Ngày 17/8, bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) chia sẻ hình ảnh hai ông cháu chia tay nhau trong lưu luyến trước cổng Bệnh viện dã chiến số 4. Khoảnh khắc ghi lại hình ảnh bé gái 7 tuổi đứng vẫy tay, bịn rịn chào người ông phải tiếp tục ở lại điều trị.
Bác sĩ Phương Vũ cho biết, bé gái tên B.K.H. (7 tuổi, ngụ Quận 8, TP.HCM).
Hoàn cảnh của H. rất đáng thương. Hai tuổi, bé đã mồ côi mẹ. Bé cũng không biết mặt cha ngay từ lúc lọt lòng. Sau khi mẹ mất, bé theo ông bà ngoại lên TP.HCM mưu sinh.
![]() |
Ông Chí và bé H. bịn rịn chia tay nhau trước cổng bệnh viện dã chiến khiến độc giả mạng nghẹn ngào. (Ảnh: Nghi Hong & CCH Social Media Team). |
Đầu tháng 8/2021, cả gia đình bé nhiễm Covid-19. Thậm chí, bà ngoại và bà cố của bé H. đã ra đi mãi mãi vì dịch bệnh. Nhà chỉ còn hai người, bé H. và ông ngoại được nhập viện điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 4.
Ngày 17/8, sau quãng thời gian điều trị, bé H. đủ điều kiện xuất viện về nhà tự cách ly. Tuy nhiên, lúc này, ông ngoại của bé chưa hồi phục, vẫn dương tính với Sars-Cov-2 nên phải tiếp tục ở lại bệnh viện điều trị.
Mẹ vợ và vợ đã mất vì dịch bệnh, không còn ai thân thuộc ở nhà trọ tại Quận 8, ông ngoại của bé H. đành gửi cháu về tỉnh Long An cho bà con chăm sóc. Giây phút chia tay, bé gái lo cho ông ngoại một thân một mình chống chọi với bệnh tật, người ông cũng lo cháu về không được chăm sóc chu đáo.
Mỗi người một nỗi lo nên 2 ông cháu đứng vẫy tay, chào tạm biệt nhau mà không ai nỡ rời chân, quay lưng đi trước. Hình ảnh xúc động ấy đã được các đồng nghiệp bác sĩ Phương Vũ ghi lại, chia sẻ đến cộng đồng.
“H. đã được Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố chuẩn bị hành lý, quà bánh và kết nối chuyến xe nghĩa tình để về quê. Hiện, bé gái đã về đến nhà người thân an toàn dưới sự chứng kiến của công an và địa phương", bác sĩ Phương Vũ thông tin.
![]() |
Cuối cùng, H. cũng buồn bã theo chân nhân viên y tế lên xe về quê để ông ngoại ở lại điều trị Covid-19. (Ảnh: Nghi Hong & CCH Social Media Team). |
Mong sớm hồi phục để tiếp tục nuôi cháu
Nằm trên giường bệnh, ông Bùi Văn Chí (56 tuổi, ông ngoại bé H.) cho biết, sau khi chào từ biệt cháu ngoại, ông trằn trọc mãi không thôi. Ông C. nói, ông rất thương đứa cháu ngoại sớm chịu nhiều thiệt thòi nên cố gắng ăn uống, điều trị để sớm chiến thắng dịch bệnh, về với cháu.
Ông chia sẻ: “Tôi gửi cháu cho gia đình chị vợ ở dưới quê vì tôi không có nhà cửa gì cả. Tôi thương nó lắm, còn nhỏ vậy đã chịu rất nhiều bất hạnh. Trước dịch, nhà tôi có 4 người sống chung với nhau gồm vợ chồng tôi, mẹ vợ và bé H.”.
“Thế rồi cả nhà nhiễm Covid-19. Vợ tôi rồi mẹ vợ tôi lần lượt không qua khỏi. Đến bây giờ, tôi cũng chưa dám cho bé biết bà ngoại và bà cố nó đã mất. Tôi sợ cháu không chịu nổi bởi khi mới 2 tuổi, nó đã chịu nỗi đau mồ côi mẹ rồi”, ông Chí nói thêm.
Cố gắng hít lấy một hơi thật dài, ông Chí mệt nhọc kể về tuổi thơ bất hạnh của đứa cháu ngoại. Ông nói, cũng như ông, bé H. chưa bao giờ biết mặt ba của mình. Nhiều lần, ông thay mặt cháu ngoại hỏi con gái mình về cha đứa bé.
Thế nhưng, ông chỉ nhận về những sự im lặng. Hỏi mãi, ông được con gái van nài: “Ba thương con, ba đừng hỏi nữa. Ba giữ cháu giúp con để con đi làm nuôi cháu”. Ông nhớ lại: “Nó sinh con được 1 năm, nhiều nơi đem trầu cau đến hỏi cưới nhưng nó từ chối”.
“Nó nói với tôi là nó không còn tin đàn ông nữa chỉ muốn ở vậy nuôi con. Thế rồi năm sau, nó đột quỵ qua đời. Tôi đem H. lên TP.HCM làm thuê nuôi nó ăn học”, ông kể thêm.
![]() |
Bé H. được người thân đón ở quê để chăm sóc. (Ảnh: Nguyễn Cát Phương Vũ). |
Lên TP.HCM, ông đi làm thuê ở chợ Bình Điền rồi bị tai biến, nghỉ ở nhà suốt 5 năm. Đến khi sức khỏe tạm ổn, ông theo xe để bốc dỡ hàng. Mỗi chuyến, ông được nhận từ 100.000-150.000 đồng nhưng cũng bấp bênh vì không phải lúc nào cũng có người thuê ông đi bốc, xếp hàng.
Vợ ông không nghề nghiệp đành chọn việc bán nước giải khát ở các công trình mưu sinh. Khi công trình hoàn tất, công nhân rời đi, bán buôn không được, bà đi dọn nhà cho người cần để có tiền phụ giúp chồng nuôi mẹ già, cho cháu ngoại ăn học.
Ông Chí còn một người con gái nhưng đã lập gia đình và cũng khó khăn nên không thể đỡ đần ông bà được nhiều. Ông bảo, dù chịu nhiều thiệt thòi, H. rất ngoan, hiếu thảo và học giỏi. Tuổi còn nhỏ nhưng bé đã biết giúp đỡ, chăm sóc ông bà.
“Tôi gửi cháu về quê cũng an tâm lắm vì trước đây, đôi ba tháng, tôi lại cho cháu về quê thăm người thân và mộ mẹ một lần. Bà con ở quê cũng rất thương yêu cháu. Bây giờ, tôi chỉ biết cố gắng điều trị để được xuất viện sớm. Khi dịch qua đi, tôi sẽ lại đón H. lên TP.HCM để chăm lo cho cháu ăn học”, ông Chí nói thêm.
Một người thân của bé H. cho biết, sau khi về quê, bé H. vẫn buồn và nhớ ông ngoại. “Hiện tại, sức khỏe bé rất tốt. Vì phải tự cách ly thêm 14 ngày nên bé ở trong phòng một mình. Gia đình cũng chưa cho bé biết việc bà cố và bà ngoại bé vừa mất vì sợ bé đau lòng”, người này nói.
Nguyễn Sơn
Mọi sự ủng hộ xin gửi về: 1. Ông Bùi Văn Chí, ông ngoại của bé H. |
Theo tài xế thuộc Đội xe cứu thương 0 đồng Nhất Tâm, bố mẹ bé đã được đưa vào Bệnh viện dã chiến Thủ Đức (TP.HCM) điều trị từ trước. Vì bé là F0 nên không ai được tiếp xúc gần.
" alt=""/>Bé gái mồ côi bịn rịn chia tay ông ở cổng bệnh viện dã chiếnMọi thứ được chuẩn bị sẵn sàng. Đêm trước ngày tết Đoan ngọ tôi thấp thỏm không ngủ được, nằm chỉ chờ nghe thấy tiếng rao của mấy bà hàng bún là chạy nhanh ra đón. Bởi chỉ cần chậm một chút là hết bún, lại phải chờ đến hôm khác mới được ăn.
Sau khi gọi được người đổi bún, tôi mang rá ra ngồi chờ sẵn. Mẹ tôi đưa thóc cho họ cân, rồi họ đưa bún cho tôi xếp vào rá. Tôi bê rá bún vào nhà còn tranh thủ bóc những sợi bún ở rìa ngoài ăn rồi mới đi học.
Buổi học hôm đó, lòng tôi khấp khởi niềm vui vì trưa về có món bún riêu cua béo ngậy. Cả buổi học, tôi gần như chẳng để chữ nào vào đầu, chỉ ngóng hết buổi là co giò chạy thật nhanh về nhà, lăng xăng giúp mẹ những việc vặt chuẩn bị cho bữa bún.
Khi cả nhà về đủ, mẹ tôi bê ra một nồi riêu cua đặc xoắn, vàng ngậy, thơm nức mũi. Để có được nồi riêu ngon như thế, mẹ tôi chọn những con cua cái béo mẩy còn tươi, ngâm trong nước cho cua tự nhả hết chất bẩn, rồi bóc mai, bỏ yếm, vảy sạch nước, cho vào cối đá giã nhuyễn. Sau đó, mẹ lọc kỹ, nêm mắm muối, khuấy đều cho tan ra.
Mẻ để nấu riêu cũng phải chọn những âu mẻ chín ngấu trắng và thơm, lọc bỏ phần bã. Khi nấu phải khuấy đũa cho phần gạch cua nổi lên không bị nát.
Phần gạch và trứng ở mai cua được khêu ra, phi vàng. Khi riêu nấu xong mới cho gạch vào để nồi riêu có màu sắc và mùi vị ngon, hấp dẫn.
Bún được cắt thành từng miếng vuông vắn xếp trên những cái đĩa to. Mẹ tôi còn chuẩn bị rau muống chẻ, hoa chuối tây thái nhỏ, các loại rau thơm, gia vị... bày trên mâm để ai thích ăn loại rau nào thì dùng theo khẩu vị.
Tôi không thích rau sống hay thứ gia vị nào nên chỉ ăn bún với riêu. Lần nào cũng thế, ngồi vào mâm là tôi ăn liền một mạch cho đến khi no căng bụng mới đứng dậy.
Hơn 50 năm trôi qua, vị chua của mẻ, béo ngậy và ngọt lịm của cua đồng, quyện cùng sợi bún trắng mềm và vẻ mặt mãn nguyện của cả nhà khi thưởng thức món ngon vẫn luôn là kỷ niệm không thể quên đối với tôi.
Ngày nay, đời sống các gia đình được nâng cao, có biết bao món ăn ngon Âu, Á khác nhau. Các quán ăn, nhà hàng mọc lên như nấm, phục vụ nhiệt tình. Món bún riêu cũng vẫn được nhiều người yêu thích nên các quán vẫn bán nhiều. Có hôm thấy thèm tôi cũng gọi một bát ăn để tìm lại những ký ức tuổi thơ.
Bát bún riêu bây giờ thoạt trông có vẻ hấp dẫn, với những sợi bún trắng và dai hơn nhưng vị của nó không hề giống xưa. Có lẽ bát bún riêu cua với hương vị mẹ nấu năm nào chỉ còn trong hoài niệm của tôi mà thôi!
Có những món ăn bình dân, mộc mạc nhưng luôn khiến người con đất Việt vương vấn. Khi xa nhà, chỉ cần tên món ăn được nhắc đến, bao nhiêu kỷ niệm lại ùa về khiến lòng người thổn thức, nhớ da diết vị quê hương. VietNamNet khởi đăng tuyến bài Những món ăn gợi nhớ quê nhà. Tuyến bài là ghi chép của độc giả VietNamNet trên khắp mọi miền đất nước và ở nước ngoài về các món ăn ngon, hấp dẫn của Việt Nam. Bài viết của độc giả vui lòng gửi về địa chỉ mail: [email protected] |
Hoàng My