TS. Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ cũng đã trao quyết định bổ nhiệm TS. Nguyễn Phú Chiến giữ chức Hiệu trưởng Trường THCS Ngoại ngữ. Như vậy ông Chiến sẽ vừa là Hiệu trưởng Trường THCS Ngoại ngữ vừa kiêm nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ như từ trước đến nay.
![]() |
TS. Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ trao quyết định bổ nhiệm TS. Nguyễn Phú Chiến giữ chức Hiệu trưởng Trường THCS Ngoại ngữ. |
Trường THCS Ngoại ngữ sẽ bắt đầu tuyển sinh từ năm học 2019-2020.
Trường THCS Ngoại ngữ được thành lập với cam kết: Mỗi lớp học có không quá 25 học sinh/lớp. Triết lý giáo dục của trường là tạo ra con người yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Học sinh sẽ không học môn thể dục mà tham gia các CLB thể thao theo sở thích và bắt buộc sẽ biết bơi.
Chia sẻ niềm vui khi lần đầu tiên ĐHQGHN có bậc học THCS, thể hiện sự đa dạng trong đào tạo, Giám đốc Nguyễn Kim Sơn bày tỏ niềm tin vào việc phát triển của Trường THCS Ngoại ngữ.
Giám đốc ĐHQGHN kỳ vọng ngôi trường mới phát triển gắn liền với việc đào tạo mang tính thực hành ngoại ngữ, nuôi dưỡng các học sinh có năng khiếu ngoại ngữ, trở thành một trong những thương hiệu nổi bật nâng cao uy tín cho Trường ĐH Ngoại ngữ nói riêng và ĐHQGHN nói chung.
![]() |
TS. Nguyễn Phú Chiến, hiệu trưởng đầu tiên của Trường THCS Ngoại ngữ. |
Tại buổi lễ, TS. Nguyễn Phú Chiến cho biết Trường THCS Ngoại ngữ ra đời trong thời điểm nhiều cạnh tranh và thách thức trong giáo dục. Tuy nhiên, tân hiệu trưởng Trường THCS Ngoại ngữ bày tỏ niềm tin vào sự phát triển của ngôi trường này.
Thanh Hùng
Từ học kỳ II này, TP.HCM sẽ chính thức giảm học phí bậc THCS với mức giảm so với hiện tại là 55.000 đồng/ tháng cho học sinh ngoại thành và 40.000 đồng/ tháng cho học sinh nội thành.
" alt=""/>Có thêm Trường THCS Ngoại ngữ thuộc ĐH Quốc gia Hà NộiDưới đây là bài viết của độc giả Huyền Anh (quận Hà Đông, Hà Nội) gửi về diễn đàn. Nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của độc giả.
Bố tôi 60 tuổi, phát hiện mắc tiểu đường từ 10 năm trước. Cách đây ít năm, ông bị ngã khi làm vườn, cành cây cứa vào cẳng chân. Gia đình đưa ông đi khâu vết thương tại bệnh viện ở quê nhưng suốt 1 tháng vết thương vẫn mưng mủ, có mùi khó chịu.
Biết người bệnh tiểu đường khi có vết thương rất lâu lành, gia đình đưa ông đến Bệnh viện Nội tiết Trung ương (cơ sở Thanh Trì). Bác sĩ khám nói vùng tổn thương của bố đã bị hoại tử, phải cắt lọc. Nhưng chỗ hoại tử lại là vùng “ít thịt nhiều xương” nên vết thương khó liền, lâu hồi phục.
Nghe lời này, đâu đó sẽ có người nghĩ "hay bác sĩ muốn làm khó, muốn gợi ý gì chăng?". Nhưng không!
Ngày ngày, cứ buổi sáng, bác sĩ Nguyễn Ngọc Thiện - Phó trưởng khoa Chăm sóc bàn chân - và các bác sĩ tại đây lại “chạy tour” khắp lượt, kiểm tra từng vùng tổn thương của từng bệnh nhân rồi tiến hành cắt lọc.
Nằm cùng phòng bệnh bố tôi có tới 3-4 bệnh nhân tiểu đường cùng có vấn đề về bàn chân. Nhiều người đi khắp các viện, bó tay rồi mới về đây. Có người đôi chân nhiễm trùng, lở loét, mùi đặc trưng rất khó chịu. Người thường, thậm chí con cái còn không thể chịu nổi vậy mà các bác sĩ vẫn vui vẻ chăm sóc. Tôi rất nể phục họ, nhiều lúc nghĩ sao lại chọn nghề này, ngành này: Nghề chăm sóc bàn chân.
Bố tôi đi bệnh viện có bảo hiểm y tế chi trả, ăn ở tại viện; con cái không phải túc trực, đón ý nhân viên y tế để lo lót chuyện bôi trơn. Tinh thần ông phấn chấn, 3 tuần nằm viện ông còn có thêm bạn.
Điều trị hồi phục, bác sĩ cho bố tôi xuất viện. Hôm ấy tôi có nhiệm vụ gọi điện cảm ơn bác sĩ Thiện, gia đình chuẩn bị giỏ hoa quả là thức quà đặc sản quê tôi. Mọi người trong phòng bệnh dặn gia đình tôi đừng đưa phong bì kẻo… bị mắng.
Từ chối không gặp tôi nhiều lần, cuối cùng chắc không chịu được sự “nhì nhèo” của tôi kèm lời “hứa” chỉ có giỏ hoa quả, bác sĩ Thiện hẹn tôi ra quầy lễ tân của khoa. Khi chắc chắn không có “hoa khô” gửi kèm, ông đồng ý nhận, đặt lên bàn đón tiếp, như thể sự cảm ơn ấy phải dành cho cả tập thể khoa chứ không riêng gì ông.
Ông nhắc tôi cách theo dõi vết thương của bố, cập nhật tình hình qua zalo và sẵn sàng nhận điện thoại mỗi khi gia đình cần.
Ra viện, bố tôi kể mãi với mọi người ở quê chuyện đi viện như đi nghỉ dưỡng; bác sĩ vui vẻ; không khổ sở chuyện đón ý thái độ nhân viên y tế.
Đâu đó trong hàng nghìn cơ sở y tế công lập trên đất nước này vẫn còn tệ nạn phong bì, nhất là trong các bộ phận phẫu thuật, thủ thuật, sắp xếp giường phòng bệnh, sắp xếp lịch mổ, thậm chí đến chuyện tắm cho các bé sơ sinh cũng cần "dúi nhẹ"… Nhưng không phải ở bệnh viện công nào cũng có tệ nạn đó, và không phải ai đi khám, điều trị theo bảo hiểm y tế cũng phải lo lót bôi trơn. Trường hợp của bố tôi là một ví dụ.
Hôm trước tôi đọc bài “Chất ‘xúc tác’ khi đi bệnh viện” cũng trên diễn đàn này, có một bình luận tôi rất tâm đắc, tôi nghĩ phản ánh đúng. Phong bì trong bệnh viện tồn tại ở 3 dạng: tự nguyện, gợi ý và luật ngầm.
Không nói đến chuyện tự nguyện, bởi nguyện vọng cảm ơn ai đó giúp mình là chuyện rất bình thường, không chỉ trong khám chữa bệnh mà ở mọi mặt ngóc ngách cuộc sống. Tiếp nhận lòng cảm ơn đó hay không là quyền của họ. Điều khiến người dân bức xúc là dạng “gợi ý, luật ngầm”, là lấy phong bì làm tiền đề cho mọi “giao dịch” trong cơ sở y tế.
Tháng trước bạn tôi đưa con đi khám ở một bệnh viện trung ương, em bé có dị tật ở bộ phận sinh dục và phải mổ. Không biết nghe ngóng ở đâu, bạn tôi nộp gần 10 triệu để bé được mổ sớm, nhưng một tuần vẫn không thấy thông báo lịch. Bạn tôi bức xúc, xót con, xót của (vì hai vợ chồng xin nghỉ không lương để đưa con đi viện). Chờ đợi mỏi mòn cuối cùng mới được mổ, mổ xong rồi lại phải mất công xin được nằm ở buồng phòng dịch vụ. Không có chất "xúc tác" chắc còn lâu bé mới được phẫu thuật.
Chúng tôi cũng biết bác sĩ, nhân viên y tế nhất là ở tuyến cuối rất đông bệnh nhân, không thể luôn niềm nở, vui vẻ với tất cả. Suy từ bản thân mình mà ra, không ai nắm tay được cả ngày. Nhưng có đi viện mới biết, không ít người nhìn thái độ của y bác sĩ để đoán ý, như trò “đuổi hình bắt chữ” trên truyền hình.
Bác sĩ Lưu trong bài “Chất xúc tác khi đi bệnh viện” cảm thấy lòng tự trọng nghề nghiệp bị tổn thương khi nhân viên y tế không có được niềm tin của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Đúng là có chuyện đôi lúc người nhà, người bệnh nhạy cảm thái quá khi nghĩ thái độ của bác sĩ là một cách “gợi ý” chuyện “xúc tác” kia. Nhưng đó là thực tế, không ít nhân viên y tế trả lời qua quýt, thậm chí không hỏi han, nhưng sau khi có “xúc tác”, thái độ khác hẳn.
Nói đi cũng phải nói lại, vẫn còn rất nhiều bác sĩ, nhân viên y tế thật sự tận tâm với nghề nghiệp, bệnh nhân như bác sĩ Thiện và các y bác sĩ ở khoa Chăm sóc bàn chân. Tôi đã trải nghiệm và tin rằng, có những bác sĩ không muốn gặp gỡ người nhà chỉ vì muốn giữ mình, không muốn sự tận hiến của mình trong công việc lại bị hiểu nhầm, quy đổi ra thành giá trị vật chất như phong bì…
Huyền Anh (Hà Đông, Hà Nội)
Ban Sức khoẻ - Báo VietNamNet mở diễn đàn "Phong bì bệnh viện - có phải thầy thuốc và bệnh nhân làm hư nhau?".
Bạn đọc có ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ [email protected]. Các bài viết phù hợp sẽ được đăng tải theo quy định của tòa soạn.
Xin chân thành cảm ơn.
" alt=""/>Chuyện phong bì đi viện không phải lúc nào cũng đoán được ý bác sĩHơn 50.000 camera trong nhà bị hacker đột nhập.
Một nhóm chuyên hack camera IP tự nhận đứng sau vụ tấn công này. Đây là nhóm quy tụ gần 1.000 thành viên trên toàn cầu.
Tính đến ngày 10/10, nhóm này tuyên bố đã chia sẻ hơn 3 TB dung lượng video tới hơn 70 thành viên - những người đã trả phí đăng ký 150 USD để truy cập suốt đời. Ngoài ra, hơn 700 MB dữ liệu được cung cấp miễn phí.
Ông Clement Lee, người làm giải pháp cho công nghệ phần mềm Check Point ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, cho biết nhiều camera IP đang gặp rủi ro vì chúng thường được cài đặt để có thể truy cập từ xa qua Internet.
Ông khuyên những người sử dụng loại camera này trong nhà nên đảm bảo phần mềm của họ được cập nhật và tránh sử dụng mật khẩu đơn giản.
![]() |
Nhiều camera IP đang gặp rủi ro vì chúng thường được cài đặt để có thể truy cập từ xa qua Internet. |
Luật sư hình sự James Ow Yong nói rằng bất cứ ai hack camera như trong trường hợp trên đều vi phạm pháp luật, ngay cả khi họ không ở Singapore.
“Đạo luật Lạm dụng Máy tính được áp dụng cho bị cáo đang có mặt tại Singapore hoặc máy tính, chương trình, dữ liệu ở quốc gia này vào thời điểm phạm tội”, ông cho biết.
Thậm chí, những người chia sẻ hoặc xem các video này cũng có thể bị truy tố vì tội liên quan đến thị dâm (hành vi nhìn trộm hoạt động riêng tư của người khác như tắm, thay quần áo, quan hệ tình dục, những phút hớ hênh… để tìm kiếm sự hài lòng và kích thích tình dục).
“Trong trường hợp nạn nhân dưới 16 tuổi, dữ liệu có thể bị coi là khiêu dâm trẻ em. Những hành vi phạm tội như vậy sẽ có mức án cao hơn. Các tổ chức quốc tế và khu vực như Interpol khá tích cực trong việc tìm kiếm những kẻ phạm tội như vậy”, vị luật sư nói thêm:
Ông Ow Yong cho biết những người phát tán hoặc bán nội dung khiêu dâm trẻ em có thể bị bỏ tù tới 7 năm, phạt tiền và/hoặc phạt tù. Những người quảng cáo hoặc tìm kiếm dữ liệu như vậy có thể bị bỏ tù đến 5 năm, phạt tiền và/hoặc phạt tù.
(Theo Zing)
Không phải lúc nào bạn cũng có thể nhờ hàng xóm trông nom giúp ngôi nhà của chúng ta khi có công việc gì đó xa nhà. Và bạn có một giải pháp thay thế đó là lắp camera an ninh không dây, sử dụng công nghệ và internet để luôn theo dõi mọi thứ diễn ra trong nhà.
" alt=""/>Hacker rao bán 50.000 video gia đình trên web khiêu dâm