Anh Bùi Ngọc Thanh bên luống dâu tây (Ảnh: Linh Linh).
Năm 2018, anh Thanh chuyển lên huyện Kbang, tỉnh Gia Lai để làm du lịch cộng đồng. Nhận thấy điều kiện thổ nhưỡng ở Kbang tương tự như vùng núi Vĩnh Sơn, anh quyết định trở về quê hương thứ hai để lập nghiệp.
Gia đình anh sở hữu hơn 3ha đất trồng keo và mì (sắn) nhưng hiệu quả không cao. Anh Thanh đã thuyết phục gia đình chuyển đổi cây trồng sang dâu tây, măng tây và kết hợp với du lịch trải nghiệm.
Năm 2019, anh vay mượn 30 triệu đồng từ gia đình, bạn bè để khởi nghiệp. Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm nên dâu tây khi trồng xuống bị bệnh và chết gần hết. Dù gặp khó khăn ban đầu, anh không bỏ cuộc và tiếp tục học hỏi kinh nghiệm.
Năm 2022, anh Thanh mạnh dạn vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để làm lại từ đầu.
Vĩnh Sơn, nằm ở độ cao khoảng 800m so với mực nước biển, là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Vĩnh Thạnh. Nơi đây mang nét đẹp nguyên sơ nhưng ít người biết đến. Du khách đến Vĩnh Sơn chủ yếu để tận hưởng không khí mát mẻ và khám phá văn hóa, ẩm thực đặc trưng.
Anh Thanh đã mở tour du lịch trải nghiệm, kết hợp với mô hình trồng dâu tây, măng tây của gia đình.
Năm 2024, từ việc thu hoạch nông sản và dịch vụ du lịch, gia đình anh thu nhập khoảng 100 triệu đồng.
Để quảng bá Vĩnh Sơn, anh Thanh đã lập Fanpage "Vĩnh Sơn - Đất và Người" nhằm giới thiệu cảnh đẹp, văn hóa và nông sản tiêu biểu của địa phương. Anh cũng dự định phát triển homestay để phục vụ du khách tốt hơn.
Anh Thanh (phải) tại lễ tuyên dương Thanh niên dân tộc thiểu số và miền núi khởi nghiệp tiêu biểu năm 2024 do Tỉnh đoàn Bình Định tổ chức (Ảnh: Linh Linh).
Không chỉ dừng lại ở đó, anh Thanh còn tham gia câu lạc bộ Cồng chiêng và mở lớp dạy võ cho học sinh tại xã Vĩnh Sơn.
Theo anh Lương Thanh Chương, Bí thư Huyện đoàn Vĩnh Thạnh, anh Thanh có ý chí vươn lên lập nghiệp để phát triển kinh tế cho gia đình, góp phần khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho tuổi trẻ địa phương.
Mô hình của anh Thanh bước đầu cho thấy hiệu quả, được Huyện đoàn chọn là nơi tham quan học hỏi cho các đoàn viên, thanh niên. Trong các hoạt động xã hội ở địa phương, anh Thanh cũng rất tích cực tham gia.
" alt=""/>Cử nhân lịch sử khởi nghiệp trồng cây và làm du lịch ở độ cao 800m![]() |
Nghệ sĩ Thanh Lê |
Nghệ thuật tuồng nhiều năm nay tại sân khấu ở 2 miền Nam- Bắc dường như ngày càng hiu hắt. Song trong bối cảnh đó vẫn có những đốm lửa sáng lên. Lửa được giữ bằng cái tâm, quyết không để loại hình nghệ thuật độc đáo ấy ngày bị mai một, để những vai diễn tâm đắc và mang chở bao nỗi niềm, tình riêng được “đỏ lửa” trên sân khấu. Và Thanh Lê là một trong ít những diễn viên trẻ đã “dám” thay đổi, từ mảng truyền hình, để đặt chân và bén duyên với nghệ thuật tuồng đầy ma lực đó.
Tôi gặp nghệ sĩ trẻ Thanh Lê khi cơn mưa cuối ngày đã kịp ướt hết cả khuôn mặt đẹp đến sang trọng, nhẹ nhàng và quyến rũ của chị. Những ngày này, chị ăn ngủ , toàn tâm toàn ý dành cho kịch bàn “Nguyệt hồ” – chuyển thể từ vở tuồng kinh điên “Hồ Nguyệt Cô hóa cáo”, dự kiến sẽ ra mắt công chúng trong thời gian tới. Vở diễn mà ngay cái tên thôi cũng đủ gây xúc động cho không biết bao nhiêu thế hệ khán giả, kể từ giới bình dân đến bậc trí giả. Bởi chị đã từng “đóng vai” khán giả để lắng lòng mình lại với sự thể hiện đến cháy bỏng của những người nghệ sỹ trọn tình yêu với tuồng.....
![]() |
Càng nói chuyện với cô gái trẻ sinh năm 1987 này, tôi càng thấy bất ngờ bởi tư duy của 1 người trẻ vô cùng sắc sảo - cái sắc sảo toát lên từ dáng đi đến ánh mắt, giọng nói và điệu bộ. Vốn xuất thân trong một gia đình có truyền thống làm nghệ thuật, 14 tuổi Thanh Lê đã chạm ngõ với truyền hình bằng vai diễn trong một bộ phim quảng cáo của Nhật. Và tiếp sau này, phải kể đến những vai diễn đầy góc cạnh, chiều sâu tâm lý, trong những vai diễn của nhiều bộ phim truyền hình và điện ảnh : Nhung của “Con mắt bão”,...của “Hai người mẹ”,....của “Những tia nắng ấm”, Hà Ly của “Em nữa là 12”...
Nhưng khi quyết định mạo hiểm “lấn sân” sang “địa hạt” hoàn toàn mới này, Thanh Lê luôn tự biết “lượng” sức mình. Bởi để diễn cho ra cái hồn, cái chất của vở “Nguyệt Hồ” mà những tài danh bậc nhất của sân khấu tuồng cổ vốn bản lĩnh sân khấu dạn dày, hóa thân trọn vẹn vào nhân vật là cả sự khổ công dày luyện. Không chỉ đảm nhiệm vai trò là diễn viên chính mà Lê còn mạnh dạn thử sức ở vai trò mới, lạ lẫm: Biên kịch. Với cách viết hoàn toàn mới lạ, khác hẳn so với nguyên tác tuồng cổ “Võ Tam Tư trảm hồ” của tác gia Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu,
Thanh Lê đã đưa đưa ra một cái kết không buồn đau, thê lương và đầy day dứt như nguyên tác, thay vào đó là cái kết đầy nhân văn và nhân bản hơn Ở đó, cô đã thổi thêm hơi thở hiện đại để làm mới vở diễn, thể hiện góc nhìn mới hơn của những người trẻ, không chỉ tập trung vào ca và vũ đạo, cô mạnh dạn đưa hơi hơi thở của âm nhạc dân gian đương đại và yếu tố tâm linh nhân quả tuần hoàn, đẩy những mâu thuẫn trong nội tâm của nhân vật lên cao trào và giải quyết nút thắt đầy sáng tạo, độc đáo.
![]() |
Phải thừa nhận rằng, tuồng là loại hình nghệ thuật rất khó, nếu không muốn nói là khó nhất. Nhưng khó không phải là không làm được. Dù thời gian càng đi qua, tuồng càng ít được lớp trẻ biết đến cùng những khó khăn ngày càng chồng chất trên đôi vai nghệ sĩ tuồng trong cuộc sống hiện đại. Và với 1 người trẻ như Lê, chị hiểu một điều rằng: Chỉ có đam mê mới có thể giúp nghệ sĩ đứng vững với nghề và truyền ngọn lửa tuồng cho thế hệ kế cận. Càng thấy nghệ thuật tuồng gặp khó, Lê lại càng thêm trân trọng nỗ lực của các nghệ nhân trong việc mở cánh màn nhung cho những con tằm mặc sức rút ruột nhả tơ.
Không còn là cuộc dạo chơi, Thanh Lê đã dấn thân thực hiện, bởi trong trái tim của mình, chị đã trót yêu nghệ thuật cổ nhạc, sẽ tận lực để đi trọn đường tình. Và với tôi, ngày cuối năm nghe người trẻ thổn thức chuyện nghề, càng thêm trân trọng nghiệp đời "rút ruột nhả tơ" như mấy câu hát: "Đêm đêm, dưới ánh đèn màu, xiêm y rực rỡ, vai tuồng hóa thân. Khóc cười, cười khóc người ơi. Mong đem tiếng hát, lời ca cho đời..."
Minh Ngọc" alt=""/>Thanh Lê: Từ bỏ sự nổi tiếng để đi theo nghệ thuật truyền thốngTrên một chuyến đi Budapest Hungary tại sân bay Nội Bài, cánbộ hải quan khi kiểm tra hành lý của một người Việt đã phát hiện 2kg mực khô vàmột hũ rượu rắn biển mà họ mang đi làm quà. (Hai mặt hàng này vi phạm quy định).Thế là cãi nhau, người bảo tịch thu, người bảo không chịu. Ì èo mất vài chụcphút. Mấy người nước ngoài thấy lạ đến xem và lắc đầu.
Và khi xuống sân bay Budapest. Có một ông người Việt tronghành lý có mấy chai nước mắm ruốc. Bị rỉ chảy ra cả sân nhà ga. Người Việt ngửithì chả sao những người châu Âu thì họ khiếp vía. Thế là họ bắt ông này kéo valy ra ngoài để kiểm tra. Va ly đi đến đâu nước mắm ruốc rơi tới đó. Tây chạy náoloạn, họ sợ bom vì nghĩ bom bẩn gì cũng nên, bởi vì thấy tướng mạo ông này giốnglính của "Binladen" quá! Khi mở va ly ra thì thôi rồi, quần áo, riềng, sả, ớt,ước mắm ruốc, rau thơm, các loại bánh đa. Và một hộp nhỏ đựng dăm cân thịt chó,lòng dồi, chả làm sẵn ướp đá.
![]() |
Nhiều người Việt có thói quen giấu thịt chó vào hành lý đem cho bạn bè người thân ở nước ngoài. |