
Nền tảng chuyển đổi số với hệ thống lõi SAP và các ứng dụng Made by FPT được thiết kế giúp ban lãnh đạo Ba Huân quản trị theo thời gian thực, tạo ra sự liền mạch trong quá trình quản trị, kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn lựa nguyên liệu, quá trình chăn nuôi, thu hoạch, sản xuất, chế biến và phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Hệ thống đảm bảo các giai đoạn luôn được theo dõi sát sao, nhanh chóng phát hiện lỗi ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình hoạt động mà không làm ảnh hưởng đến toàn bộ quy trình, từ đó tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí bỏ ra, nhưng hiệu quả thu về lại vượt mức mong đợi.
Cụ thể, FPT đã triển khai thành công cho Ba Huân hệ thống quản trị khép kín 3F (Feed - Farm - Food) cùng 03 bộ giải pháp đóng gói trên nền tảng SAP và 03 ứng dụng Made by FPT, áp dụng cho toàn bộ hệ thống công ty Ba Huân bao gồm trụ sở chính, các nhà máy thuộc doanh nghiệp và các công ty con nằm ở các tỉnh, thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Hà Nội.
Hệ thống SAP S/4HANA với 8 phân hệ được xem như xương sống giúp Ba Huân có được “best practice” quản trị tiêu chuẩn quốc tế dành riêng cho ngành nông nghiệp, chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi để tích hợp hài hòa các giải pháp Made by FPT xung quanh.
Theo ông Trần Việt Hưng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Ba Huân, trước đây, khi chưa áp dụng chuyển đổi số, hoạt động điều hành doanh nghiệp thường phải tốn nhiều thời gian hơn, việc nắm bắt thông tin và xử lý tình huống giữa các bộ phận, phòng ban cũng khá bất tiện.
Giờ đây, ban lãnh đạo Ba Huân có thể nắm bắt hoạt động từ các phòng ban, trang trại trên cả nước theo thời gian thực. Các báo cáo được cập nhật liên tục nhiều lần trong ngày, các hoạt động sản xuất tồn kho, lưu thông, bán hàng trong ngày hay việc quản lý công việc từng nhân viên đều trực quan theo dõi trên hệ thống. Các ứng dụng số mang lại thay đổi toàn diện trong cách thức làm việc của toàn bộ hệ thống Ba Huân.
Ông Hưng cho biết thêm, việc triển khai Farm App và Delivery App là bước tiến rất lớn cho việc quản trị, nâng trải nghiệm của khách hàng lên tầm cao mới khi mà các sản phẩm đều được kiểm soát chặt chẽ ở từng giải đoạn sản xuất, và chuyển đến tay người tiêu dùng đều đảm bảo chất lượng tốt nhất trong thời gian ngắn nhất.
Hiện nay, Ba Huân đã xây dựng cơ sở nhà máy, trang trại đồng bộ với quy mô 4 nhà máy sản xuất chế biến và 3 trang trại chăn nuôi được đặt ở các tỉnh thành lớn như Hà Nội, Long An, Bình Dương.
Cùng với hệ thống số lượng 65 chuồng nuôi và 1 phòng ấp trứng, trong đó: trang trại Bình Dương có 22 chuồng nuôi gà giống và gà đẻ; trang trại Bến Lức có 29 chuồng nuôi gà hậu bị và gà đẻ; trang trại Thanh Hóa có 14 chuồng nuôi gà thịt. Chính vì vậy, quản lý tập trung là ưu tiên hàng đầu của Ba Huân.
Ứng dụng Farm App giúp cho việc báo cáo trở nên gọn nhẹ, không rườm rà tốn nhiều thời gian, toàn bộ thông tin luôn được cập nhật, lưu trữ và thể hiện rõ ràng qua ứng dụng, liên thông trực tiếp với Hệ thống quản trị toàn diện SAP S/4HANA.
Ban lãnh đạo và các phòng ban có thể theo dõi toàn bộ quy trình tại trang trại từ: nhập gà, số lượng chuồng trại, công năng của từng chuồng… theo thời gian thực ở mọi lúc, mọi nơi.
Dựa vào sự tích hợp này, các quyết định chính xác, kịp thời của ban lãnh đạo sẽ nhanh chóng được chuyển tiếp đến các bộ phận riêng biệt tại các nhà máy, trang trại ở các khu vực khác nhau, vừa tiện lợi vừa hiệu quả cao.
Thêm vào đó, triển khai Delivery App giúp Ba Huân hoàn thiện hệ thống giao nhận hàng liền mạch. Thông tin đơn hàng, thời gian giao nhận được tổng hợp trên hệ thống, nhân sự có thể tiếp nhận và xử lý dễ dàng, giúp rút ngắn thời gian vận chuyển.
Việc tương tác với các đại lý bán hàng cũng hiệu quả hơn, nâng cao năng lực quản trị và kinh doanh toàn chuỗi, giảm chi phí vận hành xuống mức thấp nhất.
Bình Minh và nhóm PV, BTV" alt=""/>Doanh nghiệp bán trứng vận hành hệ thống quản trị dữ liệu theo thời gian thựcKhối nội dung trọng tâm thứ hai tập trung khai thác, hệ thống hóa cơ sở dữ liệu theo 5 nội dung: Môi trường đầu tư, kinh doanh ICT của các nước; tình hình phát triển về thị trường mạng lưới, dịch vụ, giải pháp công nghệ; tình hình kinh doanh, định hướng phát triển, chiến lược, tái cấu trúc của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn về công nghệ số; Kết quả nghiên cứu – phát triển, các sản phẩm, thiết bị mới; Thông tin phân tích, đánh giá về tình hình cạnh tranh, cơ hội đầu tư, kinh doanh đối với doanh nghiệp Việt Nam.
Kế hoạch cũng nêu rõ yêu cầu: Các thông tin cập nhật theo thời gian thực đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra là đến quý II/2024 có cơ sở dữ liệu thông tin quốc tế của 50 nước bao gồm các nước OECD (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế), ASEAN, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ; và đến năm 2025 cơ bản có cơ sở dữ liệu thông tin quốc tế của 190 nước.
Dự kiến, trong tháng 9/2023, phương án kỹ thuật bao gồm cấu trúc dữ liệu xây dựng khung hệ thống sẽ được hoàn thành.
Sẽ có bản đồ dữ liệu ngành TT&TT
Năm 2023 đã được xác định là năm dữ liệu quốc gia. Từ cuối tháng 3, Bộ TT&TT đã có kế hoạch triển khai năm dữ liệu quốc gia chủ đề “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới”. Theo đó, 4 nhóm nội dung được tập trung gồm có phát triển dữ liệu mở; phát triển cơ sở dữ liệu; phát triển, thúc đẩy sử dụng các nền tảng số sử dụng thống nhất trên toàn quốc hoặc trong phạm vi mỗi địa phương; nâng cao năng lực quản trị dữ liệu, an toàn, bảo mật dữ liệu.
Thời gian qua, với vai trò là đơn vị chuyên trách CNTT của Bộ TT&TT, Trung tâm Thông tin đã xây dựng và trình Lãnh đạo Bộ ban hành danh mục cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
Theo đại diện Trung tâm Thông tin, đơn vị này đã cùng các cơ quan, đơn vị trong Bộ xác định được 85 cơ sở dữ liệu ngành TT&TT, trong đó có cơ sở dữ liệu thông tin quốc tế trong lĩnh vực TT&TT do Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì.
Từ danh mục 85 cơ sở dữ liệu ngành TT&TT, Bộ TT&TT sẽ xây dựng một bản đồ dữ liệu ngành để nhìn vào đó có thể thấy được tổng thể mức độ phát triển, trưởng thành dữ liệu của ngành, cụ thể như lĩnh vực nào đã phát triển về dữ liệu, dữ liệu được chia sẻ, khai thác ở mức độ nào, còn những dữ liệu nào cần thiết phải xây dựng…
“Các thông tin này làm đầu vào để đánh giá mức độ chuyển đổi số các đơn vị trong Bộ TT&TT về mặt dữ liệu. Bản đồ dữ liệu sẽ giúp chúng ta nâng hạng chuyển đổi số của Bộ, góp phần nâng hạng Chính phủ điện tử quốc gia. Và quan trọng hơn chính là giúp chúng ta biết chúng ta đang có gì, nằm ở đâu và cần làm gì tiếp”, đại diện Trung tâm Thông tin Bộ TT&TT cho hay.
Theo China Daily, hiện bệnh nhân có thể đi lại, chức năng gan cũng như nhiều chỉ số sức khỏe khác đã trở lại bình thường.
“Ca phẫu thuật đặt ra các tiêu chuẩn về quy trình phẫu thuật cho việc cấy ghép gan lợn vào cơ thể người, cung cấp các giải pháp toàn diện về thời điểm sử dụng thuốc ức chế miễn dịch cũng như cách chăm sóc bệnh nhân trước, trong và sau phẫu thuật gan biến đổi gene”, bác sĩ Sun chia sẻ.
Tháng trước, các nhà khoa học Trung Quốc đã cấy ghép thành công gan lợn biến đổi gene vào một bệnh nhân chết não.
Theo một bài báo đăng trên tạp chí Naturegần đây, phương pháp cấy ghép dị loại (từ loài này sang loài khác), đặc biệt từ lợn sang người, đã được các bác sĩ phẫu thuật nghiên cứu từ lâu do tình trạng khan hiếm nội tạng hiện có của con người.
Giới khoa học đặt hy vọng lợn sẽ là đối tượng cung cấp tạng tiềm năng do sự tương thích về kích thước và giải phẫu với các cơ quan của con người. Tuy nhiên, cơ thể người có xu hướng từ chối cơ quan được cấy ghép. Ngoài ra, người bệnh còn đối mặt với nguy cơ lây nhiễm virus tiềm ẩn trong bộ phận nội tạng mới.
Trước đây, theo CGTN, các ca cấy ghép dị loài cho con người đều được tiến hành ở Mỹ. Bệnh nhân đầu tiên là người đàn ông 57 tuổi ghép tim lợn và sống được 60 ngày sau ca phẫu thuật. Người đàn ông thứ hai nhận tim lợn vào năm 2023 và trụ được 40 ngày.
Người đầu tiên được ghép thận lợn qua đời vào ngày 7/5, hai tháng sau ca cấy ghép. Tuy nhiên, các bác sĩ khẳng định cái chết của bệnh nhân không liên quan đến việc ca phẫu thuật vì thận vẫn hoạt động tốt trước khi người này qua đời.
Ca cấy ghép dị loài thứ 4 ở người sống được tiến hành trên một phụ nữ 54 tuổi nhận thận mới ở New Jersey.