Những order lạ...
Kế thừa nét đẹp lâu năm của những quán cóc vỉa hè pha thêm chút hiện đại thời hội nhập,
những quán nước tại Việt Nam cứ thế ra đời muôn màu muôn vẻ. Mỗi quán đều xây dựng cho mình nét đặc trưng riêng cùng một menu phong phú nhằm thỏa mãn đa dạng yêu cầu từ khách hàng như: check-in, sống ảo, thưởng thức, chill,....
Điều đặc biệt, thức uống không có trong menu nhưng luôn thuộc “top order” mọi quán nước lại là Wi-Fi. Bây giờ, thay vì gọi cafe, nước ép, đầu tiên chúng ta gọi Wi-Fi : “Anh ơi, Wi-Fi của quán là gì ạ?”, “Cho chị pass Wi-Fi”,...Người chủ và nhân viên cũng dần quen với những order lạ ấy và hình ảnh tay cầm cốc nước – mắt nhìn smartphone trở nên thật bình thường tại Việt Nam.
Nếu quán nước “Không Wi-Fi ”
Đây là một hướng đi mới mẻ, có sức lan tỏa tại Việt Nam nhưng lại không phục vụ được đa dạng đối tượng khách hàng bởi Wi-Fi hiện tại là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và cũng là tiêu chí đánh giá với rất nhiều người.
Trên thế giới, tại các nước châu Âu, có rất ít quán cà phê có Wi-Fi, nếu có thì cũng giới hạn người dùng và yêu cầu trả phí. Nga, Nhật, Hàn thì lại càng ít hơn bởi họ phần đa sử dụng Wi-Fi cá nhân.
Nhìn chung, ngoại trừ Đông Nam Á và Trung Quốc, mọi người không hề phàn nàn về những quán nước không có Wi-Fi.
Tuy nhiên, “nhập gia tùy tục”, các nhãn hiệu lớn khi có mặt tại Việt Nam cũng đều phải trang bị Wi-Fi mạnh, Starbucks là một ví dụ cụ thể. Có thể nói, Wi-Fi gần như trở nên bắt buộc với những ai đã và đang có ý định kinh doanh tại Việt Nam. Ta có thể đơn giản hóa vấn đề qua một câu hỏi nhỏ: Còn gì chán nản hơn khi ly đồ uống xinh, background đẹp đã tốn công chụp choẹt, căn chỉnh mà không thể ngay lập tức cập nhật lên mạng xã hội?
![]() |
Xóa tan nỗi lo “Không Wi-Fi”
Nếu bạn thuộc tuýp người ngại những “order lạ” hay đơn giản là phát ngán với tốc độ kết nối
chậm chạp “xài chùa” ở quán nước thì với gói cước C120 của MobiFone, chỉ mất 120.000 đồng/ tháng là bạn đã sở hữu mỗi ngày 2Gb, thoải mái xem phim, lướt web mọi lúc mọi nơi. Thêm vào đó là 20 phút nội mạng và 50 phút ngoại mạng, thả ga trò chuyện cùng gia đình, bạn bè. Có thể nói, C120 MobiFone hiện tại chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho nỗi lo Wi-Fi.Để đăng kí gói C120, vui lòng soạn tin nhắn theo cú pháp DK_C120 gửi 999.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ hotline 9090.
Phương Dung
" alt=""/>'Cho em pass WiKhách bị “kê giá”, chủ đầu tư và môi giới tố nhau
Dự án Gold Hill do Công ty Cổ phần Xây dựng Địa ốc Long Kim Phát làm chủ đầu tư, là tâm điểm của tranh chấp tay 3 giữa chủ đầu tư, môi giới và khách hàng thời gian qua.
Với quy mô 27,1ha, dự án Gold Hill được coi là một dự án tương đối hấp dẫn với vị trí đẹp, hạ tầng tiện ích đầy đủ. Tuy nhiên, kể từ khi hợp tác với Công ty Cổ phần Địa ốc Kim Phát để môi giới 133 nền còn lại, dự án này đã dính vào hàng loạt rắc rối.
Công ty Long Kim Phát cho biết, công ty ký hợp đồng môi giới với Công ty Kim Phát vào tháng 5/2016. Đến đầu tháng 9/2016, thông qua phản ánh của khách hàng, công ty nhận thấy đối tác Kim Phát đã vi phạm nhiều nội dung nghiêm trọng như: Trực tiếp thu của khách hàng tiền thanh toán chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đưa mức giá cao hơn rất nhiều so với mức giá chủ đầu tư công bố nhằm thu lợi bất chính, cung cấp thông tin sai lệch về dự án cho khách hàng...
Về phía Công ty Kim Phát thì cho rằng, chủ đầu tư Long Kim Phát đơn phương “giam” hơn 6 tỷ tiền môi giới dựa vào tranh chấp giữa đơn vị môi giới và 1 số khách hàng là sai. Công ty Kim Phát cho rằng, đây là 2 chuyện này không liên quan đến nhau bởi những khách hàng này cũng chưa ký kết bất cứ điều khoản nào với phía Long Kim Phát.
Căng băng rôn, cầu cứu Bí thư Đinh La Thăng
Ngày 11/11, hàng chục khách hàng mua nền đất tại dự án Phú Gia Nhà Bè đã kéo đến Công ty Cotec Land giăng băng rôn yêu cầu sớm hoàn thành dự án, giao nền đất. Không những vậy, khách hàng còn gửi đơn cầu cứu Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng và các cơ quan chức năng.
Khách hàng căng băng rôn tại trụ sở Cotec Land |
Được biết, năm 2003 Công ty Cotec Land bắt đầu bán đất nền dự án cho khách hàng và hứa năm 2010 sẽ giao nền cho khách hàng xây nhà. Nhưng 13 năm qua dự án gần như bị bỏ hoang. Đến nay, dự án vẫn chưa “chốt” được số tiền sử dụng đất phải đóng là bao nhiêu. Điều này đã làm cho dự án bị đình trệ 13 năm nay và kéo theo đó là khách hàng không được giao nền để xây dựng nhà.
Không chỉ khách hàng mua nền đất, hiện nay thầu xây dựng của dự án cũng chịu cảnh khốn khổ tương tự khi bị Công ty Cotec Land nợ tiền thi công mấy tỉ đồng. Đại diện Cotec Land cho hay, hiện tiền sử dụng đất đang chờ thành phố duyệt giá, dự kiến đến cuối năm mọi thứ sẽ xong và công ty đóng số tiền này, công ty cũng đang bắt đầu làm tổng lực dự kiến đến cuối năm sẽ xong và bàn giao nền cho khách hàng. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là lời hứa, và mọi thứ vẫn còn chờ thời gian trả lời.
Khốn khổ vì dự án khủng “trùm mền”
Tại khu Đông, dự án khu dân cư 154ha phường Bình Trưng Đông - Cát Lái, quận 2 là dự án treo khủng, gây bức xúc nhiều năm qua. Nhiều chủ đầu tư phân lô bán đất thu tiền nhưng không hoàn tất công tác bồi thường, đầu tư hạ tầng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân bị thu hồi đất lẫn khách hàng mua đất dự án.
Được biết, khu dân cư Bình Trưng Đông - Cát Lái được giao đất cho Công ty TNHH MTV Xây dựng Kinh doanh nhà Phú Nhuận làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật chính theo Quyết định 7446/QĐ-UB, từ năm 2001. Dự án này có 15 dự án thành phần do các công ty khác làm chủ đầu tư như Công ty Trường Thịnh, CTCP Xây dựng số 14, Công ty City Land, Tổng Công ty Bến Thành, Công ty Vạn Phát Hưng, Công ty Thái Sơn... Những công ty được giao các dự án thành phần có nghĩa vụ nộp tiền cho Công ty Phú Nhuận giải phóng mặt bằng, làm hệ thống hạ tầng kỹ thuật chính. Suốt 15 năm qua, dự án tổng thể vẫn dở dang, đầy cỏ dại, các dự án thành phần cũng chưa bồi thường xong cho người dân.
Tháng 12/2014, UBND TP.HCM đã thu hồi Quyết định 7446-UB, chấm dứt tư cách chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chính đối với Công ty Phú Nhuận. Đây là động thái cứng rắn trong bối cảnh người dân bức xúc về hệ lụy của quy hoạch treo, dự án treo.
Đại diện Tổng Công ty Bến Thành, cho rằng, Công ty mong muốn giao nền sớm cho khách hàng, nhưng cái khó là dự án 154 ha Bình Trưng Đông không còn nhà đầu tư hạ tầng chính kết nối giao thông các khu dự án thành phần. Dự án lô 3 - tiểu khu D không có cơ sở pháp lý để tiếp tục đền bù giải phóng mặt bằng cho các hộ dân, dự án không có cơ sở giao đất cũng như tiếp tục thực hiện các thủ tục pháp lý cấp giấy chứng nhận cho khách hàng mua đất.
Được biết, tháng 4/2016, UBND TP.HCM đã giao UBND quận 2 làm việc với các chủ đầu tư tìm phương án khởi động lại dự án, tháo gỡ khó khăn trong công tác bồi thường. Qua đó, tính toán chọn nhà đầu tư thực hiện dự án cơ sở hạ tầng chính, lập phương án thực hiện lại dự án. Trong đó, có nghĩa vụ của các nhà đầu tư thành phần, trên cơ sở phương án bồi thường chung của toàn dự án đã được phê duyệt.
Quang Nam
" alt=""/>Loạt dự án đất nền tai tiếng nhất năm 2016