Các ngành Công nghệ thông tin - Điện tử, nhu cầu nhân lực tiếp tục tăng mạnh với các vị trí: an ninh mạng, lập trình, phát triển ứng dụng, thiết kế và điều hành web, thiết kế và thực hiện quy trình công nghệ, kỹ sư điện tử, thiết kế vi mạch, kỹ thuật viên điện tử, bảo trì hệ thống điện tử.…
![]() |
(Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng) |
Cơ khí - Tự động hóa nhu cầu nhân lực ở các vị trí: kỹ thuật viên cao cấp, kỹ sư giám sát, điều khiển trung tâm; kỹ sư công nghệ tự động điều khiển các dây chuyền sản xuất tự động trong các nhà máy; chuyên gia nghiên cứu và chuyển giao công nghệ...
Công nghệ thực phẩm, nhu cầu nhân lực ở các vị trí như: kỹ sư công nghệ thực phẩm, phân phối sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, chuyên gia hương vị, công nhân sản xuất - chế biến thực phẩm, công nhân đóng gói sản phẩm.
Thương mại điện tử, thu hút nhân lực với những vị trí: Marketing Supervisor, Digital Planning Manager (Quản lý kế hoạch kỹ thuật số), Digital Marketing (tiếp thị số), điều phối viên truyền thông, copy writer (Người viết quảng cáo)...
Logistics, rất nhiều nhân lực phục vụ chuỗi cung ứng, với các vị trí: nhân viên chứng từ (Docs - Cus), thanh toán quốc tế, thu mua, nhân viên hiện trường/giao nhận (Operations - Ops), nhân viên điều vận đội xe/bãi (co-ordinator), quản lý hàng hóa….
Ngành Dịch vụ du lịch - Nhà hàng - Khách sạn, nhu cầu nhân lực tập trung các vị trí việc làm như: hướng dẫn viên du lịch, nhân viên điều hành tour, quản lý nhà hàng, quản lý lữ hành quốc tế, nhân viên tư vấn du lịch,..
Ngành Tài chính - Tín dụng - Ngân hàng - Bảo hiểm, nhu cầu nhân lực tập trung ở các vị trí chuyên viên phát triển mạng lưới, thanh toán quốc tế, kiểm tra dữ liệu, phát triển thị trường, chuyên viên tư vấn đầu tư,…
Dệt - May - Giày da, các doanh nghiệp dệt - may - giày da, thu hút nhân lực như: thiết kế mẫu, thiết kế khuôn mẫu, kỹ thuật dây chuyền, thợ lành nghề,...
Bên cạnh đó, các ngành dịch vụ phục vụ, dịch vụ thông tin - tư vấn - chăm sóc khách hàng sẽ tiếp tục thu hút nhân lực; cùng với các ngành thu hút nhân lực theo xu hướng phát triển năm 2020 và những năm sắp tới như: Giáo dục, Y tế, Kiến trúc - xây dựng..
Cũng theo dự báo, nhu cầu nhân lực qua đào tạo năm 2020 chiếm 85%, trong đó nhu cầu nhân lực có trình độ Sơ cấp nghề và công nhân kỹ thuật lành nghề chiếm 25,68%, Trung cấp chiếm 21,53%, Cao đẳng chiếm 17,99%, Đại học trở lên chiếm 19,80%.
L.Huyền
" alt=""/>8 nghề có xu hướng thu hút người làm năm 2020 ở TP.HCMBệnh viện Chợ Rẫy cũng đang triển khai tiếp các gói thầu để sửa chữa máy móc, trang thiết bị hư hỏng, cần thay thế linh kiện còn lại. Dự kiến trung tuần tháng 4 sẽ đưa các máy còn lại vào hoạt động. Các hoạt động mời thầu mua sắm vật tư tiêu hao đang được gấp rút triển khai.
Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy gửi lời cảm ơn đến Chính phủ, lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Tài chính và các bộ liên quan đã ra sức giải quyết những khó khăn, ban hành của ngành y tế bằng các văn bản vừa qua.
Tuy nhiên, ông Thức bày tỏ nhiều nỗi băn khoăn. Theo đó, Nghị quyết 30 gỡ khó cho 3 bảng báo giá, nhưng bệnh viện không thể xác nhận bảng này có đúng không, có chênh lệch nhiều hay không. Bệnh viện cũng không thể thẩm định, không biết được giá mua sắm gấp bao nhiêu lần giá hải quan. Nếu sau này cơ quan điều tra xác định giá trúng thầu chênh lệch 5-7 lần thì rất khó cho bệnh viện.
Một bất cập khác là việc nhiều thiết bị chưa niêm yết giá, bệnh viện không so sánh được. Nếu mua xong rồi mới có giá niêm yết thấp hơn, bệnh viện lại thành vi phạm.
Từ những băn khoăn trên, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy mong cơ quan chức năng có các quy định mang tính chất bắt buộc hơn về quản lý giá thiết bị y tế, niêm yết giá, để vấn đề giá chuẩn chỉnh hơn, giúp bệnh viện tránh được rủi ro. Về lâu dài, cần điều chỉnh theo hướng luật hóa các quy định, văn bản để tháo gỡ triệt để tình trạng thiếu máy móc, trang thiết bị, vật tư y tế.
Ông Thức đề xuất, Luật Đấu thầu đang sửa đổi nên chia hàng hóa trong lĩnh vực y tế thành nhóm đặc biệt, không thể chung với các hàng hóa khác. Bởi lẽ, hàng hóa trong y tế liên quan đến sinh mạng con người. Đồng thời, nên có 1 chương đấu thầu riêng cho y tế, quy định rõ như thế nào là một tình huống khẩn cấp trong y khoa.
Ông dẫn chứng, vụ ngộ độc Botulinum tại tỉnh Quảng Nam là một tình huống khẩn cấp. Nếu Bệnh viện Chợ Rẫy không có thuốc giải, 3 bệnh nhân ngộ độc nặng nhất sẽ tử vong. Vì thế, tình huống vô cùng khẩn cấp tương tự cần phải có quy định rõ ràng để giúp những nhà quản lý bệnh viện được mua phép mua sắm cứu người.
Ngoài ra, trong thời gian chờ sửa Luật Đấu thầu, bác sĩ Thức đề xuất Quốc hội có thể ra một nghị quyết tạm thời cho phép các bệnh viện giải quyết các vấn đề cấp bách về trang thiết bị cho đến khi sửa luật. Việc này tạo hành lang pháp lý cho các bệnh viện mua sắm đấu thầu và tránh được tiêu cực.
Song song đó, nên có các quy định rõ về các gói thầu bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị. Thực tế để thực hiện gói đấu thầu về bảo trì, bảo dưỡng hoàn toàn cho máy rất khó khăn, bởi nhiều hệ thống máy hiện đại, chuyên sâu chỉ có 1 nhà cung cấp. Các hãng khác sửa không được, nhưng nếu bệnh viện mua gói sửa chữa hoàn toàn của một nơi, rất dễ bị đặt vào thế sai phạm về "chỉ định thầu".
Ông Thức cũng bày tỏ, Nghị quyết 30 đã cho phép hội đồng kỹ thuật tự quyết về cấu hình trang thiết bị, nghĩa là đã mở ra cho các nhà chuyên môn quyền mua sắm không dựa vào giá rẻ nhất mà phải là phù hợp nhất.
"Hy vọng sau này, các quy định ban hành tiếp theo vẫn tôn trọng quyết định chuyên môn của nhà quản lý", bác sĩ Thức bày tỏ.
Theo nghệ sĩ Nhật Cường, vợ anh sang Mỹ sống từ năm 2003, nhưng mãi đến 2015 anh mới có thể sang định cư cùng vợ theo diện bảo lãnh. Tuy nhiên, dù đã định cư nước ngoài gần 10 năm, Nhật Cường chủ yếu sống và làm việc tại Việt Nam, mỗi năm chỉ sang Mỹ khoảng 2 lần.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, nam nghệ sĩ cho biết, khi sang Mỹ, anh cảm thấy "sốc" với cuộc sống mới. Khoảng thời gian đầu, anh chỉ nằm ở nhà vì không biết tiếng Anh để giao tiếp. Sau này, khi đã có chút vốn ngoại ngữ, anh mới nhận nhiệm vụ đưa đón con đi học, phụ vợ việc nhà.
Tuy nhiên, cuộc sống đơn điệu khiến anh cảm thấy buồn chán nên thường về Việt Nam để đi diễn, duy trì đam mê. Hiện tại, vợ chồng Nhật Cường chấp nhận cảnh "mỗi người một nơi". Tại Việt Nam, nam nghệ sĩ sống một mình trong căn nhà ở Bùi Đình Túy (quận Bình Thạnh, TPHCM).
Nam diễn viên bộc bạch: "Bà xã là người rất yêu thương gia đình, chăm sóc con chu đáo. Dù sống xa nhau nhưng tôi may mắn khi có bà xã luôn hết lòng ủng hộ công việc, chưa bao giờ than phiền hay càm ràm về những quyết định của tôi.
Cái khó của vợ chồng tôi là phải sống ở 2 nơi. Tuy nhiên, suốt bao năm qua, chúng tôi luôn đặt cho nhau niềm tin và sự tôn trọng, đó là chất keo kết dính hôn nhân".
Dù ở xa nhau nhưng Nhật Cường luôn biết cách quan tâm, vun đắp cho tổ ấm của mình. Mỗi ngày, anh dành thời gian gọi điện hỏi thăm vợ con ở Mỹ, cũng như thường xuyên cập nhật về cuộc sống của mình ở Việt Nam.
Mỗi lần sang Mỹ, ngoài việc chạy show, nam nghệ sĩ dành thời gian đưa vợ con đi du lịch, thăm họ hàng và bạn bè. Vừa qua, cả hai có chuyến đi Los Angeles (bang California, Mỹ).
Con trai Nhật Cường - Nhật Thịnh (SN 2002) - đang học đại học năm thứ 3. Trong tương lai, nam nghệ sĩ dự định sẽ cùng bà xã về Việt Nam sinh sống, khi con trai ra trường và có công việc ổn định.
"Trong gia đình tôi, các thành viên đều tôn trọng và thấu hiểu nhau. Đặc biệt, vợ chồng tôi luôn xem con trai như một người bạn và ngược lại. Vì vậy, mỗi khi gặp rắc rối trong cuộc sống, Nhật Thịnh luôn thoải mái tâm sự với chúng tôi, kể cả việc có bạn gái", Nhật Cường cho hay.
Theo nghệ sĩ sinh năm 1965, mặc dù lớn lên ở Mỹ nhưng con trai của anh nói rất rành tiếng Việt. Hằng ngày, gia đình anh sử dụng tiếng Việt giao tiếp với nhau để con trai không bị mất gốc. Mỗi năm, vợ chồng anh đều đưa Nhật Thịnh về Việt Nam để thăm ông bà kết hợp với nghỉ hè.
Chạnh lòng vì "sân khấu kịch suy thoái"
Nổi lên từ sân khấu hài, đến khi sân khấu suy thoái, Nhật Cường chuyển sang làm phim chiếu mạng, xây dựng kênh YouTube để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, anh không đặt nặng chuyện tiền bạc từ công việc này. Với anh việc quay clip vừa chia sẻ về cuộc sống bản thân, vừa để lưu giữ những khoảnh khắc kỷ niệm.
Nam diễn viên nói thêm: "Đôi lúc nghĩ lại, tôi thấy chạnh lòng. Ngày xưa đêm nào tôi cũng chạy show, còn bây giờ chủ yếu đi diễn ở sự kiện, tiệc tùng và tần suất được mời diễn cũng hạn chế.
Khi công nghệ phát triển, mọi người chỉ cần cầm điện thoại là có thể cập nhật đầy đủ tin tức, lựa chọn cách thức giải trí đa dạng, lĩnh vực sân khấu trở nên hạn hẹp, thưa dần".
Từng là ngôi sao làng hài một thời, giờ đây, Nhật Cường chấp nhận đi diễn đám tiệc, sự kiện nhỏ mà không ngại bị soi xét, đánh giá. Với anh, diễn ở đâu không quan trọng, miễn là mình được cống hiến, khán giả yêu thương.
"Đương nhiên, ai cũng thích được diễn ở những sân khấu lớn, sự kiện hoành tráng nhưng tôi nghĩ diễn ở đám cưới, tiệc tùng cũng có cái hay riêng, mình được gần gũi, tương tác gần hơn với khán giả", nghệ sĩ nói.
Nhật Cường tâm sự, anh ao ước được thực hiện liveshow riêng nhưng với điều kiện hiện tại, anh gặp không ít khó khăn cả về mặt nhân lực lẫn tài chính.
Nam nghệ sĩ cho biết, ngày xưa một liveshow anh có thể bán vé cho 5 đêm diễn, còn bây giờ số lượng khán giả mua vé bị hạn chế nên một liveshow chỉ diễn một đêm duy nhất.
"Việc tập hợp anh em nghệ sĩ tập luyện gặp nhiều khó khăn, vì người này người kia đều bận chạy show riêng. Mỗi lần chốt lịch tập rất khó, chưa kể, có khi họ "lật kèo" ngang trước giờ tập nên mình cũng chán nản theo.
Tôi mong sân khấu được như xưa để anh em còn gặp gỡ, trao đổi công việc, nếu không sân khấu sẽ thưa và mất dần. Trong tương lai, tôi nghĩ nếu muốn vực dậy sân khấu kịch cần sự hỗ trợ nhiệt tình từ anh em đồng nghiệp nữa", Nhật Cường bộc bạch.
Nhật Cường sinh năm 1965, là diễn viên hài được khán giả yêu mến qua các vai diễn trong những vở hài kịch, phim ngắn như: Vì sao tôi điên, Xích lô, Thương đâu gả đó, Kén rể, Ra Giêng anh cưới em...
Nam nghệ sĩ từng thực hiện 5 liveshow mang tên Cười để nhớ, để lại nhiều ấn tượng với khán giả.
" alt=""/>Nghệ sĩ hài Nhật Cường: Hôn nhân 'mỗi người một nơi', bị sốc khi sống ở Mỹ