Từ năm 2014, Hanel đã bắt tay vào nghiên cứu xây dựng giải pháp "Giao thông thông minh trên nền tảng bản đồ số" với tư duy là theo xu thế phát triển, các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp sẽ cần tới giải pháp này.
Từ đó, một hệ thống quản lý giao thông với kiến trúc mở, cho phép phát triển mở rộng theo cả chiều dọc nghiệp vụ của ngành giao thông lẫn chiều ngang về quy mô hạ tầng, đã chính thức được đi vào vận hành. Hệ thống đã được Tổng cục Đường bộ Việt Nam đưa vào triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/1/2017.
Hệ thống hiện kết nối với hơn 1 triệu phương tiện; truyền dữ liệu về trung tâm với tần suất 25s/lần và xử lý hàng tỷ thông tin với dung lượng lên tới hàng trăm GB mỗi ngày. Tổng cục Đường bộ Việt Nam, 63 Sở Giao thông vận tải, hàng trăm đơn vị dịch vụ giám sát hành trình và 100% doanh nghiệp vận tải được kết nối trên nền tảng này.
Trên nền tảng hệ thống, các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp vận tải đều tìm thấy thông tin mình cần theo thời gian thực, có thể theo dõi chính xác về việc xe nào đang đi lệch hành trình đã đăng ký, xe nào vi phạm tốc độ tuyến vận tải, xe nào đang quá tải cần hiệu chỉnh… Tất cả những thông tin dữ liệu đều được phân tích nhiều chiều từ chi tiết tới tổng hợp, giúp các cấp sử dụng khác nhau nắm bắt được đầy đủ và tức thời mọi vấn đề đang diễn ra.
"Khác với các hoạt động thuê ngoài, gia công theo đặt hàng của chủ đầu tư, Hanel đã sáng tạo giải pháp Giao thông thông minh, đón đầu nhu cầu của cơ quan quản lý nhà nước. Nhờ vào việc sở hữu năng lực về phát triển phần mềm cũng như hạ tầng thiết bị, hệ thống Giao thông thông minh của Hanel được thiết kế chặt chẽ và hiện đại giữa giải pháp phần mềm và nền tảng hạ tầng để bảo đảm hoạt động liên tục. Hiện tại, Hanel đang vận hành hệ thống, bảo đảm sự thông suốt và cập nhật theo các yêu cầu quản lý mới hay sự phát triển của thị trường", Tổng Giám đốc Hanel Bùi Thị Hải Yến nhấn mạnh.
Khẳng định tính ưu việt
Khẳng định hệ thống Giao thông thông minh là niềm tự hào của Hanel trong lĩnh vực công nghệ thông tin, bà Bùi Thị Hải Yến chia sẻ thêm: “Thực tế đã minh chứng, hệ thống đã góp phần quan trọng trong công tác giám sát hoạt động kinh doanh vận tải, bảo đảm an toàn giao thông; giám sát tốc độ của phương tiện kinh doanh vận tải, góp phần làm giảm tỷ lệ tai nạn giao thông, giảm chi phí đầu tư, khôi phục kết cấu hạ tầng giao thông.
Thông qua hệ thống, năm 2020, các Sở Giao thông vận tải đã xử lý vi phạm thu hồi phù hiệu, biển hiệu đối với 3.529 phương tiện; ra văn bản nhắc nhở đối với 10.016 phương tiện; hệ thống cũng ghi nhận tổng số 5.453.875 lần vi phạm. Theo tính toán từ hệ thống, tỷ lệ vi phạm tốc độ tính bình quân trên 1.000 km giảm mạnh (năm 2015 tỷ lệ này là 11,5 lần/1000 km, năm 2020 tỷ lệ này là 0,32 lần/1000 km, giảm khoảng 36 lần so với năm 2015), mặc dù số lượng phương tiện năm 2020 tăng gấp 5 lần so với năm 2015”.
Cũng theo bà Hải Yến, hệ thống đã cung cấp tài khoản truy cập cho lực lượng Thanh tra các Sở Giao thông Vận tải, Cục Quản lý đường bộ, Vụ An toàn giao thông để khai thác thông tin phục vụ công tác kiểm soát tải trọng phương tiện. Nhờ đó, năm 2020, đã xác định được 14.392 xe vi phạm, tước 5.452 giấy phép lái xe, xử phạt nộp kho bạc nhà nước 162,47 tỷ đồng.
Đặc biệt, hệ thống còn hỗ trợ cung cấp thông tin hành trình các phương tiện vận tải phục vụ công tác truy vết F0 của ngành y tế hiệu quả và nhanh chóng, đóng góp không nhỏ vào công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Nỗ lực không ngừng củng cố vị trí tiên phong
Sau 5 năm triển khai, hệ thống Giao thông thông minh đã cho thấy rõ lợi ích, ý nghĩa của chính sách thuê dịch vụ công nghệ thông tin của Chính phủ; cũng là cơ sở để Tổng cục Đường bộ quyết định thuê hệ thống của Hanel.
"Với vai trò là doanh nghiệp đang đi tiên phong trong lĩnh vực này, sức ép lớn nhất đối với Hanel là luôn phải nghiên cứu phát triển sản phẩm để bảo đảm đưa ra thị trường sản phẩm có tính vượt trội và giá cả cạnh tranh. Ngay với Hệ thống giao thông thông minh trên nền bản đồ số, Hanel chủ động toàn bộ từ nguồn vốn đầu tư nhân lực, sau đó giới thiệu cho các cơ quan quản lý nhà nước về hiệu quả của ứng dụng, để thực sự đi đầu trong chuyển đổi số. Với người kinh doanh, quyết định chấp nhận rủi ro để đầu tư lớn là một khó khăn nhưng với một doanh nghiệp có vốn nhà nước thì trách nhiệm đó còn lớn và khó khăn hơn rất nhiều”, bà Bùi Thị Hải Yến cho biết thêm.
Được biết, trong giai đoạn tới, Hanel xác định mục tiêu hàng đầu là củng cố vị thế doanh nghiệp tiên phong về công nghệ số, bên cạnh việc tiếp tục phát huy và bứt phá ở những mảng kinh doanh truyền thống, triển khai các dự án khoa học công nghệ, xây dựng các sản phẩm công nghệ cao trong các lĩnh vực mà Hanel có thế mạnh như giao thông vận tải, logistic… để mở rộng thị trường, tạo bước phát triển bứt phá cho công ty trong kỷ nguyên của chuyển đổi số và kinh tế số.
Giải pháp giao thông thông minh trên nền bản đồ số” của Hanel được bình chọn là một trong những sản phẩm xuất sắc nhất của Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2020, Giải thưởng Thành phố thông minh 2021, Giải thưởng Sao Khuê 2022. |
Vĩnh Phú
" alt=""/>Hanel ghi dấu ấn khác biệt với hệ thống quản lý giao thông thông minhĐào tạo theo hướng ứng dụng
Ngày 12/6/2015, Trường ĐH Mở TP.HCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn 2015-2017. Theo lãnh đạo Nhà trường, Trường đã và đang thực hiện đổi mới hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.
![]() |
Một thách thức lớn trong thời gian qua của trường là học phí bị giới hạn trong khung quy định của cơ sở đào tạo công lập và những ràng buộc về thủ tục, quy trình khiến Trường khó khăn trong việc đầu tư cơ sở vật chất cũng như sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết Nghị định 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ đã mở ra một cơ hội lớn cho trường để phát triển. Tự tin vào các tiền đề đã có, Trường mạnh dạn lập đề án trình Chính phủ và đã được Chính phủ phê duyệt ngày 12/6/2015.
![]() |
Trên cơ sở hội thảo về đổi mới chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng giữa các Khoa đào tạo với chuyên gia đến từ nhiều lĩnh vực, các doanh nghiệp… Trường bắt đầu triển khai các đổi mới về đào tạo từ khóa mới.
Theo đó, ĐH Mở TP.HCM xác định lại mục tiêu đào tạo của các chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng, trong đó chỉ rõ các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết của sinh viên khi ra trường đi kèm với các địa chỉ làm việc cụ thể từng ngành, chuyên ngành đào tạo.
![]() |
Đưa vào chương trình đào tạo các nội dung gắn kết với thị trường lao động thông qua mạng lưới quan hệ rộng rãi của Trường với các doanh nghiệp, địa phương, tổ chức nghề nghiệp. Cụ thể là các chương trình đem thực tiễn vào Nhà trường và đem sinh viên vào thực tiễn.
Trong chương trình thứ nhất, sinh viên trong nhiều môn học được nghe báo cáo và thảo luận về thực tế với những chuyên gia từ bên ngoài sau khi đã được trang bị lý thuyết. Trong chương trình thứ hai, sinh viên được trải nghiệm thực tế qua các đợt tham quan, kiến tập, khảo sát thực tế, thực tập… trong từng năm học để có thể quen thuộc với môi trường làm việc ngay khi ra trường.
Ngoài ra, trường sẽ đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích hợp huấn luyện kỹ năng trong suốt chương trình đào tạo; bao gồm các kỹ năng chuyên môn và các kỹ năng mềm như thích nghi, truyền thông, quản lý thời gian, quan hệ đối nhân…
Cải thiện môi trường học tập và hỗ trợ sinh viên
Cải thiện môi trường học tập
Bên cạnh việc xác định lại định hướng đào tạo, ĐH Mở TP.HCM cũng kế hoạch cải thiện điều kiện học tập cũng như bảo đảm lợi ích của sinh viên. Trong đó trước tiên là đưa vào sử dụng cơ sở mới khang trang từ năm học 2015-2016.
Đồng thời, trường sẽ đẩy mạnh tổ chức lớp học các môn chuyên ngành với quy mô hợp lý cho phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm.
Gia tăng lợi ích sinh viên
Đặc biệt, trường có kế hoạch cấp 500 suất học bổng khuyến khích học tập và vượt khó cho sinh viên khóa mới, bên cạnh 20 suất học bổng tài năng từ 120%-200% học phí dành cho các sinh viên có điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông 2015.
Triển khai các hoạt động định hướng và tư vấn nghề nghiệp ngay từ năm đầu tiên và trong suốt quá trình học tập để chuẩn bị tốt cho sinh viên tiếp cận thị trường lao động sau khi ra trường.
Thành lập từ năm 1990, Trường thường được biết đến dưới tên ĐH Mở bán công TP.HCM. Năm 2006, Trường trở thành cơ sở đào tạo công lập với tên gọi Trường ĐH Mở TP.HCM. Là trường tự chủ về tài chính ngay từ khi thành lập, với nguồn lực có hạn của mình, Trường chủ động cân đối để đầu tư phát triển từng bước, cả về đội ngũ giảng viên,chương trình đào tạo và hợp tác với doanh nghiệp. Đến tháng 12/2014 trường có hơn 400 giảng viên với hơn 100 tiến sĩ, bên cạnh đó còn gần 50 giảng viên đang theo học các chương trình nghiên cứu sinh trong và ngoài nước. Trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo 17 ngành bậc đại học, 5 ngành bậc thạc sĩ và bắt đầu đào tạo trình độ tiến sĩ từ năm 2013. |
Đầu tiên người dùng phải xem hướng dẫn cụ thể trên website hỗ trợ của Apple. Sau đó, họ có thể đặt hàng các linh kiện và công cụ cần thiết từ cửa hàng và bắt đầu sửa chữa. Tất cả công cụ và bộ phận trong cửa hàng đều đã trải qua những bài kiểm tra nghiêm ngặt nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn và độ bền cao nhất.
Apple cung cấp bộ công cụ 49 USD, bao gồm tất cả công cụ cần thiết để sửa máy nếu người dùng đặt mua linh kiện. Khách hàng được mượn bộ này trong 1 tuần và miễn phí giao hàng. Nó mang lại sự thuận tiện cho những người không muốn sở hữu và mua công cụ khi chỉ cần sửa một lần.
Tuy giới thiệu dịch vụ tự sửa iPhone tại gia, Apple cảnh báo “phần lớn” người dùng nên ghé thăm một nhà sửa chữa chuyên nghiệp, chẳng hạn Apple Store, để thiết bị được sửa đúng cách và an toàn. Trong 3 năm qua, Apple đã mở rộng mạng lưới sửa chữa, trong đó có 3.000 nhà cung cấp dịch vụ sửa chữa độc lập và hơn 5.000 nhà cung cấp dịch vụ được ủy quyền trên toàn cầu.
Du Lam (Theo MacRumors)
Dựa trên lịch sử ra mắt iPhone của Apple, chúng ta có thể tìm thấy "ứng cử viên" sáng giá.
" alt=""/>Apple chính thức cho người dùng sửa iPhone tại gia