
Hơn 50 năm là vợ chồng, cuộc hôn nhân của họ từng được coi là lý tưởng. Không ngờ, một ngày họ lại kéo nhau ra tòa …Kể về câu chuyện này, LS Vũ Văn Nho (Công ty luật Đông Nam Hải, đoàn Luật sư Tp Hà Nội) đã rất xúc động.
Nam luật sư cho biết, suốt quá trình làm nghề, anh từng chứng kiến rất nhiều bi kịch gia đình. Tuy nhiên, hiếm có trường hợp nào khiến anh bị ám ảnh đến vậy.
“Hai con người nhất mực kéo nhau ra tòa, người đàn ông 76 tuổi còn người phụ nữ 72. Họ có 4 người con, tất cả đều trưởng thành, giàu có.
Ai cũng muốn bố mẹ giảng hòa hoặc ít nhất cũng đừng kéo nhau ra tòa. Thế nhưng, sự uất hận kìm nén nhiều năm cùng giọt nước tràn ly xảy đến vào những năm cuối đời đã khiến người phụ nữ trở nên kiên quyết.
Bà nhất mực không chịu hòa giải” - LS Nho chia sẻ.
 |
LS Vũ Văn Nho cho biết, suốt quá trình làm nghề, anh từng chứng kiến rất nhiều bi kịch gia đình |
Theo lời kể của luật sư, hơn 50 năm về trước, ở Hưng Hà - Thái Bình, bà Thành (người phụ nữ đòi ly hôn) là cô gái xinh đẹp, được nhiều chàng trai đến hỏi làm vợ. Bố mẹ bà Thành đã nhắm cho bà một gia đình khá giả. Thế nhưng, bà Thành lại trao tình yêu cho ông Sơn - người đàn ông mồ côi ở làng bên.
Không được bố mẹ đồng ý, cả hai quỳ xuống xin đấng sinh thành rồi đùm dúm nhau lên Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) kiếm kế mưu sinh.
Tại đây, hai vợ chồng chạy chợ sớm hôm rồi lần lượt sinh 4 người con. Cuộc sống không ngớt khó khăn nhưng điều đó không khiến bà Thành chán nản. Bà chỉ thấy khổ tâm vì tính cách của chồng không như bà mong đợi.
Nói chuyện với người ngoài, ông Sơn liên tục khen ngợi vợ, dành cho vợ những lời hoa mỹ. Tuy nhiên, trong cuộc hôn nhân với vợ, ông Sơn lại là người keo kiệt, gia trưởng và độc đoán. Ông không cho bà quyết định bất cứ việc gì.
Hơn 50 năm sống nghĩa vợ chồng, chưa có lần nào ông Sơn chủ động thăm hỏi và lo lắng cho công việc nhà vợ. Khi bố mẹ bà Thành qua đời, ông cũng chỉ đến viếng thăm như một người quen biết.
Bà Thành khổ tâm và oán hận bản thân. Thế nhưng, vì đã cãi lời bố mẹ, bà không dám than vãn nửa lời về chồng.
Bà “ngậm bồ hòn làm ngọt” trong cuộc sống chung cho đến một ngày …
Khu công nghiệp xuất hiện ở xã - nơi gia đình ông Sơn bà Thành đang sống nên đường sá mở ra. Đất đai tăng giá vùn vụt. Người dân bán đất có tiền nên tệ nạn xã hội tràn về không ít.
Đầu làng 3, 4 quán massage được mở ra. Ở đó, người chủ quán thuê những cô gái mắt xanh mỏ đỏ, tối ngày ăn mặc thiếu vải để mời mọc cánh đàn ông.
Từ những quán massage đó, rất nhiều gia đình lâm vào cảnh tan cửa nát nhà. Tuy nhiên, chẳng bao giờ bà Thành nghĩ, trong số những người đàn ông lui tới đó lại có cả chồng mình.
Một ngày, đang ngồi trên ô tô của con trai từ nội thành về nhà, bà Thành bất ngờ thấy bóng ông Sơn đi ra từ quán massage.
Bước chân ông Sơn tập tễnh nhưng gương mặt đầy hân hoan. Bên cạnh ông Sơn, cô gái chỉ đáng tuổi cháu nội đang ve vẩy những tờ tiền khiến bà Thành tím mặt.
Về nhà, bà khóc lóc bù lu bù loa rồi cãi vã một trận lớn chưa từng thấy với ông Sơn. Bà nói ra tất cả những ấm ức dồn nén suốt 50 năm qua.
Ông Sơn không biết nhận lỗi cũng không hề xoa dịu vợ. Ngược lại, ông cầm chén uống nước ném thẳng về phía bà khiến bà Thành không nén được nỗi căm hận. Bà điện thoại cho tất cả con cháu và tuyên bố ly hôn với ông Sơn.
Ông Sơn cũng không vừa. Ông ra ngân hàng rút cả cọc tiền - vốn là tiền bán đất rồi mang ra quán massage tặng thưởng cho các em gái.
Ông gạt đi ý kiến của tất cả các con và thách thức bà Thành phải mời luật sư làm thủ tục ly hôn.
LS Nho thấy hai ông bà đã lớn tuổi, con cái thành đạt, giỏi giang nên tiếc cho một gia đình kiểu mẫu. Anh ra sức phân tích, thuyết phục và cùng các con của bà Thành tìm cách hàn gắn đôi vợ chồng.
Thế nhưng, ý hai ông bà đã quyết, nam luật sư và các con đành phải thuận theo…
Hai ông bà nhận quyết định ly hôn. Căn nhà được chia làm đôi vì không ai muốn rời mảnh đất đã gắn bó.
Nhiều người trong làng thấy vậy dèm pha. Họ cười ông Sơn nhưng cũng chê bà Thành, cuối đời còn làm chuyện thị phi.
Thế nhưng bà Thành chỉ cười nhạt. Bà bảo, sau 50 năm nhẫn nhịn đủ đường, người ta vẫn không tôn trọng mình thì lý do gì mà níu giữ…

Nữ thư ký ôm hận sau mối tình cuồng nhiệt với đại gia Sài thành
Tôi gặp người đàn ông ấy trong bữa tiệc đồng hương vào tháng 3 năm ngoái. Khi đó, với vẻ bề ngoài đạo mạo, gương mặt lạnh lùng nhưng cử chỉ đầy quan tâm, anh đã khiến tôi gặp tiếng sét ái tình.
" alt=""/>Bà cụ 72 tuổi quyết ly hôn vì chồng mang cọc tiền đến quán massage
Với nhiều sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn, Uông Bí ngày càng trở nên hấp dẫn với du khách. Từ đầu năm đến hết tháng 9, thành phố Uông Bí đón gần 2 triệu lượt khách.Đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Trong số 2 triệu lượt khách đã đến Uông Bí, khu di tích Yên Tử đón lượng khách lớn nhất với trên 954 nghìn người, chùa Ba Vàng đạt hơn 845 nghìn lượt, các điểm khác đạt trên 140 nghìn lượt. Đặc biệt, lượng khách nước ngoài có sự gia tăng đáng kể, nhất là tại Yên Tử và các điểm du lịch mới trên địa bàn.
Từ đầu năm, thành phố đã đưa vào khai thác Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm với nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng đất Yên Tử như: Học sử trên đỉnh non thiêng, hành hương theo dấu chân Phật hoàng, trải nghiệm thiền tại chùa Hoa Yên. Tại đây du khách còn được thưởng lãm các làn điệu ca múa nhạc dân tộc, hát chèo, xẩm, múa bài bông…, thưởng thức các món ăn dân dã ở chợ quê như: Bánh chưng nếp cẩm, bánh gio, tham quan các làng nghề truyền thống tiêu biểu. Sự mới mẻ này đã góp phần nâng cao giá trị văn hóa dân tộc trong sản phẩm du lịch của địa phương, thu hút và để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách.
 |
|
Chợ Cảnh Uông Bí mới mở cũng là mô hình độc đáo, lần đầu tiên có ở Quảng Ninh. Với các gian hàng thú cưng, cây cảnh, đồ cổ…độc đáo, lạ lẫm, nơi đây nhanh chóng trở thành điểm đến hấp dẫn.
Hướng tới phát triển du lịch sinh thái, du lịch tham quan thắng cảnh, giữa tháng 9/2018 Uông Bí đưa vào khai thác Khu du lịch sinh thái Hồ Yên Trung với nhiều hoạt động trải nghiệm mới lạ như cầu tình yêu, vườn địa đàng, chèo thuyền kayak... tạo thêm một điểm đến ấn tượng trong bản đồ du lịch của thành phố.
Để Khu du lịch sinh thái Lựng Xanh thêm hút du khách, Uông Bí tiến hành nhiều biện pháp chỉnh trang, cải tạo như khơi thông dòng chảy, tạo các điểm ngắm, tắm dọc đường lên thác, dự kiến xây dựng cầu qua thác theo thiết kế cầu kính…
Còn nhiều sản phẩm khác đã, đang được thành phố đưa thêm vào danh mục các điểm đến như: du lịch trải nghiệm sinh thái dưới chân Yên Tử, cánh đồng hoa, sản xuất cây thuốc Nam, sản phẩm OCOP, làng văn hóa dân tộc Dao…
Phát huy tiềm năng du lịch
Trong lộ trình đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, Uông Bí đã dành nguồn vốn từ ngân sách và vốn huy động để triển khai đầu tư nhiều hạng mục công trình thuộc lĩnh vực du lịch. Mới đây, thành phố đã thuê đơn vị tư vấn chuyên nghiệp xây dựng phương án khai thác Quảng trường 25/2 theo hướng phố thương mại du lịch với mục tiêu thu hút 100.000 khách/năm, đây sẽ là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, ẩm thực đường phố, phố đi bộ, trải nghiệm hoạt động vui đùa với chim bồ câu…
Thành phố cũng kêu gọi doanh nghiệp cải tạo lại công viên Sinh viên theo xu hướng trẻ và hiện đại với 5 khu liên hoàn, trong đó có khu mô phỏng các kỳ quan thế giới và mô hình công viên giải trí Disneyland thu nhỏ; xây dựng các cánh đồng hoa và hình thành dịch vụ City Tour…
Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, kêu gọi đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển thương mại, dịch vụ phục vụ du lịch, đến nay, Uông Bí có 111 cơ sở lưu trú du lịch với trên 1.240 phòng nghỉ (trong đó có 1 cơ sở có chất lượng tương đương 5 sao, 2 cơ sở xếp hạng 2 sao, 5 cơ sở xếp hạng 1 sao), 5 nhà hàng được cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch...
Trong thời gian tới thành phố tập trung thu hút đầu tư để phát triển đa dạng hơn nữa các sản phẩm du lịch đặc trưng văn hóa địa phương và quảng bá hình ảnh con người Uông Bí, phát triển du lịch dựa vào cộng đồng như: triển khai dự án bảo tồn văn hóa, ẩm thực người Dao xã Thượng Yên Công, khai thác tối ưu hạ tầng du lịch tâm linh Trung tâm văn hóa Trúc lâm Yên Tử, thu hút dầu tư khu dịch vụ hai bên đường lên chùa Ba Vàng. Uông Bí cũng tận dụng các sản phẩm nông, lâm, thủy sản đặc trưng tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa để phục vụ du khách.
Bên cạnh đó, thành phố cũng tập trung xử lý các vấn đề gây ô nhiễm môi trường, chỉnh trang đô thị để trở nên đẹp hơn trong mắt du khách…Tại thành phố đã có hàng chục "cung đường hoa giấy", 70 bức tranh tường với diện tích trên 2.000m2, cùng hệ thống đường thông, hè thoáng, sạch đẹp...
Những hoạt động cụ thể nhằm phát triển du lịch của Uông Bí cũng là cách thể hiện thiện chí của địa phương trong mời gọi doanh nghiệp xúc tiến đầu tư vào du lịch, giúp hà đầu tư yên tâm về chiến lược phát triển du lịch của thành phố.
T.L (tổng hợp)
" alt=""/>Du lịch Uông Bí ngày càng khởi sắc