"Sự ra đời của phố đi bộ TP Vinh là một điểm nhấn đang tự hào trong quá trình phát triển du lịch thành phố, với mong muốn có một không gian sinh hoạt văn hoá đêm cho người dân và thu hút khách du lịch. Song sự biến tướng của trò ghép đôi trẻ em là không chấp nhận được", anh Bắc - một người dân nêu ý kiến.
Trong khi đó, bạn Hoa Nguyễn bình luận: "Đáng trách cả phụ huynh. Phụ huynh ở đâu sao để như vậy. Cái nhìn của phụ huynh về việc này như thế nào?".
Trưởng Ban quản lý phố đi bộ TP Vinh Hoàng Anh Tiến cho biết, sự việc trên diễn ra tại phố đi bộ TP Vinh, đoạn đường Nguyễn Văn Cừ trong đêm (24/6).
"Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giải trí ở phố đi bộ TP Vinh đang trong giai đoạn thử nghiệm. Mỗi đêm diễn ra vào dịp cuối tuần, thu hút 10 – 20.000 người đến tham quan. Có 3 nhóm ghép đôi đăng ký hoạt động. Tuy nhiên, nhóm ghép đôi 2 em nhỏ là tự phát” – ông Tiến thông tin.
Cũng theo ông Tiến, trước sự việc trên, tuần tới các nhóm ghép đôi ở phố đi bộ sẽ phải đăng ký hoạt động và có nội dung cụ thể. Riêng những nhóm hoạt động tự phát sẽ bị xử lý theo quy định.
Bảo An
" alt=""/>Clip 'ghép đôi' 2 em nhỏ trên phố đi bộ ở Nghệ An bị chỉ tríchTrong ký ức của thiếu tá Nguyễn Hoài Nam, Phó trưởng Công an phường Nguyễn Cư Trinh, từng làm cảnh sát khu vực này hơn 9 năm, Mả Lạng, trước đây là khu nghĩa địa, bên cạnh có một nhà thờ. Những người lao động nghèo không có chỗ ở đã đến đây dùng ván, tôn, bạt bắc từ ngôi mộ này sang ngôi mộ khác làm chòi che nắng mưa. Cái tên Mả Lạng ra đời từ đó.
Cuối tháng 4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng. Chính quyền thành phố vận động người dân sống tại đây đi xây dựng các vùng kinh tế mới ở Bình Dương, Bình Phước… Khu vực này bị bỏ hoang.
Ở nơi mới, khó kiếm tiền, điều kiện sống khắc nhiệt, họ quay lại thành phố thì không còn chỗ ở nên lang thang khắp nơi. Để giải quyết trình trạng này, chính quyền thành phố quyết định di dời các ngôi mộ đi nơi khác, san lấp đất, dựng các căn chòi bằng phên tre, tôn cũ, mỗi căn rộng từ 5-10 m2 theo lô, rồi gom những người sống lang thang về, cấp nhà cho ở thông qua hợp đồng thuê.
‘Chính vì việc gom dân như vậy đã dẫn đến việc những thành phần lưu manh đường phố về Mả Lạng sống. Họ tự xưng đại ca, tạo ra các băng nhóm, phân chia địa bàn, phân chia khu vực để làm các việc phạm pháp’, thiếu tá Nam nói.
![]() |
Xóm Mả Lạng trước đây. Ảnh: Nhiếp ảnh gia người Nhật Doi Kuro. |
Theo thiếu tá Nam, trước đây Mả Lạng chỉ rộng bằng nửa sân bóng đá, đi bộ hơn một phút là hết, nhưng ở những năm 90, nơi đây được phân thành các khu rõ rệt. Khu A là đòi nợ thuê. Khu B, đâm thuê chém mướn. Khu C chuyên cướp giật, móc túi, tiêu thụ hàng gian. Khu D hành nghề mại dâm…
Sống trong khu vực ‘nhạy cảm’, bà Khuyên chẳng dám cho con cháu giao lưu với hàng xóm. Con đi học, vợ chồng bà thay phiên nhau đưa đón tận nơi. Khi con muốn đi chơi, vợ chồng bà phải đưa đến nơi khác.
‘Mấy thanh niên xăm trổ cứ đi qua đi lại. Những người nghiện hút say thuốc nằm ngổn ngang giữa đường. Tỉnh dậy, họ đập cửa xin cơm ăn, rồi la lối om xòm.
Cứ về đến nhà là tôi đóng cửa lại. Ông nhà tôi luôn để sẵn một con dao, cây sắt dài gần chỗ ngủ và cửa ra vào’, bà Khuyên rùng mình nhớ lại những năm tháng cũ.
Bà Khuyên cho biết, đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại những ký ức về Mả Lạng bà lại rùng mình. Ảnh: Thảo Nguyên. |
Căn nhà dài 1,3m, rộng 3,2 m của vợ chồng bà Nguyễn Thị Hoàng xưa kia nằm ngay khu hoạt động mại dâm. Thời điểm đó, bà làm nghề giúp việc, chồng đi làm thợ hồ. Nhà bà ở giữa, hàng xóm hai bên vợ chồng hành nghề mại dâm.
Hàng ngày, người chồng chở vợ đi đến các khu nhạy cảm hành nghề. Xong việc lại chở về. ‘Nhiều hôm, bạn chồng đến chơi, nếu có nhu cầu, anh chồng môi giới cho vợ. Cô vợ với khách lên gác, anh chồng ngồi dưới canh cửa. Nhà sát nhau, tường và trần bằng tôn nên mọi tiếng động bên tôi nghe hết’, bà Hoàng kể.
Lúc đó, các con bà Hoàng đang tuổi lớn, nhiều lần hai vợ chồng muốn sang góp ý với hàng xóm nhưng lại sợ. ‘Họ hung hăng lắm, mình nói có khi bị đánh. Vợ chồng tôi phải gửi con về nhà ông bà’, bà Hoàng nói.
Thiếu tá Nam cho biết, vì cùng sống chung với tội phạm nên đã có nhiều người làm ăn lương thiện bị nhiễm. ‘Họ đặt câu hỏi, 'Sao mình đi làm cả ngày, đội mưa đội nắng không đủ ăn, còn mấy người kia ngồi nhà mà tiền rủng rỉnh?'. Vì thế, khi được rủ rê, họ tham gia.
Mả Lạng hiện nay đã hoàn toàn đổi thay, mọi ngóc ngách đều gắn camera theo dõi. Đồ dùng, xe máy đắt tiền để bên ngoài cả đêm cũng không mất. Mọi người trong xóm ai cũng thân thiện, hòa đồng. Cửa nhà thì luôn mở. Ảnh: Thảo Nguyên. |
Những người nhanh tay lẹ mắt được phân đi làm nghề móc túi, trộm cắp. Người khỏe mạnh, chạy xe giỏi thì đi giật đồ. Người khéo ăn nói thì được giao đi bán hàng gian. Những người phụ nữ, các cô gái thì được chưng diện để đi làm gái bia ôm, nghề mát-xa, đứng đường’, Phó trưởng Công an phường Nguyễn Cư Trinh kể.
![]() |
Bà Khuyên cho biết, Mả Lạng trước đây rất tiêu điều, phức tạp và hỗn loạn |
Bà Khuyên cho biết, Mả Lạng trước đây rất tiêu điều, phức tạp và hỗn loạn. Trước khi anh Nam về làm cảnh sát khu vực, nơi đây đã thay đến 7 người công an nhưng chẳng ai trụ được lâu.
Thiếu tá Nam kể, năm 2001, anh 20 tuổi, mới ra trường. Ngày đầu tiên về phường Nguyễn Cư Trinh nhận công tác, anh được trung tá Nguyễn Ngọc Chính, trưởng công an phường lúc đó phân về làm cảnh sát khu vực Mả Lạng.
‘Lúc đó, tôi như một tờ giấy trắng, chẳng biết gì về khu này. Được phân công nhiệm vụ, tôi rất hào hứng. Các đồng nghiệp, các anh đi trước, bạn bè ai cũng khuyên nên bỏ cuộc. Mẹ tôi thì khóc vì thương con. Nhưng bố tôi nói tỉnh bơ: ‘Lửa thử vàng. Vàng thật vàng giả là do nó. Chưa va chạm gì cả mà đã nhu thì làm sao khá được’.
Những lời nói đanh thép của người bố từng nhiều năm hoạt động trong hàng ngũ công an làm tôi thêm quyết tâm là phải đưa Mả Lạng trở về bình yên’, thiếu tá Nam nói.
(Còn nữa)...
Trời mưa, nước đen dưới áo và rác thải tràn vào nhà, mùi hôi rình, ruồi muỗi vo ve. Ngày nắng thì nóng nực, bức bối nhưng gia đình ông Dũng không thể dọn đi.
" alt=""/>'Xóm giang hồ' Sài Gòn: Vợ bán dâm trên gác, chồng ngồi trước cửa canh chừng![]() |
NSƯT Tiến Hợi. |
Năm 1987, khi còn là diễn viên của Đoàn Nghệ thuật Trường Sơn Quân khu 2, Tiến Hợi lần đầu vào vai Chủ tịch Hồ Chí Minh trong vở kịchĐêm trắng. 28 tuổi, ông vào vai vị cha già dân tộc, lại là vở kịch đầu tiên đề cập đề tài chống tiêu cực, biển thủ công quỹ của nhà nước. Nhân vật xuất hiện rất nhiều từ đầu đến cuối, có những những phân đoạn gai góc, Bác Hồ thể hiện những lời nói mạnh, thể hiện sự bực tức mãnh liệt khiến Tiến Hợi lúc đó rất lo lắng. Nhưng bằng sự cố gắng, sau 2 tháng miệt mài nghe, tìm hiểu tư liệu về Bác, Tiến Hợi đã có vai khởi đầu ấn tượng với hình tượng Bác Hồ.
Năm 1988, ông về công tác tại Nhà hát kịch Hà Nội, vợ ông cũng đi theo. Cuộc sống khó khăn, nghệ sĩ trang điểm Vương Đạm Thủy chấp nhận thôi làm nghề diễn viên để ở nhà mở cửa hàng may có thêm thu nhập cho chồng yên tâm công tác. Ông bao giờ cũng là gương mặt đạo diễn lựa chọn đầu tiên khi giao đóng vai Bác Hồ. Và bao giờ người hóa trang cho ông không ai khác chính là vợ. Ở Nhà hát, ông tiếp tục đảm nhận vai Bác Hồ - Nguyễn Tất Thành trong phim Hẹn gặp lại Sài Gòn.
Đặc biệt, trong bộ phim Hà Nội mùa đông năm 1946, lấy bổi cảnh Bác Hồ trong giai đoạn lịch sử khi ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, sự thể hiện thành công của Tiến Hợi đã góp phần mang về cho bộ phimt giải Bông sen bạc tại LHP Việt Nam sau đó.
![]() |
NSƯT Tiến Hợi (bên trái) thể hiện vai Nguyễn Tất Thành trong phim “Hẹn gặp lại Sài Gòn”. |
NSƯT Tiến Hợi từng tâm sự, vì "đóng đinh" với vai diễn Bác Hồ gần 40 năm nên phong cách sống của Bác cứ tự nhiên ngấm dần vào người ông và hình thành một phần tính cách con người Tiến Hợi. Đó là sự dung dị, mộc mạc và chính xác trong công việc. Nhiều người nhận xét hình như Tiến Hợi bị "nhiễm" vai diễn của Bác Hồ hay sao mà từ dáng đi, dáng tay, tác phong giống Bác như thế. Bản thân Tiến Hợi đôi khi đi tập, ngồi nói chuyện với các anh chị em trong đoàn tự nhiên giọng nói lại nảy lên chất giọng cũng rất giống Bác. "Đến bây giờ tôi vẫn luôn thấy, không chỉ sự nghiệp mà ngay cả với cuộc đời tôi, vai diễn Bác Hồ chính là một cái duyên!", NSƯT từng chia sẻ.
![]() |
NSƯT Tiến Hợi và vợ. |
Nghiệp diễn gắn liền với vai Bác Hồ, tính cách đã ảnh hưởng nhưng những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của NSƯT Tiến Hợi cũng gắn với sự kiện liên quan tới Bác.
Ông có 2 người con trai. Năm 1989 khi đang đóng phim Hẹn gặp lại Sài Gòn thì vợ ông mang bầu cậu con trai đầu. Năm 1990 - kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, cũng là năm vợ Tiến Hợi sinh con đầu lòng nên ông đặt tên con là Nguyễn Vương Thành. Tiến Hợi bảo đóng vai Nguyễn Tất Thành nên lấy họ của vợ và chồng ghép vào làm tên đệm cho con.
Năm 1996, Tiến Hợi tham gia phim Hà Nội mùa đông năm 1946 của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Quay xong bộ phim thì vợ ông lại mang bầu. Đến năm 1997 vợ Tiến Hợi sinh con trai thứ hai và đặt tên là Nguyễn Vương Nam. Ông nói: "Hai cậu con trai gắn liền với 2 bộ phim truyện nhựa mà mình thể hiện. Đấy là hai mốc lịch sử của gia đình".
Năm 2013, sách Kỷ lục Guinness của Việt Nam đã xác nhận Tiến Hợi là "Nghệ sĩ thể hiện thành công vai Bác Hồ trong nhiều thể loại nhất".
Thành công với vai diễn về hình tượng Bác Hồ của NSƯT Tiến Hợi không thể không nhắc tới người vợ - Vương Đạm Thuỷ - người mà bao nhiêu lần ông đóng vai Bác Hồ thì bấy nhiêu lần hoá trang cho ông. Nhờ công việc hóa trang cho diễn viên thành Bác Hồ, bà mới gặp, yêu và kết hôn với NSƯT Tiến Hợi.
Ngân An
Nghệ sĩ trang điểm Vương Đạm Thủy, vợ diễn viên Tiến Hợi thông tin với VietNamNet, chồng chị qua đời lúc 4h ngày 10/2 sau thời gian bị bệnh.
" alt=""/>Dấu mốc sự nghiệp NSƯT Tiến Hợi đều liên quan đến vai diễn Bác Hồ