết, chữ ký trên giấy vay tiền đúng là của ông Quyền.
Thêm một nạn nhân bị ông Quyền chiếm đoạt tiền là ông Bùi Xuân Tr. (ở quận Ba Đình, Hà Nội). Ông Tr. được bị can mời góp vốn xây dựng tòa nhà tại địa chỉ 124 Kim Mã (Ba Đình, Hà Nội) từ năm 2006.
Ông Tr. đã đến xem hiện trạng xây dựng và thấy ông Quyền đã xây xong móng nhà, tầng hầm nên đã đặt niềm tin vào bị can.
Dù biết tòa nhà xây dựng không phép nhưng ông Tr. vẫn đồng ý góp vốn 11,9 tỷ đồng để rồi sau đó bị chiếm đoạt. Ông Quyền không triển khai xây dựng tòa nhà mà bỏ trốn cùng số tiền góp vốn của người bị hại.
Tại CQĐT, ông Quyền khai, do làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ nên đã bỏ trốn ra nước ngoài.