Thường xuyên có thời gian nói chuyện về tiền nong
Để có mối quan hệ lành mạnh, bạn cần xây dựng mối quan hệ tài chính lành mạnh, có thể là những cuộc nói chuyện thường kỳ để chia sẻ kinh nghiệm về tài chính, tình hình hiện tại, mục tiêu tương lai. Hãy cùng hỏi nhau và lắng nghe câu trả lời từ phía đối phương.
Bạn muốn quản lý tài chính của mình như thế nào? Ưu tiên tài chính của bạn là gì? Mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn. Chia sẻ sẽ giúp cả hai hiểu và có thể bắt đầu sắp xếp kế hoạch tài chính mà cả hai đều thấy thoải mái.
![]() |
Làm rõ tài sản và thu nhập
Làm rõ bạn có bao nhiêu và kiếm được bao nhiêu, tiết kiệm bao nhiêu. Điều này đặc biệt quan trọng nếu hai bạn có kế hoạch mua sắm những khoản lớn trong tương lai gần, hay đám cưới, một ngôi nhà mới, thậm chí sinh em bé.
Những năm đầu của hôn nhân sẽ cần tới nhiều khoản chi phí lớn. Nếu bạn vẫn chưa có một khoản dự trữ lớn, giờ là lúc bạn cần hết sức nỗ lực và lên kế hoạch cùng nhau.
Làm rõ các khoản nợ, chi phí
Các khoản nợ, chi tiêu có thể là trở ngại để đạt tới mục tiêu tài chính của bạn. Trước khi kết hôn, bạn cần tìm giải pháp để thoát khỏi hầu hết các khoản nợ. Điều này giúp việc sát nhập tài chính của hai người dễ dàng hơn. Rõ ràng các khoản nợ sẽ khiến cả hai không rơi vào sự nghi kỵ lẫn nhau và có thể cùng đưa ra giải pháp để thanh toán chúng: tự trả nợ hoặc cùng nhau trả nợ.
Tận dụng lợi ích nhân viên của mỗi công ty
Mỗi công ty lại có cơ chế đãi ngộ khác nhau với nhân viên của mình. Ví dụ ở một số công ty, hay trong quân đội, các thành viên sẽ có chính sách bảo hiểm tốt hơn nơi khác. Vì vậy hãy chia sẻ với nhau và cân nhắc để có kế hoạch mang lại lợi ích tối đa cho cả hai, nhất là khi bạn có kế hoạch sinh nở, hay gia đình có vấn đề về sức khỏe...
Xem xét thỏa thuận tài sản trước hôn nhân
Thỏa thuận tiền hôn nhân có thể giúp bảo vệ các tài sản mà bạn xây dựng trong những năm qua, đảm bảo chúng có thể để lại cho con cái của bạn trong trường hợp ly hôn, hoặc thậm chí tử vong.
![]() |
Viết ra mong muốn của bạn và chế độ bảo hiểm nhân thọ
Một khi đã bàn bạc qua các vấn đề cá nhân, bao gồm tài sản và các khoản nợ, hãy xem kế hoạch tài sản của bạn và chính sách bảo hiểm nhân thọ. Hãy luôn để ý cập nhật các vấn đề có liên quan trong trường hợp có phát sinh sinh tử trong gia đình.
Tốt nhất hãy chuẩn bị cho mọi trường hợp. Bi kịch có thể xảy ra và việc giải quyết các nguyện vọng của bạn cùng các chính sách bảo hiểm nhân thọ có thể giúp cả hai cảm thấy tốt hơn về sự an toàn của những người thân yêu.
(Theo Women.asiaone/ Em Đẹp)
" alt=""/>6 cách để tiền bạc không hủy hoại hôn nhân của bạnGhi nhận sự chung tay tích cực của cộng đồng doanh nghiệp CA công cộng cùng với Bộ TT&TT, Giám đốc NEAC Tô Thị Thu Hương cho biết, kết quả khảo sát của Trung tâm cho thấy, 63/63 tỉnh thành đều cho biết đã sẵn sàng tích hợp chữ ký số vào Cổng dịch vụ công. Nhưng thực tế đến nay, mới có 21 địa phương tích hợp thành công chữ ký số vào Cổng dịch vụ công. Với khối bộ, ngành, đã có Bộ Giao thông vận tải và Kho bạc Nhà nước tích hợp thành công. “Như vậy, việc từ giờ đến cuối năm 2023, công việc còn rất nhiều, vì thế đề nghị các doanh nghiệp lưu ý thêm”,bà Tô Thị Thu Hương chia sẻ.
Đối với việc cung cấp chữ ký số miễn phí cho người dân khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến, NEAC và các CA công cộng đã phối hợp triển khai tại 7 địa phương gồm Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Yên Bái, TP.HCM và Bình Dương.
Đặc biệt, từ tháng 4/2023, đều đặn vào các dịp cuối tuần, NEAC đã cùng các CA công cộng duy trì hoạt động gian hàng tuyên truyền, cấp miễn phí chữ ký số cá nhân cho người dân Hà Nội trên phố đi bộ Hoàn Kiếm. Tính đến giữa tháng 6/2023, hơn 10.000 chứng thư số đã được cấp cho người dân Hà Nội, trong đó có trên 1.100 chứng thư số được cấp tại phố đi bộ Hoàn Kiếm. Đại diện NEAC và các doanh nghiệp đều thống nhất rằng, ý nghĩa lớn nhất của hoạt động này là đã giúp người dân biết đến sự tồn tại của dịch vụ chứng thực chữ ký số, đưa dịch vụ này ngày càng trở nên phổ biến.
Chia sẻ kinh nghiệm của đơn vị đang dẫn đầu thị trường dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, ông Nguyễn Đăng Triển, Giám đốc Trung tâm Giải pháp CNTT và dịch vụ số thuộc Viettel Telecom cho biết, Viettel-CA đã phối hợp với các đơn vị triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.
Cụ thể như, phối hợp với Sở TT&TT tổ chức họp, lập kế hoạch và phân chia địa bàn để các nhà cung cấp bố trí nguồn lực thực hiện; tổ chức lực lượng phối hợp với UBND quận, huyện, phường xã để tổ chức triển khai; phối hợp tuyên truyền, giải thích cho người dân về lợi ích của việc sử dụng chữ ký số cũng như các môi trường ký đã tích hợp, thiết kế những ấn phẩm, tờ rơi dễ hiểu nhất để tuyên truyền. Cùng với đó, kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc để được tháo gỡ.
Ông Nguyễn Đăng Triển cũng kiến nghị cần đẩy nhanh tiến độ kết nối, tích hợp dịch vụ chứng thực chữ ký số vào Cổng dịch vụ công các tỉnh, thành phố, hoàn thành trong năm 2023 để phát huy hiệu quả của việc cấp chữ ký số miễn phí cho người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
“Đặc biệt, việc kết nối, tích hợp chữ ký số vào Cổng dịch vụ công quốc gia cần được hoàn thành sớm hơn. Song song đó, các cổng dịch vụ công cần thay đổi luồng quy trình nhằm đảm bảo việc ứng dụng chữ ký số của người dân được thông suốt và toàn trình”, ông Nguyễn Đăng Triển đề nghị.
Nêu đề xuất về chương trình cấp phát chữ ký số để người dân ký dịch vụ công miễn phí, ông Nguyễn Khơ Din, Phó Chủ nhiệm, Tổng thư ký Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam, cần xác định rõ phạm vi, quy mô, đối tượng cần ưu tiên cấp để đảm bảo hiệu quả của chương trình và hướng đến tập khách hàng có nhu cầu sử dụng, trước mắt có thể hướng đến đối tượng thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng. Cùng với đó, để người dân và người dân hiểu tường minh về chương trình, cần xác định rõ thời gian miễn phí là 12 tháng, sau 12 tháng sẽ áp dụng theo chính sách của nhà cung cấp dịch vụ.
Lãnh đạo NEAC đề nghị Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam, với vai trò dẫn dắt, tập hợp của mình sẽ tổng hợp, đánh giá phương pháp tiếp cận cũng như triển khai thời gian vừa qua, từ đó xây dựng phương hướng, các hoạt động cụ thể của tất cả các bên có liên quan nhằm tiếp tục thúc đẩy cập chữ ký số cho người dân trong thời gian tới.
Theo Ban tổ chức, năm học 2022 – 2023 cũng ghi dấu ấn với số lượng học sinh đạt giải đông đảo ở 4 môn thi là 21.200 học sinh, gấp 3 lần so với năm học 2021 - 2022. Trong đó, có 1.640 học sinh đạt giải Vàng, 2.680 học sinh đạt giải Bạc, 4.280 học sinh đạt giải Đồng và 12.600 học sinh đạt giải Khuyến khích.
Đáng chú ý, kết quả khảo sát dựa trên 3.000 học sinh đạt giải Vàng Violympic quốc gia trong 3 năm học gần đây cho thấy, có 84% học sinh sở hữu thêm ít nhất 1 giải thưởng trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trở lên tại các môn Toán, Vật lý; 21,5% học sinh đạt giải thưởng kỳ thi quốc tế về Toán học như IKMC, IMO, SASMO, hoặc thủ khoa, học vượt lớp, siêu trí tuệ…
“Điều này cho thấy, Violympic không chỉ dừng lại là một nơi giúp học sinh ứng dụng CNTT và Internet để củng cố, nâng cao kiến thức mà còn là lực đẩy giúp các em tự tin hơn trên những đấu trường lớn”, đại diện Ban tổ chức chia sẻ.
Theo sát sân chơi từ những ngày đầu tổ chức, ông Phạm Đức Tài, đại diện Vụ giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT nhận xét: “Tính cộng đồng của Violympic không chỉ thể hiện ở cách tiếp cận và kết nối học sinh mọi vùng miền, mà còn nằm ở sự tiếp nối. 16 năm qua, nhiều học sinh được vinh danh của ngày hôm nay trở thành nguồn cảm hứng, thắp lửa cho đam mê học tập, nghiên cứu của những thế hệ sau đó”.
Mỗi năm, Ban tổ chức Violympic đều đã có những cải tiến và đầu tư cả về công nghệ, nội dung. Năm học 2022 - 2023 Violympic có thêm nội dung tiếng Việt, tính năng luyện tập, tăng cường về bảo mật và minh bạch trong tổ chức, giám sát các vòng thi.
Trong năm học tiếp theo, Ban tổ chức cho biết thêm, sân chơi công nghệ Violympic dự kiến sẽ có thêm môn thi mới, tập trung xây dựng đề thi theo hướng chú trọng đánh giá năng lực, tạo điều kiện cho học sinh phổ thông được tiếp cận những phương pháp tư duy, lập luận và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.