Tai biến mạch máu não có hai loại là xuất huyết não và nhồi máu não. Trường hợp tai biến xuất huyết não cần được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong thời gian tính bằng phút, còn trường hợp tai biến nhồi máu não có thể cấp cứu trong vòng 4 - 5 tiếng sau khi xuất hiện tai biến, nhưng nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt, cấp cứu càng sớm càng giảm thiểu được khả năng di chứng ảnh hưởng.
Khuôn mặt buồn rầu, mặt bị méo một bên
Dấu hiệu tai biến thể hiện trên khuôn mặt của bệnh nhân trước khi tai biến di n ra. Lượng oxy trong máu cung cấp cho não bộ giảm dần đã gây tổn thương thần kinh tác động đến cơ mặt. Khuôn mặt người bệnh trở nên buồn rầu, một phần hoặc một nửa khuôn mặt bị tê liệt, không cử động được.
Nếu nghi ngờ bệnh nhân sắp bị đột quỵ hãy yêu cầu bệnh nhận cười, nếu thấy nụ cười bị lõm một phần, một bên mặt xệ xuống thì đó là dấu hiệu tai biến.
Một trong những cảnh báo trước của bệnh tai biến mà ít người phát hiện ra đó chính là nấc cụt. Nhiều người đột nhiên bị nấc cho rằng đó chỉ là những đợt nấc thông thường, dẫn đến chủ quan. Hiện tượng này thường gặp ở phụ nữ. Ảnh minh hoạ: Internet
Khả năng cử động của cánh tay giảm dần
Lượng máu lên não không đủ khiến khả năng vận động bị thuyên giảm, đặc biệt là cánh tay. Người bệnh sẽ cảm thấy cánh tay tê dại, cử động khó rồi dần dần không thể cử động được. Dấu hiệu tai biến ở cánh tay dễ phát hiện nhất khi bạn yêu cầu người bệnh giơ hai tay lên cao, một bên tay sẽ không thể giơ lên được hoặc rũ thõng xuống.
Thị lực giảm dần
Thị lực giảm dần là dấu hiệu tai biến mà người ngoài khó có thể phát hiện được. Vì thế người bệnh cần chủ động ghi nhớ dấu hiệu tai biến này và báo ngay cho người nhà khi có sự khác thường. Nguyên nhân là thùy não bộ chịu trách nhiệm về khả năng nhìn không được cung cấp đủ oxy, hoạt động của thùy não bộ giảm dần khiến thị lực bị ảnh hưởng. Người bệnh sẽ thấy mọi thứ nhòe đi, mờ dần.
Nói lắp
Trước khi xảy ra tai biến sẽ xuất hiện những cục máu đông cản trở quá trình lưu thông máu cho một phần của não bộ điều khiển việc giao tiếp và khả năng nói. Vì thế người bệnh sẽ có dấu hiệu nói lắp, không nói được câu dài, nói không rõ lời, nói khó hiểu.
Một phần cơ thể yếu đi, không cử động được
Sau khi bị tê liệt một cánh tay, người bệnh có thể bị tê liệt một phần cơ thể, thậm chí là nửa người. Một số bộ phận cử động khó hoặc dù đã cố điều khiển nhưng không cử động được. Đây là dấu hiệu rất nguy hiểm, có thể dẫn đến liệt mãi mãi nếu không được uống thuốc hay đưa đến bệnh viện kịp thời.
Hoa mắt, chóng mặt
Tai biến mạch máu não là tình trạng rất cấp bách cần xử lý ngay lập tức, nếu quá “thời gian vàng” có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm gây tử vong. Ảnh minh hoạ: Internet
Hoa mắt, chóng mặt, đầu óc quay cuồng là biểu hiện của việc thiếu máu não. Đây là dấu hiệu tai biến rất phổ biến, xảy ra ở hầu hết các trường hợp.
Dáng đi bất thường
Dấu hiệu tai biến tiếp theo mà bệnh nhân có thể gặp phải là không thể đi lại hoặc đi lại rất khó. Nếu trước đó bệnh nhân vẫn đi lại bình thường thì chắc chắn lượng máu lên não đang giảm nhanh chóng. Còn nếu bệnh nhân đã gặp khó khăn trong việc di chuyển từ trước thì cần theo dõi thật kỹ xem có phải mức độ ảnh hưởng đang tăng dần không.
Đau đầu
Thiếu oxy lên não sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau đầu dữ đội, đau theo cơn. Thậm chí có bệnh nhân còn có cảm giác muốn nổ tung đầu. Mức độ đau càng ngày càng khốc liệt hơn. Nếu gặp dấu hiệu này cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay, nếu không sẽ có khả năng dẫn đến biến chứng chết não.
Nấc cụt
Một trong những cảnh báo trước của bệnh tai biến mà ít người phát hiện ra đó chính là nấc cụt. Nhiều người đột nhiên bị nấc cho rằng đó chỉ là những đợt nấc thông thường, dẫn đến chủ quan. Hiện tượng này thường gặp ở phụ nữ.
Tăng cường hoạt động thể lực như: tập thể dục đều đặn, đi bộ, chơi một môn thể thao thích hợp là cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Ảnh minh hoạ: Internet
Khó thở
Bệnh nhân có thể thấy khó thở, thở hổn hển, tim đập nhanh.Mỗi người có thể có một vài dấu hiệu tai biến trên, tùy từng vùng não bị ảnh hưởng do thiếu oxy. Những dấu hiệu trên diễn ra trong thời gian rất nhanh và có thể biến mất hoàn toàn sau đó khiến người bệnh không để ý hoặc cho rằng cơ thể mình đã ổn. Tuy nhiên, đó gọi là tình trạng “tai biến mạch máu não thoảng qua”, là “đám mây đen” cảnh báo cho “cơn mưa giông” tai biến sắp xảy đến.
Phòng ngừa đột quỵ như thế nào: - Ngừng hút thuốc lá, vì thuốc lá là nguy cơ chính của bệnh mạch máu não. Người hút thuốc lá nhiều có thể bị đột quỵ dù chỉ ở tuổi trung niên. - Phòng và chữa tăng huyết áp, cần kiểm tra huyết áp thường xuyên, giữ huyết áp khoảng 120/70mmHg,tránh những cảm xúc bất lợi như: vui, buồn, giận dữ, thất vọng, stress hằng ngày - Điều trị tốt bệnh huyết áp cao (nguyên nhân chính gây đứt mạch máu não). - Cần giảm ăn chất béo có nguồn gốc động vật, ăn nhiều rau và trái cây các loại. Giảm cân nặng, chống béo phì bằng tiết chế khẩu phần ăn hằng ngày. Phòng và điều trị tiểu đường (yếu tố nguy cơ gây mảng xơ vữa động mạch lớn, dẫn đến thiếu máu ở não). - Cần giảm cholesterol trong máu, cố gắng duy trì cholesterol dưới 200mg/100ml. - Phòng và trị bệnh đa hồng cầu (có thể gây cơn thiếu máu não hay nhũn não). - Tăng cường hoạt động thể lực như: tập thể dục đều đặn, đi bộ, chơi một môn thể thao thích hợp |
(Theo Tiền Phong)
Mỡ máu cao là một trong những nguyên nhân gây nguy cơ tai biến mạch máu não. Từ xa xưa, Người Nhật đã dùng món ăn truyền thống có chứa enzyme nattokinase để giảm trừ căn bệnh này.
" alt=""/>Những dấu hiệu tai biến mạch máu não dễ nhận thấy để bảo vệ bản thân và gia đìnhẢnh minh họa: Internet
Khi mắc bệnh về gan, chế độ ăn uống, sinh hoạt không phù hợp sẽ làm bệnh lý càng nặng thêm. Chế độ ăn uống lúc này có vai trò rất lớn trong việc điều trị. Ăn uống phải có sự cân đối giữa các thành phần như đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
Ngoài ra, việc nghỉ ngơi, điều tiết công việc, luyện tập thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe cũng hết sức cần thiết nhằm giúp bệnh mau hồi phục.
Kiêng thuốc lá
Trong khói thuốc lá có rất nhiều chất độc hại sẽ gây tổn thương cho chức năng gan, khống chế tế bào gan tái sinh và hồi phục, vì vậy người bị bệnh viêm gan nhất định phải bỏ thuốc.
Kiêng rượu
Đến 90% lượng cồn trong rượu sẽ vào gan. Cồn có thể làm cho hệ thống chất xúc tác thông thường của tế bào gan bị phá hỏng, vì vậy trực tiếp ảnh hưởng đến tế bào gan, làm cho tế bào gan bị tổn thương, “tử vong”. Những người mắc bệnh viêm gan cấp tính hoặc mãn tính thì kể cả uống ít rượu cũng cũng đều làm cho bệnh tình biến chuyển hoặc thay đổi.
Kiêng lạm dụng hormone, thuốc kháng sinh
Thuốc đa phần đều có hại cho gan và thận nhưng những loại thuốc này 2/3 là độc. Người bị bệnh gan nhất định phải sử dụng thuốc hợp lý dưới sự hướng dẫn chính xác của bác sỹ.
Kiêng lạm dụng thuốc bổ
Ăn uống cân bằng khoa học là điều kiện cơ bản để duy trì sức khỏe cho cơ thể, nếu bồi bổ không hợp lý hoặc quá lạm dụng thì chức năng gan sẽ mất cân bằng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Kiêng ăn quá nhiều thực phẩm chứa protein
Đối với người bị viêm gan nghiêm trọng, do niêm mạc dạ dày bị sưng, lớp lông tơ ở ruột non trở nên dày và ngắn, dịch mật bài tiết mất cân bằng… làm cho chức năng hô hấp, tiêu hóa giảm. Nếu ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein như trứng, ba ba, thịt nạc thì sẽ gây ra tiêu hóa không tốt, dẫn tới chướng bụng, đầy bụng.
Thịt mỡ
Người bệnh gan cần giảm các chất béo, hạn chế ăn các món rán, chứ không phải kiêng hẳn chất béo. Một nghiên cứu cho thấy: ăn nhiều chất béo cùng với giảm protein và bột đường làm gia tăng quá trình xơ gan ở người viêm gan siêu vi C.
Trong khi đó, một nghiên cứu khác chứng minh chất lecithin có nhiều trong lòng đỏ trứng gà và đậu mè các loại chứa nhiều acid béo, omega-3 rất cần cho người bị bệnh về gan mạn tính kể cả viêm gan siêu vi A, B, C.
Thịt dê
Người bị viêm gan phải kiêng ăn thịt dê. Nguyên nhân là thịt dê có tính ngọt, nóng, ăn quá nhiều có thể làm cho một số vùng nhiễm bệnh trong cơ thể làm cho một số vùng nhiễm bệnh trong cơ thể phát triển, bệnh tình nặng thêm.
Y học hiện đại chứng minh, sau khi hấp thụ nhiều protein và chất béo, gan của người mắc bệnh viêm gan sẽ không thể hoàn thành chức năng trao đổi chất, như quá trình phân giải, hấp thụ... một cách hữu hiệu. Từ đó càng tăng thêm gánh nặng cho gan, dẫn đến bệnh tình nặng thêm. Thịt dê là thực phẩm giàu chất protein và mỡ, vì vậy người bị viêm gan nên ăn ít hoặc không nên ăn.
Ăn uống cân bằng khoa học là điều kiện cơ bản để duy trì sức khỏe cho cơ thể, nếu bồi bổ không hợp lý hoặc quá lạm dụng thì chức năng gan sẽ mất cân bằng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Kiêng ăn thực phẩm có lượng đồng (Cu) cao
Nghiên cứu chỉ rõ, lượng đồng tích trữ trong gan của người bị bệnh gan là cao gấp 5-10 lần so với người thường, hàm lượng đồng trong gan của người mắc bệnh xơ gan do dịch mật cần cao gấp 60-80 lần so với người bình thường. Lượng đồng cao sẽ gây phá hủy các tế bào gan. Chính vì vậy, người bị bệnh gan nên ít ăn những thực phẩm chứa đồng nhiều như sứa biển, tôm, ốc, mực….
Kiêng sinh hoạt không có quy luật
“3 phần trị 7 phần dưỡng” vì vậy ngủ đầy đủ, dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt có quy luật, mỗi ngày nên kiên trì tập thể dục buổi sáng, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý là rất quan trọng.
Kiêng tâm trạng không thoải mái
Người bị bệnh gan nên biết kiềm chế tức giận, bi quan, lo lắng… bởi vì người bị bệnh gan nếu để lâu ngày không chữa trị sẽ lo lắng, suy nghĩ lung tung, dễ tức giận, những điều này đều dễ tổn thương gan, gây tụ khí, ứ đọng các chất không tốt ở gan.
Kiêng cay
Đồ ăn cay dễ làm cho hệ tiêu hóa bị “nóng”, gây mất cân bằng chức năng. Vì vậy, nên tránh ăn những thực phẩm cay.
(Theo Tiền Phong)
Khi đề cập đến ung thư gan, nhiều người sẽ nghĩ đến nguyên nhân là do bia rượu. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết đây chỉ là một trong rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh quái ác này mà thôi.
" alt=""/>Người gan yếu nên tránh xa những thực phẩm này kẻo suy gan, rước hoạ vào thân