Chủ đầu tư dự án này là Công ty TNHH Đô thị Sing Việt (Công ty Sing Việt). Tuy nhiên, 100% vốn của Công ty Sing Việt thuộc sở hữu của Công ty Amaland Pte.Ltd (Amaland), doanh nghiệp được thành lập tại Singapore.
Được chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 1997, nhưng đến nay sau 27 năm, dự án KĐT Sing Việt vẫn chưa triển khai do chưa có giấy phép xây dựng. Dự án có vốn đầu tư dự kiến 300 triệu USD, chia làm 2 khu. Trong khi khu tái định cư đã hoàn tất giải phóng mặt bằng thì khu đô thị vẫn chưa đền bù xong.
Có đất bị ảnh hưởng bởi dự án, ông H.V.H (ngụ xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh) cho biết, hơn 20 năm qua, ông và nhiều hộ dân khác vẫn chưa đồng thuận với mức giá bồi thường.
Theo ông H, với mức giá bồi thường mà chủ đầu tư đưa ra, gia đình ông không thể mua nhà để tái định cư. Tương tự, vẫn còn hơn 300 hộ dân chưa nhận được bồi thường, số tiền khoảng 400 tỷ đồng.
Tháng 4/2020, Amaland ký hợp đồng chuyển nhượng vốn tại Công ty Sing Việt cho Công ty CP Đầu tư Singapore – Việt Nam (SVIC) với giá 170 triệu USD. SVIC đã đặt cọc cho Amaland 16,5 triệu USD, sau đó chuyển thêm 100 triệu USD vào tài khoản phong toả.
Tuy nhiên, Amaland đã không chuyển giao cổ phần tại Công ty Sing Việt mà còn yêu cầu SVIC huỷ hợp đồng, hứa sẽ trả lại 50% tiền đặt cọc.
Vì SVIC không đồng ý cách giải quyết trên nên Amaland đã khởi kiện ra toà án tại Singapore. Phía SVIC cũng khởi kiện Amaland ra toà án tại Việt Nam để yêu cầu đối tác tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Vụ chuyển nhượng vốn bất thành
Tại bản án sơ thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1, TAND TPHCM kiến nghị cơ quan CSĐT Bộ Công an làm rõ việc bà Trương Mỹ Lan sử dụng tiền thông qua Công ty VivaLand mua vốn góp của Amaland tại Công ty Sing Việt.
Theo kết quả điều tra, bà Trương Mỹ Lan đã mua 100% vốn của Amaland. Trong đó, 97% do Công ty Regionaland Pte.Ltd (Regionaland) nắm giữ và 3% còn lại của các cổ đông nhỏ lẻ.
Tiếp đó, Amaland đã uỷ quyền cho 3 cá nhân do bà Trương Mỹ Lan chỉ định nắm giữ 100% vốn tại Công ty Sing Việt, tức chủ đầu tư dự án KĐT Sing Việt.
Cụ thể, Trịnh Quang Công nắm giữ 50% vốn góp; Nguyễn Thanh Tùng và Cổ Thị Thanh Liêm, mỗi người nắm giữ 25% vốn góp.
Trong khi vốn góp của Amaland tại Công ty Sing Việt đang có tranh chấp với SVIC, bà Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo luật sư làm thủ tục chuyển nhượng 97% vốn của Amaland từ Regionaland sang cho con gái Chu Duyệt Phấn.
Hồ sơ chuyển nhượng 97% vốn nói trên đã được nộp cho cơ quan chức năng Singapore từ tháng 9/2023. Đến nay, phía Singapore đã từ chối thực hiện thủ tục vì biết thông tin vụ án xảy ra tại Vạn Thịnh Phát đang bị điều tra.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ban hành Uỷ thác tư pháp cho Cơ quan Tổng Chưởng ý Singapore thực hiện tương trợ tư pháp hình sự, xác minh hồ sơ pháp lý, chủ sở hữu tài sản và tình trạng pháp lý hiện nay của các tài sản liên quan đến Amaland, Regionaland, vợ chồng bà Trương Mỹ Lan. Tuy nhiên, đến nay chưa có kết quả.
Hiện cơ quan CSĐT Bộ Công an đã chuyển hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc chuyển nhượng vốn để toà án xem xét, xử lý.
Tuy nhiên, Xiaomi chỉ tập trung vào thiết kế kiểu dáng và các phần mềm sử dụng để vận hành chiếc xe. Việc sản xuất phần cứng và lắp ráp hoàn thiện sẽ do Tập đoàn Công nghiệp Ô tô Bắc Kinh (BAIC) đảm nhiệm với công suất 200.000 xe/năm.
Mẫu xe điện của Xiaomi được bán ra với 3 phiên bản SU7, SU7 Pro và SU7 Max khá giống với cách đặt tên các sản phẩm điện thoại. Trong đó SU7 RWD có động cơ điện gắn ở trục sau, sản sinh công suất 295 mã lực, 2 phiên bản còn lại sẽ dẫn động AWD với 2 động cơ điện tạo ra tổng công suất 663 mã lực.
Ông Lei Jun, CEO Xiaomi cho biết mẫu xe đầu tiên của hãng sẽ tập trung ở phân khúc cao cấp, cạnh tranh với các đối thủ như Tesla hay Porsche. Tham vọng của Xiaomi trong 15-20 năm sẽ lọt vào top 5 nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới.
Huawei ra mắt loạt thương hiệu ô tô mới: Aito, Luxeed, Stelato
Huawei từng là nhà sản xuất điện thoại thông minh số 1 thế giới tại thời điểm năm 2020 trước khi gặp khó khăn bởi lệnh trừng phạt từ Mỹ. Không giống như Xiaomi tạo ra thương hiệu ô tô gắn với thương hiệu của mình, Huawei hợp tác với 4 nhà sản xuất ô tô Trung Quốc phát triển các thương hiệu hoàn toàn mới.
Theo đó, thương hiệu xe ô tô đầu tiên của Huawei là Aito, hợp tác với nhà sản xuất Seres. Mẫu xe thuộc phân khúc SUV với nhiều biến thể động cơ như Plug in hybrid (PHEV - xe xăng lai sạc điện ngoài), EV (thuần điện), EREV (xe điện có động cơ xăng, phạm vi mở rộng).
Kể từ tháng 12/2021 đến nay, Aito đã ra mắt lần lượt các mẫu Aito M5, Aito M7, Aito M9. Aito M5 có giá từ 259.800 - 279.800 nhân dân tệ (tương đương 839 - 903 triệu đồng); M7 giá từ 320.800-379.800 nhân dân tệ (1,1-1,3 tỷ đồng); M9 có giá từ 469.800-529.800 nhân dân tệ (1,6-1,8 tỷ đồng).
Cùng đó, Huawei liên doanh với Chery, nhà sản xuất ô tô lớn thứ 3 tại Trung Quốc ra mắt thương hiệu xe sedan điện hạng sang Luxeed. Mẫu đầu tiên Luxeed S7 ra mắt vào tháng 11/2023, có giá khởi điểm của Luxeed S7 từ 249.800-349.800 nhân dân tệ (857 triệu đến 1,2 tỷ đồng).
Đối tác thứ 3 của nhà sản xuất điện thoại này là BAIC Motor với thương hiệu mới là Stelato. Mẫu xe đầu tiên là Stelato S9 thuộc phân khúc sedan chạy điện thông minh cao cấp, dự kiến sẽ có mặt tại Triển lãm ô tô Bắc Kinh vào tháng 4 tới và ra mắt chính thức vào tháng 6. Đối tác thứ 4 hợp tác cùng Huawei là JAC. Hiện, hai bên đang chuẩn bị ra mắt mẫu xe đầu tiên vào quý IV/2024, dự kiến là phân khúc MPV hạng sang.
Sony hợp tác với Honda làm xe điện Afeela
Nhiều người có thể biết tới Sony như một nhà cung cấp các sản phẩm kỹ thuật số, nổi tiếng trong lĩnh vực điện thoại thông minh, tivi cho đến máy ảnh kỹ thuật số và tới đây có thể sẽ là phương tiện kỹ thuật số khi vào đầu năm 2023, họ đã bắt tay với Honda để sản xuất mẫu xe điện với thương hiệu Afeela.
Nguyên mẫu Afeela được giới thiệu có kiểu dáng và phong cách khác xa so với hai mẫu xe concept Vision-S 01 và Vision-S 02 từng được Sony giới thiệu tại các kỳ triển lãm CES 2020 và 2022. Trước mắt, chiếc xe điện này sẽ được Sony tận dụng để thử nghiệm các công nghệ trí tuệ nhân tạo AI, thực tế ảo VR...
Sony cũng cho biết xe được trang bị hơn 40 cảm biến bao gồm camera, radar, siêu âm và lidar, sẽ được lắp đặt ẩn xung quanh xe, nâng cao khả năng cảm biến chuyển động, nhận dạng và tự động lái.
Liên doanh Sony Honda Mobility định vị mẫu xe này sẽ cạnh tranh với các mẫu xe điện hạng sang như Volvo, Mercedes-Benz, BMW hay Audi. Xe dự kiến nhận đơn hàng vào cuối năm 2025 và giao xe vào đầu năm 2026. Mở màn sẽ là thị trường Bắc Mỹ, sau đó là châu Âu và Nhật Bản.
Apple hủy dự án xe điện sau 10 năm
So với những ông lớn công nghệ kể trên, Apple đã để ý tới thị trường ô tô sớm nhất khi Steve Jobs là người đầu tiên đưa ra ý tưởng sản xuất ô tô mang logo "táo cắn dở" vào năm 2008 và được CEO của Apple là Tim Cook quyết định đầu tư nghiêm túc kể từ năm 2014.
Tuy nhiên, khác với các đối thủ đi sau, Apple muốn tạo ra một chiếc xe điện thông minh với quy trình sản xuất khép kín như cách họ đã làm với các sản phẩm công nghệ. Ở thời điểm đó, Apple dường như đơn độc trong kế hoạch phát triển xe điện thông minh.
Dự án xe điện vấp phải sự hoài nghi về khả năng thành công của những người đứng đầu khi tỷ suất lợi nhuận của ngành ô tô thấp hơn đáng kể so với điện thoại thông minh và tai nghe. Cùng ở thời điểm đó, tại Mỹ, ngoại trừ Tesla, gần như không một "ông lớn" ô tô nào của Mỹ mặn mà với xe điện càng làm cho mục tiêu của Apple trở nên bấp bênh.
Thêm vào đó, mục tiêu của Apple là phải tạo ra một chiếc xe tự hành cấp độ 5 nhưng đội ngũ phát triển dự án đã thừa nhận điều này là bất khả thi nếu ra mắt xe vào năm 2025. Cuối cùng, vào cuối tháng 2 vừa qua, Apple đã chính thức từ bỏ tham vọng xe điện, chấm dứt một thập kỷ ròng rã theo đuổi mục tiêu này. Tổng vốn đầu tư của Apple cho dự án này trong 10 năm qua lên tới 10 tỷ USD và giờ chỉ còn lại là những ý tưởng.
Oppo muốn làm xe điện giá rẻ, cỡ nhỏ
Một ông lớn công nghệ Trung Quốc khác là Oppo cũng không đứng ngoài lệ cuộc chơi xe điện. Năm 2021, nhà sản xuất điện thoại thông minh hiện đứng thứ 4 thế giới này đã hé lộ ý tưởng sẽ tạo ra một mẫu xe điện có kích thước nhỏ gọn và giá cả phải chăng. Theo trang Car News China, người sáng lập và CEO của Oppo đã gặp gỡ nhà cung cấp pin CATL, xúc tiến thành lập một nhóm phát triển công nghệ lái xe tự động, với Andy Wu, Phó chủ tịch kỹ thuật phần mềm của Oppo và Eric Guo, cựu nhà khoa học chính của công ty EV Xiaopeng Motors ( Xpeng) tham gia.
Oppo cũng đã tham dự hội nghị nhà phát triển của SAIC được tổ chức tại Thượng Hải năm 2021 và đã công bố một số bằng sáng chế liên quan đến lái xe tự động và không người lái, bao gồm thiết bị đo khoảng cách, camera và thiết bị định vị ô tô. Nghiên cứu hiện đang được thực hiện tại bộ phận ô tô của Oppo có trụ sở tại Thành Đô.
Tuy nhiên từ đó đến nay, Oppo chưa đưa ra thêm thông tin nào về kế hoạch phát triển ô tô của mình.
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Năm bước cấp cứu đuối nước ở trẻ em:
Bước 1. Gọi trợ giúp: cần nhanh chóng tìm sự trợ giúp của những người xung quanh khi thấy trẻ bị đuối nước bằng cách gọi to, gọi cấp cứu 115.
Bước 2: Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nước bằng mọi cách như dùng phao, gậy, các vật nổi trên nước hoặc bơi xuống.
Bước 3: Đánh giá nhanh tình trạng của trẻ xem có tỉnh không.
Bước 4: Nếu trẻ không tỉnh, hãy mở thông đường thở bằng ngửa đầu nâng cằm. Lưu ý: Không ngửa đầu, nâng cằm nếu nghi có chấn thương cột sống cổ.
- Kiểm tra thở bằng cách nhìn sự di chuyển của lồng ngực, nghe và cảm nhận hơi thở.
- Nếu trẻ không thở: hãy bắt đầu hồi sức tim phổi (CPR) ngay: Thổi ngạt 5 nhịp, tiến hành ép tim 30 nhịp.
Sử dụng một tay đặt vuông góc với lồng ngực (trẻ lớn/người lớn có thể dùng hai tay). Vị trí ép tim: 1/2 dưới xương ức, ấn xuống ngực sâu khoảng 1/3 -1/2 lồng ngực theo đường kính trước sau. Tốc độ ép tim 100 -120 lần/phút.
Những lần tiếp theo tiếp tục thực hiện theo chu kỳ 30 lần ép tim/2 lần thổi ngạt. Tiếp tục ép tim và thổi ngạt liên tục theo chu kỳ này (cả trong quá trình vận chuyển cấp cứu) cho tới khi trẻ tự thở lại được, hồng hào trở lại hoặc nhân viên y tế đến giúp đỡ.
Bước 5: Sau khi nạn nhân tỉnh cần đặt nạn nhân ở tư thế an toàn và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.