Theo Telegraph, thủ quân của Tam sư cũng xem xét khả năng thực hiện nốt một năm hợp đồng với Tottenham, trước khi ra đi theo dạng cầu thủ tự do.
MU sẵn sàng nâng lương gấp rưỡi cho Kane từ 200.000 bảng/tuần lên 300.000 bảng/tuần nếu anh đồng ý gia nhập đội chủ sân Old Trafford hè này.
Trong trận hòa 2-2 mới đây giữa Spurs và MU, fan Quỷ đỏ trên khán đài đã hát vang "Harry Kane, chúng tôi chờ bạn vào tháng 6".
Được biết, từ vài tuần trước, quan chức đội bóng thành Manchester bí mật sắp xếp cuộc gặp với đại diện Harry Kane để bàn về vụ chuyển nhượng.
MU muốn hoàn tất bản hợp đồng sớm nhất có thể, nhằm tránh "drama" chuyển nhượng kéo dài, tương tự vụ Frenkie De Jong trong quá khứ.
Chủ tịch Daniel Levy vốn rất cứng rắn qua các vụ thương lượng. Bởi vậy, nếu lãnh đạo Tottenham không chấp nhận bán Kane, MU sẽ lập tức chuyển hướng sang mục tiêu khác.
Vài cái tên cũng nằm trong tầm ngắm của HLV Ten Hag bao gồm Victor Osimhen, Vlahovic, Goncalo Ramos hay Kolo Muani.
" alt=""/>Harry Kane gây sức ép rời Tottenham sang MU miễn phíĐại diện phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, ngay trong ngày đầu tiên hoàn cảnh của Tú được Báo VietNamNet chia sẻ, một nhà hảo tâm đã giúp đỡ cho con 100 triệu đồng đóng viện phí. Bên cạnh đó, rất nhiều bạn đọc đã ủng hộ thông qua Báo VietNamNet và kết nối với gia đình để động viên, tiếp sức.
![]() |
Bé Trương Tuấn Tú và mẹ trong phòng cách ly trước khi ca ghép được tiến hành. |
Chị Dương Thị Lan Phương không giấu được xúc động khi con trai được nhiều người thương mến. Chị là người đã hiến gan cho con trai. Sau ca mổ, bé Tuấn Tú được bà nội chăm sóc trong phòng cách ly, làn da của con đã hồng hảo trở lại khiến cả gia đình vui mừng. Chị Phương đang nghỉ ngơi, đợi phục hồi sức khỏe sẽ vào bệnh viện với con.
Người mẹ trẻ bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những tấm lòng thơm thảo đã giúp đỡ cho gia đình chị, cứu mạng con trai bé nhỏ.
Trước đó, Báo VietNamNet nhận được thông tin từ phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Nhi đồng 2 về trường hợp của bé Trương Tuấn Tú bị xơ gan, đang ở giữa lằn ranh sinh tử. Chỉ có ghép gan mới có hi vọng cứu con, tuy nhiên, chi phí cho ca đại phẫu vô cùng lớn, lên tới 500-600 triệu đồng.
![]() |
Bé Tuấn Tú được rất nhiều người thương. |
Toàn bộ số tiền dành dụm và kiếm được suốt 2 năm nay đều đã tiêu tốn vào những lần đưa con lên bệnh viện. Gia đình chị Phương chạy vạy, vay mượn khắp nơi cũng chỉ được 200 triệu đồng, và chẳng còn cách nào xoay sở tiếp nữa.
Đến nay, số tiền gia đình con nhận được là hơn 165 triệu đồng, tuy nhiên vẫn còn thiếu quá nhiều so với chi phí cần thiết của bé Tú. Chị Phương tâm sự: "Mọi người giúp cho gia đình em bao nhiêu cũng mừng lắm. Em vô cùng biết ơn. Mong con khỏe mạnh để không phụ tấm lòng của các nhà hảo tâm".
Khánh Hòa
Cái Tết năm nay đối với ông Nguyễn Văn Hy quá đỗi nặng nề, bởi bệnh tình của vợ kéo dài, phải đón năm mới ở bệnh viện. Mà ông cũng chẳng thể nào vay mượn thêm để trang trải viện phí.
" alt=""/>Bé Trương Tuấn Tú được giúp đỡ hơn 165 triệu đồng, ca ghép gan thành côngMinge Lane ở Worcestershire được bình chọn là 'địa danh đáng xấu hổ nhất' ở Vương quốc Anh vào năm 2014 và hiện nay vẫn không thay đổi. Hay những ngôi làng thời Trung Cổ có cái tên đầy kỳ quặc như Scratchy Bottom, Baggy Bottom, Bachelors Bump, Shags, Shitterton và Sandy Balls... cũng sẽ khiến nhiều người không nhịn được cười.
Uống trà là hoạt động được cho là có thể giải quyết mọi vấn đề ở Anh. Trà được phục vụ ở bất kỳ dịp “đặc biệt” nào - trong các bữa tiệc trà, trà kem, trà chiều, trà mặn, khiêu vũ trà, trong quán trà hoặc phòng trà. Đây cũng là thức uống được người Anh sử dụng xuyên suốt cả ngày. Hơn 97% lượng trà tiêu thụ ở Anh là trà túi lọc và uống cùng với sữa.
Thèm nắng
Được mệnh danh là 'xứ sở sương mù' nên nhiệt độ chỉ cần tăng tới khoảng trên 16 độ C là người dân Anh có thể ra ngoài nướng thịt, nằm phơi nắng trên các bãi cỏ công viên hoặc tụ tập bên ngoài các quán rượu trong trang phục quần đùi và áo ba lỗ. Hơn nữa, người Anh có thể sẽ cố ở ngoài trời cho tới khi tắt nắng mới thôi.
Thời tiết vốn được coi là chủ đề trò chuyện nhàm chán nhất trên thế giới. Nhưng người Anh lại không ngừng nói về nó. Theo khảo sát của BBC, 38% cuộc trò chuyện diễn ra trong vòng một giờ qua của người Anh là về chủ đề này. Lý do dễ hiểu là thời tiết ở Anh thường vô cùng khó lường khiến chính những người dân nơi đây dù đã biết điều đó nhưng vẫn không thể không cảm thán.
Báo chí và tạp chí địa phương luôn tràn ngập những câu chuyện về hoàng gia, phần lớn là tin đồn, suy đoán và quan điểm. Phần còn lại là những câu đố nhỏ về việc hoàng tử này ăn gì vào bữa trưa, công chúa nọ mặc gì đến nhà thờ và chuyện gì đã xảy ra với những chú chó corgi của nhà vua. Trong khi niềm tin vào EU, chính phủ, các chính trị gia và các tổ chức như cảnh sát có thể lung lay thì sự nồng nhiệt của người Anh đối với hoàng gia vẫn không hề suy giảm.
Theo các nghiên cứu, một người Anh trung bình nói xin lỗi 8 lần một ngày, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế các nhà tâm lý học cho rằng điều này không có nghĩa là người Anh cảm thấy thực sự hối hận hay lời xin lỗi của họ là thật lòng.
Trào lưu trải thảm trong nhà tắm bắt đầu nở rộ ở Anh vào những năm 1980. Cho tới nay nhiều gia đình vẫn duy trì thói quen này. Bởi đây thực sự là một giải pháp cho hệ thống sưởi trung tâm kém và có quá nhiều gió lùa ở các căn hộ cũ kỹ.
" alt=""/>Những điều du khách 'không bao giờ có thể hiểu' về nước Anh